Bạn đang xem bài viết Cách Bún Thang Hà Thành Chuẩn Vị, Nước Dùng Ngọt Thanh Trong Veo được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tô bún thang ngon ở phần nước, nước dùng ngọt thanh và phải trong.
Bún thang được mênh danh là món ăn cầu kì và tinh tế của người dân Hà Thành. Nó là sự pha trộn của rất nhiều hương liệu khác nhau, tạo nên sự khác biệt độc đáo về màu sắc và hương vị so với món bún của các vùng miền khác.
Với cách nấu bún thang thơm ngon, chuẩn vị, bạn có thể chiêu đãi các thành viên trong gia đình những tô bún thơm ngon, bổ dưỡng tự tay làm ngay tại nhà.
Nguyên liệu:
Xương gà: 500gr ninh lấy nước dùng.
Gà ta ngon: 1 con tầm 1,5kg đổ lại.
Củ cải khô
Mình không có đầu tôm khô và vỏ tôm he nên dùng tôm nõn khô để cho vào nồi nước dùng cho ngọt nước.
