Xu Hướng 10/2023 # 2 Cách Nấu Lẩu Bò Viên Đậm Vị Thực Hiện Cực Dễ Dùng Là Ghiền # Top 15 Xem Nhiều | Ysdh.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 2 Cách Nấu Lẩu Bò Viên Đậm Vị Thực Hiện Cực Dễ Dùng Là Ghiền # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 2 Cách Nấu Lẩu Bò Viên Đậm Vị Thực Hiện Cực Dễ Dùng Là Ghiền được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp thì người ta thường lựa chọn các món lẩu vừa dễ ăn lại dễ dàng chế biến. Chính vì vậy ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn 2 cách nấu lẩu bò viên thơm ngon, nóng hổi vừa thổi vừa ăn cực dễ làm. Cùng chuẩn bị nguyên liệu và bắt đầu ngay nào.

1. Cách nấu lẩu bò viên sa tế

Thời tiết se lạnh có một nồi lẩu bò viên sa tế cay cay để cả gia đình vừa ăn vừa nói chuyện thì còn gì bằng. Để làm được món lẩu này bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau.

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu bò viên sa tế

Xương bò: 600g

Bò viên: 400g

Nấm rơm: 300g

Hành tây: 1 củ

Hành lá: 3 nhánh

Hành tím băm: 3 – 4 củ

Tỏi: 3 – 4 củ

Mì trứng

Các loại rau: Mồng tơi, tần ô, cải thảo, cải bẹ xanh,

Gia vị: Sa tế, nước mắm, dầu màu điều, hạt nêm, đường, muối,…

Nguyên liệu chế biến lẩu bò viên sa tế. Ảnh: Internet.

1.2. Cách chế biến lẩu bò viên sa tế Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương bò rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Để khử mùi hôi của xương bò thì bạn có thể nấu một nồi nước và thêm gừng đập dập, chanh và muối rồi cho xương bò vào luộc sơ khoảng 5 – 7 phút. Sau đó bạn vớt ra, rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo nước.

Bò viên bạn dùng dao khứa các đường chữ thập trên một mặt. Lưu ý là không nên khứa sâu quá để tránh làm bò viên nứt không đẹp.

Nấm bỏ đi phần gốc và cắt đi những vết bẩn còn bám trên nấm. Rửa sạch đất và cắt đôi nấm cho vừa ăn. Ngoài ra đậu hũ non bạn chỉ cần cắt miếng là được.

Các loại rau thì nhặt rễ vứt đi, nhặt những lá vàng và hư. Rửa với nước, ngâm nước muối rồi rửa thêm 2 lần cho ráo nước. Sả bóc phần vỏ già đi, rửa sạch, sau đó bạn chia 1 nửa đập dập còn 1 nửa bằm nhuyễn. Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi cắt múi cau. Hành cắt rễ, rửa sạch rồi cắt lấy phần đầu hành.

Sơ chế nguyên liệu. Ảnh: Internet.

Bước 2: Nấu nước dùng

Hầm xương nấu nước dùng. Ảnh: Internet. Bước 3: Nấu lẩu bò viên sa tế

Bước 3: Nấu lẩu bò viên sa tế

Bạn cho một cái nồi lên bếp và cho dầu điều vào, khi dầu điều nóng thì cho sả băm nhuyễn cùng với tỏi, hành tím băm vào phi cho thơm. Sau đó bạn cho 1 thìa cà phê sa tế, 1 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm rồi đảo đều. Tiếp đó bạn cho nước dùng lẩu đã hầm phía trên vào, đun khoảng 15 phút thì bắt đầu cho bò viên và đầu hàng vào. Nêm nếm lại gia vị rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.

Lẩu bò viên sa tế. Ảnh: Internet.

1.3. Thành phẩm đạt được

Lẩu bò viên hấp dẫn. Ảnh: Internet.

2. Cách nấu lẩu bò viên chua cay 2.1. Nguyên liệu chuẩn bị

Xương ống: 600g

Thịt bò: 300g

Bò viên: 300g

Thơm: 1 nửa quả

Củ cải trắng: 2 củ

Sả: 2 nhánh

Rau mồng tơi

Ớt hiểm: 2 quả

Hồi: 2 bông

Quế: 1 thanh nhỏ

Hành tây: 1 củ

Gia vị: Đường phèn, hạt nêm, muối, bột ngọt,…

Nguyên liệu lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.

2.2. Cách chế biến Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò bạn rửa sạch rồi lấy muối hạt chà xát lên các bề mặt của thịt rồi rửa lại cho sạch. Tiếp đó bạn cát lát mỏng vừa ăn. Xương ống chặt khúc vừa ăn sau đó bạn đun nước sôi nước rồi cho xương ống vào cho đến khi sôi vài lần rồi tắt bếp, đổ phần nước đó đi, rửa xương ống lại cho sạch.

Rau mồng tơi bạn nhặt phần lá non, rửa và ngâm nước muối. Sau đó rửa lại một lần nữa rồi để cho ráo nước. Thơm xát muối, rửa sạch. Hành tây bóc bỏ, rửa sạch rồi cắt đôi. Gừng cạo vỏ, rửa sạch thái lát. Sả bóc phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch và đập dập. Ớt thì bạn chỉ cần cắt phần vỏ rồi cắt xéo.

Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu. Ảnh: Internet.

Bước 2: Hầm xương ống

Bạn rang hồi và quế trên lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thơm và hơi chuyển màu vành thì cho ra một chiếc bát. Sau đó bạn áp chảo hành tây, gừng trên chảo một chút cho thơm thì tắt bếp. Sau đó bạn cho xương ống vào một cái nồi đầy nước, tiếp đó cho hồi, quế, hành tây, gừng, thơm, củ cải trắng, sả vào hầm trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi nước dùng đã thơm ngon thì bạn có thể rây qua lọc để làm nước dùng nấu lẩu.

Hầm xương ống. Ảnh: Internet.

Bước 3: Nấu lẩu

Bạn cho nước dùng lẩu vừa rây được vào nồi nấu lẩu. Bạn cho thêm muối, hạt nêm, đường phèn vào đảo đều. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình bạn là được. Tiếp đến bạn cho bò viên vào nấu khoảng 5 – 7 phút thì đã có món lẩu thơm ngon rồi đấy.

Nấu lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.

2.3. Thành phẩm đạt được

Lẩu bò viên chua cay. Ảnh: Internet.

3. Mẹo để có món lẩu bò viên ngon

Ngoài 2 cách nấu lẩu bò viên ngon, đậm vị mà

3.1. Cách chọn bò viên

Đầu tiên mua bò viên bạn có thể lựa chọn siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ đông lạnh.

Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu rõ ràng.

Trên bao bì ghi hạn sử dụng.

Những viên bò viên còn thơm, chuẩn mùi vị của bò viên.

Nếu có mùi lạ, hay nấm mốc thì bạn không nên mua.

Cách chọn bò viên. Ảnh: Internet.

3.2. Cách chọn mua xương ống tươi ngon

Xương ống chọn để nấu nước dùng lẩu thì nên chọn loại có màu đỏ không bị đổi màu thâm đen.

Xương ống nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín.

Không nên chọn loại có mùi lạ.

Cách chọn xương ống tươi. Ảnh: Internet.

3.3. Cách chọn mua thịt bò tươi

Thịt bò nên chọn loại có màu đỏ tươi đan xen gân trắng.

Khi ấn bạn cảm nhận được độ săn của thịt, không bị mềm.

Nếu thịt chuyển màu tái xanh, đỏ sẫn thì không nên mua.

Không mua thịt có mùi hôi tanh, đây là những miếng thịt bị hư rồi đấy.

Cách chọn thịt bò tươi ngon. Ảnh: Internet.

Nguyễn Tiên

Gầu Bò Là Gì? Gầu Bò Làm Món Gì Ngon Mà Dễ Thực Hiện?

I. Gầu bò là gì? Nằm ở đâu của bò?

Gầu bò là phần thịt nằm gần ức bò, kéo dài từ ngực đến dưới cổ con bò. Phần thịt nạc có cả nạc và mỡ nhưng không nhiều mỡ như thịt ba chỉ. Có hai loại gầu là gầu giòn và gầu mềm.

Do đặc tính nằm gần phần ức – cổ – phần cơ được tác động trong quá trình con bò nhai và nuốt thức ăn nên thịt gầu bò sẽ dai và giòn hơn, thơm và không bị ngấy. Miếng gầu nhìn khá giống với miếng thịt nửa nạc nửa mỡ nên nếu không tinh ý sẽ dễ nhầm.

Ảnh: Sưu tầm

II. Phân biệt các loại gầu bò

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại gầu bò khác nhau bao gồm gầu bò nhập khẩu và gầu bò trong nước.

1. Gầu bò Mỹ

Gầu bò Mỹ thường được sơ chế và đóng gói cẩn thận. Quan sát bên ngoài sẽ thấy gầu bò Mỹ có dạng miếng mỏng, được cuộn tròn lại. Gầu bò chính hãng của Mỹ muốn xuất khẩu còn phải có đầy đủ tem nhãn của NSX và dấu kiểm định thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA.

Ảnh: Sưu tầm

2. Gầu bò Úc

Miếng gầu bò Úc sẽ có cả phần nạc và mỡ trắng đan xen. Phần mỡ này có tác dụng giữ nhiệt cho cổ bò nên mỡ trắng, béo và không ngấy. Gầu bò Úc cũng được thái thành lát mỏng và cuộn tròn giống gầu bò Mỹ.

3. Gầu bò ta

Gầu bò ta có sự khác biệt so với 2 loại thịt ở trên khi được chăn nuôi tự nhiên, có một số ít là ở các trang trại lớn. Gầu bò ta vị thịt rắn chắc hơn, cảm giác ăn cũng đậm đà hơn, và đặc biệt là cảm nhận rõ độ giòn. Gầu bò ta sẽ không có nạc mỡ đan xem, mà 2 phần sẽ chia rõ ràng với nhau.

Ảnh: Sưu tầm

III. Gầu bò làm món gì ngon? Các cách chế biến gầu bò 1. Gầu bò nướng

Chuẩn bị nguyên liệu

500 gram gầu bò

2 cây sả

2 – 3 củ hành khô

1 – 2 củ tỏi

5g hạt điều đỏ (hoặc dầu màu điều)

Gia vị khác: đường, bột quế, dầu hào, dầu ăn

Ảnh: Sưu tầm

Cách làm:

Làm hỗn hợp sốt ướp: Sả, hành khô, tỏi băm nhỏ, cho vào bát rồi thêm gia vị, đường và bột quế. Chưng dầu ăn với hạt điều đỏ để thu được phần dầu màu điều. Cho màu điều và dầu hào, khi sôi thì đổ vào bát hành, tỏi, sả băm. Khuấy đều

Bạn có thể thêm bớt một số nguyên liệu như gừng, sa tế, mật ong,.. để tạo nên nhiều hương vị khác nhau cho món gầu bò nướng.

Ướp gầu bò với sốt, trộn đều và để trong tủ lạnh 2 – 3 tiếng (càng lâu càng ngon). Sau đó mang đi nướng là có thể thưởng thức rồi.

2. Gầu bò luộc

Chuẩn bị nguyên liệu

500 gram gầu bò tươi

40ml nước mắm ngon

5 – 6 tép tỏi

3 – 4 nhánh gừng

3 nhánh sả

2 – 3 quả ớt

1 quả chanh

Gia vị: hạt nêm, muối, đường, hạt tiêu

Ảnh: Sưu tầm

Cách luộc gầu bò ngon giòn

Xem hướng dẫn cách luộc gầu bò giòn 

Lưu ý: Gầu bò thái mỏng có thể dùng như 1 loại thịt trong món phở bò hay lẩu bò

Ảnh: Sưu tầm

3. Gầu bò kho

Cách chế biến gầu bò ngon tiếp theo chính là kho. Món ăn là sự kết hợp giữa gầu và gân bò dai giòn sần sật cùng một ít khoai tây, cà rốt và mùi thơm của nấm đông cô. Ăn cùng với bánh mì, cơm hay bún đều đều ngon hết xảy luôn.

Chuẩn bị nguyên liệu

200 gram bắp bò

200 gram gầu bò

150 gram nấm đông cô

2 củ khoai tây

1 củ cà rốt

½ củ hành tây to (1 củ nhỏ)

2 củ tỏi

1 củ hành khô

5 trái ớt

2 cây sả

Gia vị: dầu ăn, dầu điều, hạt nêm, mì chính, đường, tiêu, muối

Ảnh: Sưu tầm

Cách làm

Gần bò và gầu bò xát muối và rửa sạch. Thấm khô nước và thái miếng vừa ăn.

Nấm đông cô ngâm vào nước cho nở mềm, rửa sạch, bỏ chân. Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Hành tây thái múi cau.

½ số sả, hành, tỏi và ớt đem đi nướng sơ qua cho dậy mùi thơm; ½ còn lại thì đem đi băm nhuyễn.

Cho gân và gầu bò vào bát cùng các gia vị sau: 1 gói gia vị bò kho, hành, tỏi, ớt băm nhỏ, 2 muỗng  cafe bột nghệ, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường. Trộn đều và ướp trong 30 phút.

Làm nóng nồi, cho dầu ăn và phi thơm sả, ớt, gừng và tỏi đã nướng. Tiếp theo, cho bò vào xào đến khi săn rồi cho 2 lít nước vào nồi, đun nhỏ lửa trong vòng 60 – 90 phút để gân bò được chín mềm.

Khi gân và gầu bò đã mềm, cho cà rốt, khoai vào đun tiếp đến khi mềm. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Khi gần được thì cho hành tây vào và tắt bếp.

4. Gầu bò xào 4.1 Gầu bò xào dưa chua

Ngoài những món cơm canh thông thường thì một món ăn lai rai cũng sẽ khiến bữa cơm của gia đình thêm phong phú hơn. Vị chua chua của dưa, cái giòn giòn của gầu bò sẽ vô cùng kích thích vị giác.

Chuẩn bị nguyên liệu:

200 – 300 gram gầu bò

½ quả dứa ngọt

1 quả cà chua

70 gram dưa chua (1 bát ăn cơm) chọn phần bẹ nhiều hơn phần lá

1 củ hành khô

1 củ tỏi

1 nhánh gừng

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, mì chính, dầu ăn

Cách làm:

Xem hướng dẫn cách làm: Thịt bò xào dưa chua 

Ảnh: Sưu tầm

4.2 Gầu bò xào cần tỏi tây

Đây là một trong những cách nấu gầu bò ngon và dễ thực hiện, một món ăn đậm đà, ngon cơm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

200 – 300g gầu bò

Tỏi tây

Cần tây

1 củ hành tây vừa

1 củ tỏi

Nước tương, dầu hào, dầu ăn, hạt tiêu, mì chính, đường

Cách làm:

Xem hướng dẫn cách làm: Thịt bò xào cần tây 

Ảnh: Sưu tầm

5. Canh gầu bò bí đao

Gợi ý tiếp theo trong seri thịt gầu bò làm gì ngon đó chính món canh bí đao gầu bò. Ưu điểm của món canh này là rất nhanh chỉ tầm 10 – 15 phút là bạn đã hoàn thành xong. Bí đao mềm

Chuẩn bị nguyên liệu

400 gram bí đao xanh

400 gram gầu bò Mỹ

500 ml nước lọc

1 nhúm hành ngò

1/2 củ hành tây

Gia vị: muối, mì chính, nước mắm

Ảnh: Sưu tầm

Cách làm:

Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, cắt làm 4 và thái thành khúc ngắn khoảng 2cm. Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước rồi chp bí đao vào nấu với lửa lớn.

Gầu bò Mỹ cắt thành khúc ngắn cỡ 2 – 3cm. Hành, ngò rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tây cắt lát mỏng

Khi bí đã mềm như ý thì cho gầu bò vào nồi, nêm với 2-3 muỗng canh nước mắm cho vừa miệng là tắt bếp. Lưu ý nhớ tách miếng gầu bò ra để chín bên trong. Cho hành ngò và hành tây xắt mỏng lên bát canh và thưởng thức.

6. Lẩu gầu bò

Chuẩn bị nguyên liệu:

700 – 800 gram gầu bò

300 gram thịt bắp bò

1 lít nước dừa tươi

1 quả dứa

1 miếng dừa non

Rau cải thảo, nấm kim châm, xà lách, rau mùi

Bánh tráng, bún, quẩy

Nước chấm: mắm nênm, ớt tươi, đường, dứa, gừng, tỏi

Gia vị: hạt nêm, mì chính, hoa hồi, gừng, quế, sả

Ảnh: @hoangdan_masterbar

Cách làm:

Thịt bò thái mỏng. Cải thảo cắt khúc, rau sống rửa sạch. Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch, để ráo.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng mỏng. Dừa non thái lát mỏng. Gừng, tỏi, sả bỏ vỏ, xắt nhỏ.

Luộc thịt bò: phần thịt gầu có thể bó tròn cho đẹp. Luộc lần 1 cho ra hết bọt bẩn. Luộc lần 2 cho nước ngập mặt thịt, thêm hồi, quế, sả, gừng và thìa cafe hạt nêm. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 20 – 30 phút, sau đó tắt bếp ngâm thêm 5 – 7 phút để thịt chín thêm. Vớt ra để nguội. Để thái lát mỏng và đẹp thì bạn nên để thịt vào tủ lạnh.

Làm nước lẩu: Đun sôi lại nồi nước luộc thịt bò lúc nãy, vớt bỏ hết gừng, sả, quế, hồi. Khi nước thật sôi thì cho nước dừa tươi vào. Thêm gia vị, đường, dấm cho vừa miệng. Sau đó cho dừa tươi và dừa thái miếng vào. Vị lẩu phải hơi chua chua sẽ đúng chuẩn.

Làm mắm nêm: Dứa, ớt, tỏi, gừng đem đi bay nhuyễn rồi cho vào nồi, thêm 3 – 4 thìa canh mắm nêm, 1 – 2 thìa đường. Đun sôi, khuấy đều, tắt bếp đổ ra bát để nguội.

8. Gầu bò nấu sốt vang

Chuẩn bị nguyên liệu:

700 gram gầu bò

4 – 5 củ khoai tây

1 củ cà rốt

1 củ hành tây

3 quả cà chua

100ml rượu vang

Hành tây, tỏi, gừng, hoa hồi, quế, rau mùi

Gia vị: hạt nêm, đường, mì chính, hạt tiêu

Cách làm:

Xem hướng dẫn: Cách làm bò sốt vang 

Ảnh: Sưu tầm

9. Bún gầu bò

Chuẩn bị nguyên liệu:

700 gram thịt gầu bò

1.5 kg bún tươi

1 củ hành tây

Sả, hành lá, tỏi

1 gói gia vị nấu bún bò

Gia vị: hạt nêm, mì chính, đường, dầu ăn

Ảnh: Sưu tầm

Cách làm:

Sả bỏ lá già, 4 cây cắt khúc, đập đập, 4 cây băm nhuyễn. Hành ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột vỏ cắt làm tư. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Gàu bò xát với muối và rượu trắng để khử mùi rồi rửa lại bằng nước sạch. Cắt thành miếng mỏng. Ướp gầu bò với 1/2 số sả, tỏi băm, 1 gói gia vị nấu bún bò, 1 muỗng cafe mì chính, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe gia vị, ít hạt tiêu. Trộn đều và để trong ngăn mát trong 1 – 2 tiếng.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm số hành, tỏi, sả băm, sả đập dập. Cho 1/2 lượng thịt bò ướp vào xào với lửa lớn trong 5 phút. Đổ 3 lít nước, cho hành tây, 1/2 gói gia vị bò kho và đun sôi nồi nước. Cho nốt phần thịt bò còn lại vào, nêm lại gia vị, đường, nước mắm cho vừa miệng.

Đăng bởi: Bé Nhân Cute Hột Me

Từ khoá: Gầu bò là gì? Gầu bò làm món gì ngon mà dễ thực hiện?

Công Thức Nấu Phở Bò Ngon, Nước Trong Vị Đậm Đà

Nấu phở bò cũng không quá mất công, chỉ hơi lâu ở phần ninh xương chứ các công đoạn khác thì khá nhanh. Nhưng đãi cả nhà tô phở ngon ngày cuối tuần thì cũng xứng đáng phải không ạ?

Phở bò là món ăn với hương thơm đặc trưng của thịt bò hòa quyện cùng nước dùng thanh ngọt, sợi phở mềm dai cực kỳ hấp dẫn vị giác. Để nấu phở bò ngon cần phải nấu được nước phở chuẩn truyền thống, bánh phở dai.

Nguyên liệu:

Phần xương để ninh

1kg xương bò

500gr xương lợn

5000ml nước để ninh xương

Phần thịt

Nạm, gầu, bắp, thăn…khoảng 1kg.

Gia vị: gừng củ, hành củ tím, hành tây, gốc mùi, thảo quả, hoa hồi, quế, mỡ bò, muối hạt, nước mắm, bột canh…định lượng viết ở phần dưới.

Rau thơm: hành lá, hành tây, rau mùi ta

Bánh phở

Quẩy

Cho gầu, nạm vào nồi nước ninh xương luộc nước phở sẽ rất béo.

Cách làm phần mỡ thơm: phần này phải đun riêng bằng nồi nhỏ khác. Gừng 2 nhánh nhỏ, hành củ tím 4 củ, hành tây 1 củ tất cả nướng thơm bóc vỏ, hoa hồi 3 canh, quế 1 thanh dài khoảng 7-8cm, thảo quả 1 quả nên bỏ vỏ lấy hạt để đỡ bị hắc quá, tiêu sọ 3 hạt tất cả đem rang thơm, rễ rau mùi 6 gốc, vài thìa canh mỡ bò, cho tất cả vào nồi, thêm vào 1 bát con nước đun sôi rồi hạ lửa nhỏ trong khoảng 1h rồi chắt bỏ hết bã lấy phần nước. Một nồi nước phở 5 lít cho vào khoảng 1 thìa canh ăn phở mỡ thơm ( nhớ đun thật nhỏ lửa và để ý không cạn nước, nếu gần cạn mà chưa đủ thời gian 1h thì cho thêm chút nước nữa) phần mỡ thơm này nếu dùng không hết thì cất ngăn mát được 1 tuần để cho lần sau, hoặc cất lên ngăn đá để được cả tháng, khi nào muốn ăn phở bò cho ra nấu. Gia đình nào không thích gia vị: quế, hồi, thảo quả…thì có thể bỏ qua nhưng không được thiếu các thứ khác ở phần này.

Ninh xương được nửa thời gian thì cho thêm ít sá sùng rang thơm (nếu có) và phần mỡ thơm chế biến ở trên vào, sá sùng cho vào nước dùng sẽ rất ngọt nước không có thì chế thêm củ quả, thêm mía hoặc chút đường phèn tuỳ khẩu vị và sở thích mỗi nhà.

Xương ninh đủ thời gian từ 6-8 tiếng muốn ngon thì ninh lâu hơn nữa, vớt ra ngoài, nêm nếm lại nước dùng cho vừa miệng, nếu ăn nước mắm thì cho vào nhưng nồi nước dùng sẽ không để được lâu nên mọi người cân nhắc chỗ này.

Nước dùng ăn không hết, để nguội cho vào túi đựng thực phẩm cất ngăn đá thỉnh thoảng mang ra nấu lại có bát phở để ăn.

Nếu ăn thịt chín như bắp, nạm, gầu thì luộc thịt chín. Thường phần nạm và gầu luộc trong khoảng 40-45 phút là chín, phần bắp thì lâu hơn khoảng hơn 1 tiếng là chín, dùng đũa xiên qua được thì thịt chín không thì sẽ rất dai. Luộc xong thì vớt ra bát nước lạnh, rửa qua lại bằng nước đó rồi vớt thịt ra ngoài cho khô ráo, rồi thái mỏng vừa ăn.

Còn ăn tái thì trần thịt vào nồi nước dùng. Nhà có trẻ con nên mình hay băm qua phần thịt để trần, sau đó thả chút gừng băm lên trên đặt phần thịt băm vào muôi thủng trần chín, người lớn thích tái thì trần tái, không thích thịt băm qua thì thái miếng mỏng để trần.

Trụng phở vào nồi nước khác, nước trụng phải nóng thì bát phở mới nóng hổi.

Phần rau ăn kèm thì chỉ có gốc hành trần, hành lá và rau mùi ta thái nhỏ, gốc hành chẻ và hành tây bào mỏng.

Cho tất cả vào bát to: bánh phở, hành lá, rau mùi ta thái nhỏ, thịt bò, gốc hành trần…chan nước dùng thật nóng ăn kèm tương ớt ăn phở, ớt tươi, vắt chanh và ăn kèm thêm quẩy.

Cách làm quẩy ăn kèm:

Bột mỳ đa dụng: 300gr

Men nở: 3gr

Sữa tươi không đường: 130ml

Nước trắng: 70ml

Muối ăn: 2gr

Dầu ăn: 1 thìa canh

Cách làm

Trộn tất cả các nguyên liệu: bột mỳ, sữa tươi không đường, men nở, nước trắng dầu ăn với nhau, riêng muối trộn vào sau cùng để tránh trộn cùng làm mất tác dụng của men nở.

Trộn đều thành một khối, phủ khăn ủ khoảng 40 phút, sau 40 phút đem ra nhồi lại. Sau đó bọc kín cất ngăn mát tủ lạnh đến hôm sau mang ra làm.

Hôm sau để bột ra ngoài khoảng 20-30 phút, rắc bột xung quanh, nhồi lại thành khối hình trụ.

Chia đôi khối bột, cán thành hình chữ nhật, cắt những miếng bột có chiều dài khoảng 10cm, rộng 1cm.

Dùng cây tăm xiên thịt nhúng vào nước, ấn lên một mặt miếng bột, sau đó trồng miếng bột khác lên trên để tạo sự kết dính (gắn hai miếng bột trồng lên nhau). Tiếp tục que tre ấn một đường lên mặt miếng bột.

Phủ khăn cho bột nghỉ 10p, cho dầu vào 1/2 chảo, dùng tay kéo dài miếng bột thả vào chảo chiên vàng hai mặt, gắp ra đĩa lót giấy thấm dầu.

Đăng bởi: Trần Hoàng

Từ khoá: Công thức nấu phở bò ngon, nước trong vị đậm đà

Hướng Dẫn Cách Làm Ốc Bươu Xào Sả Ớt Cay Cay, Đậm Vị, Cực Dễ Làm

Cách làm ốc bươu xào sả ớt

Nguyên liệu làm ốc bươu xào sả ớt

Ốc bươu: 1 kg

Sả: 3 cây

Ớt, tỏi, gừng, tắc

Gia vị: Nước mắm, muối, bột ngọt, đường, tương cà, dầu ăn

Cách làm ốc bươu xào sả ớt

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Điều đầu tiên bạn nên làm sạch ốc bằng cách ngâm ốc với ớt khoảng 3-4 tiếng rồi sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh, rồi vớt ra để cho ráo.

Sả cắt lát mỏng và một phần đập dập ra rồi cắt khúc nhỏ. Tỏi thì bạn đập dập và băm nhỏ.

Gừng cắt ra thành 2 phần, một phần cắt lát thành sợi, còn nửa củ còn lại để làm nước mắm gừng. Ớt xắt lát mỏng.

Bước 2 Xào ốc

Đầu tiên bạn bấc nồi lên và đun sôi 1 muỗng canh dầu, sau đó cho gừng, sả, tỏi đã qua sơ chế vào nồi và phi thơm với lửa nhỏ.

Tiếp theo, tắt bếp và cho vào 1 muỗng canh tương cà, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Rồi bật bếp trở lại và nêm nếm cho vừa ăn.

Sau đó, dùng đũa đảo đều hỗn hợp rồi cho ốc vào. Rồi cho thêm1 chén nước vào nồi, tiếp theo cho phần ớt đã cắt lát mỏng và sả đã được cắt khúc nhỏ vào. Sau đó, đun sôi trên bếp khoảng 10 phút cho đến khi thấy mài ốc rớt ra thì tiếp tục đun khoảng 5 phút cho ốc chín thật kỹ thì tắt bếp.

Bước 3 Làm nước mắm gừng ăn với ốc bươu xào sả ớt

Đầu tiên, cắt vài lát gừng thành sợi nhỏ rồi cho vào chén, tiếp theo cho vào 2 trái ớt, 2 tép tỏi và 1 muỗng cà phê đường vào rồi dùng chày giã nhuyễn. Sau đó, cho vào 1 ít nước tắc rồi trộn đều hỗn hợp lên và cho nước mắm vào vậy là xong.

Bước 4 Thành phẩm

Ốc bươu được xào chín tới, thịt ốc thì dai giòn, ngọt thanh tự nhiên và thấm vị cùng mùi hương thoang thoảng của các nguyên liệu khác như sả, ớt, gừng,… giúp cho món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn, rất đậm đà. Đặc biệt chấm ốc với nước mắm gừng cay cay hòa vị chua nhẹ của tắc sẽ là sự kết hợp hoàn hảo

Cách làm ốc bươu tách vỏ xào sả ớt

Nguyên liệu làm ốc bươu tách vỏ xào sả ớt

300g ốc bươu

Gia vị: bột nghệ, đường, muối, bột ngọt, dầu hào, nước mắm, hạt nêm.

Cách làm ốc bươu tách vỏ xào sả ớt

Bước 1 Sơ chế ốc bươu

Ốc bươu sau khi mua về bạn ngâm ốc trong nước vo gạo, thêm 1 ít ớt và ngâm trong 2-3 tiếng.

Sau khi ngâm xong, ốc sẽ nhả nhớt và chất bẩn. Tiếp bạn bạn lấy ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch lần nữa cho sạch nhớt và mùi hôi.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệu còn lại

Hành tím và tỏi bạn bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Sả bạn cắt bỏ gốc, bóc lớp vỏ bên ngoài rồi cắt nhỏ.

Bước 3  Làm ốc bươu tách vỏ xào sả ớt

Bạn bắt chảo lên bếp rồi thêm dầu ăn vào, đợi sôi thì thêm tỏi, sả, hành tím vào xào đến khi dậy mùi. Kế đến thêm 1 ít bột nghệ để tạo màu vàng cho món ăn.

Bạn tiếp tục thêm ốc bươu đã sơ chế vào, đảo đều tay đến khi ốc săn lại.

Advertisement

1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm đảo đến khi ốc thấm vị.

Bước 4 Thành phẩm

Ốc bươu tách vỏ xào sả ớt thơm lừng khắp gian bếp. Khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận được ốc bươu thấm vị, dai dai, ăn cực thích. Ăn món này vào ngày mưa thì còn gì bằng phải không nào. Còn chần chờ gì nữa mà không làm ngay thôi!

Xem clip Tiktok cách làm ốc bươu tách vỏ xào sả ớt:

Menu Lẩu Nấm Ashima Nguyễn Trãi Hương Vị Đậm Đà, Đốn Tim Thực Khách

Nội dung chính

1. Giới thiệu lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi

Địa chỉ: 331A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM

Giờ mở cửa: 10:00 – 21:30

Liên hệ: 028 730 07407

Cùng với kinh nghiệm lâu đời trong lĩnh vực lẩu nấm và chế biến các món ăn ngon từ loại thực vật được mệnh danh là “Nữ hoàng trong các loài thực vật”, nhà hàng Ashima Nguyễn Trãi thuộc hệ thống lẩu nấm Ashima chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng dù là những thực khách khó tính nhất cũng phải hết lời khen ngợi.

Ảnh: @maryderoux

Chuỗi nhà hàng Lẩu nấm Ashima là chuỗi nhà hàng thuộc tập đoàn Golden Gate Group và được xem là chuỗi nhà hàng Fine-dinning tại Việt Nam. Sở hữu bí quyết nấu những món lẩu nấm chuyên biệt và độc đáo bật nhất hiện nay, thương hiệu này ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm đến thưởng thức.

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

Cái tên Ashima được lấy ý nghĩa từ tên của một cô gái trong truyền thuyết cổ về Rừng đá Thạch Lâm. Rừng đá Thạch Lâm nằm trên một vùng cao nguyên cao trên 1.800m, từ lâu được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất kỳ quan. Đây cũng chính là nơi mà ông Đào Thế Vinh, cha đẻ của lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi đã có cơ duyên biết đến món lẩu Nấm. Kể từ đó ông Vinh đã làm nên thương hiệu của Ashima.

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

2. Hướng dẫn di chuyển tới Ashima 331A Nguyễn Trãi

Vì nhà hàng nằm ở gần khu trung tâm của thành phố, nơi được xem là một trong những khu vực đắt địa nhất của chúng tôi nên đường di chuyển đến đây cũng rất thuận lợi.

Đối với xe buýt: Số 19, 14, 44, 45, 56…

Đối với xe máy: Tùy khu vực bạn làm việc và sinh sống mà đường di chuyển cũng khác. Tuy nhiên chúng mình gợi ý cho bạn các con đường di chuyển ít tắt đường và kẹt xe nhất như đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Tôn Thất Tùng, Hàm Nghi…

3. Lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi quận 1 có gì hấp dẫn?

Nếu có dịp tới nhà hàng lẩu nấm Nguyễn Trãi này, bạn sẽ nhận thấy nhiều điểm hấp dẫn, thú vị:

3.1 Vị trí thuận lợi, trung tâm

Nằm trên con đường Nguyễn Trãi tấp nập, lẩu nấm Ashima gây ấn tượng với không gian bao chiếu bên ngoài là ánh đèn vàng ấm áp và tấm biển hiệu nổi bật hình ảnh cô sơn nữ xứ Shangrila xinh đẹp, chung tình.

Du khách tìm đến Ashima Nguyễn Trãi không chỉ để thưởng thức món lẩu từ Nấm thơm ngon mà còn muốn có một không gian thưởng thức các món ăn thật an yên giữa phồn hoa phố thị nhộn nhịp.

3.2 Tác dụng tuyệt vời của các loại lẩu nấm

Trong Đông y nói riêng và nền y học nói chung đã chứng minh các món ăn từ nấm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp như tu nhan, dưỡng thần, bảo vệ nhan sắc nên từ lâu nấm đã được mệnh danh là “Nữ hoàng trong các loài thực vật”.

Ảnh: @maryderoux

Nhà hàng lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi dựa trên những công dụng của từng loại nấm để lập nên một thực đơn vừa ngon miệng, lại vừa bổ dưỡng.

3.3 Nguồn nguyên liệu đa dạng, xuất xứ rõ ràng

Một điểm cộng lớn cho nhà hàng lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi là bạn sẽ được lựa chọn trong thực đơn gồm 20 loại nấm quý, thay đổi tùy theo từng mùa nấm sinh sôi. Có thể kể đến như nấm mầm thông, nấm lươn vàng, nấm bạch linh, nấm trâm trắng, nấm trâm vàng, nấm kê tùng, nấm vuốt hổ đen… và nhiều loại nấm khác.

Ảnh: @ansapsaigon

Lẩu nấm Ashima luôn coi trọng chất lượng của các nguyên liệu làm nên món lẩu thơm ngon này nên nhiều loại nấm đã được nhà hàng Ashima Nguyễn Trãi cất công nhập về từ Shangrila, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

Công đoạn chọn lọc và chế biến nấm của nhà hàng cũng rất công phu và tỉ mỉ. Tùy theo từng loại món ăn mà sẽ có nhứng cách chế biến nấm theo một công thức riêng biệt. Đối với các món canh hay súp thì nhà hàng thường sử dụng các loại nấm như nấm mầm thông, nấm trâm trắng, nấm trâm vàng… còn đối với các món lẩu hay món nướng thì có nấm bạch linh, nấm vuốt hổ đen, nấm kê tùng…

4. Không gian nhà hàng lẩu nấm Nguyễn Trãi tiện nghi, ấm cúng theo phong cách Á Đông

Tại Ashima quận 1, bạn sẽ được cảm nhận một không gian sang trọng, thiết kế theo phong cách Á Đông hiện đại, sang trọng và vô cùng thoải mái.

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

Không gian yên tĩnh với những ánh đèn vàng ấm áp dịu dàng lan tỏa và hàng đèn lồng màu trắng với dòng chữ Matsutake (tạm dịch là nấm Tùng Nhung) đung đưa trước gió. Nấm Tùng Nhung là một loại nấm rất quý và hiếm, sống trong các cánh rừng thông đỏ.

Ảnh: @mchau.__

Bên trong nhà hàng lẩu nấm được thiết kế vô cùng thanh nhã, và luôn chìm đắm trong tiếng nhạc du dương quyện với ánh sáng dịu dàng tỏa ra từ những chiếc đèn cỡ lớn màu nâu, trang trí họa tiết hoa lá tinh tế treo khắp trần nhà.

5. Thái độ phục vụ miễn chê tại nhà hàng Ashima Nguyễn Trãi

Khi gọi món, nhân viên của nhà hàng sẽ giải thích cho thực khách từng loại nấm có hương vị như thế nào, công dụng ra sao và sẽ thích hợp khi bạn dùng chúng cùng với những món ăn gì có trong thực đơn của nhà hàng.

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

Ngoài ra bạn sẽ được nhân viên của nhà hàng chăm sóc chu đáo từ khi bạn đặt bàn ăn. Các khu vực riêng tư hay khu vực bàn ngồi chung thì đều được nhân viên nhà hàng chăm chút tỉ mỉ.

Ảnh: @lehatruc

6. Menu lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

Các món ăn được chế biến đặc trưng nhất của quán có thể kể đến, bao gồm: canh nấm bổ dưỡng, gà tre rặt, nấm gan bò vàng, nấm gan bò mỹ vị, bắp bò Úc, bò Taro, paste bò, tôm sú xông hơi nướng, ức vịt hảo hạng nướng sốt BBQ, Sườn cừu nướng sốt bào ngư…

Ảnh: Ashima Mushroom Hotpot

7. Review lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi của khách hàng đã thưởng thức

Những buổi chiều Sài Gòn lộng gió, sét kèo cùng bạn thân hoặc cùng gia đình đến đây thưởng thức bữa tiệc lẩu ngon quận 1 với đủ các loại nấm hoành tráng thì còn gì bằng.

Ảnh: Sưu tầm

Với dịch vụ chất lượng, món ăn ngon và không gian thưởng thức thoải mái thì còn điều gì tuyệt vời hơn khi cùng người thân và bạn bè trải nghiệm một nơi đáng nhớ như thế này nhỉ. Còn chần chờ gì nữa mà không tới ngay nhà hàng lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi, thưởng thức các món lẩu nấm hảo hạng đến từ thương hiệu lẩu nấm số 1 Việt Nam ngay thôi!

Thử ngay những nhà hàng lẩu ngon không thể bỏ qua:

Cuối tuần ghé ngay nhà hàng Lẩu Nấm Gia Khánh Hàm Nghi ngon mê ly

Review nhà hàng Lẩu Nấm Gia Khánh Nguyễn Văn Lộc thơm ngon nóng hổi

Đăng bởi: Thái Tấn Phước

Từ khoá: Menu lẩu nấm Ashima Nguyễn Trãi hương vị đậm đà, đốn tim thực khách

Chia Sẻ Cách Làm Cá Chẽm Hấp Hành Gừng Ngon Chuẩn Vị, Dễ Thực Hiện

Cá chẽm là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Hôm nay, chúng tôi chia sẻ cách làm món cá chẽm hấp gừng thơm ngon, lạ miệng.

1 con cá chẽm ( 1kg)

3 – 4 tai nấm mèo

10g hành lá

15g gừng

10g ngò rí

1 củ hành tây

2 củ tỏi

1 quả chanh, ít rượu trắng

Gia vị: Hạt nêm, muối, đường, bột ngọt, tiêu, dầu hào, nước tương, dầu mè, dầu ăn..

Bước 1 Sơ chế cá chẽm

Đầu tiên, bạn mang nấm mèo đi ngâm trong 30 phút cho nở đều, rồi đem cá chẽm làm sạch vảy, dùng chanh và muối chà xát lên người cá để khử mùi tanh, mổ bụng bỏ nội tạng, rửa sạch lại với nước lạnh và để ráo nước.

Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Sau đó, bạn bóc vỏ hành tây, bổ đôi và lấy một nửa củ hành cắt thành từng múi cau. Còn hành lá, bạn phân ra phần gốc và phần lá, phần lá hành bạn cắt thành từng khúc, ngò rí cắt khúc tương tự.

Gừng gọt sạch vỏ, cắt lát, thái sợi. Tỏi đập dập rồi bạn cũng băm nhuyễn, nấm mèo sau khi ngâm và rửa sạch cũng thái thành sợi.

Bước 3 Ướp cá

Bạn chuẩn bị 1 cái chén để trộn gia vị ướp cá, cho vào chén 1 muỗng cafe hạt nêm, ½ muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, ⅓ muỗng cafe bột ngọt, ½ muỗng cafe tiêu và trộn đều lên.

Tiếp theo, bạn dùng hỗn hợp gia vị thoa đều từ trong ra ngoài, ướp cá trong 30 phút.

Bước 4 Xào sơ hỗn hợp nguyên liệu hấp chung

Bắc 1 cái chảo lên bếp, bạn cho vào ½ muỗng canh dầu ăn và thêm tỏi băm nhuyễn vào phi thơm vàng. Tiếp tục, bạn cho vào ⅓ muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh dầu hào và tắt bếp tránh bị cháy.

Bạn cho tiếp hành tây, nấm mèo, gốc hành lá vào chảo và đảo đều nhân lúc chảo còn nóng, thêm tiếp 1 muỗng cafe dầu mè . Bật lại bếp lên, bạn xào sơ hỗn hợp để thấm gia vị đến khi tất cả nguyên liệu hơi tái đi một chút thì tắt bếp.

Bước 5 Hấp cá chẽm hành gừng

Chuẩn bị một nồi nước và nấu sôi lên, đặt xửng hấp lên và cho dĩa cá chẽm vào để hấp. Hấp khoảng 20 phút thì bạn mở nắp ra, cho hết phần hành lá, ngò và ớt cắt lát vào và đậy nắp, tiếp tục hấp cá thêm 5 phút thì tắt bếp, dọn ra thưởng thức được.

Advertisement

Món cá chẽm hấp hành gừng ngon lành, hấp dẫn, thơm phức. Nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thịt của cá chẽm cùng hương vị nồng nàn của các gia vị, nhân xào trong bụng cá làm món hấp thêm phần ngon miệng. Món này cuốn với bánh tráng là hết sẩy luôn.

Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Nấu Lẩu Bò Viên Đậm Vị Thực Hiện Cực Dễ Dùng Là Ghiền trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!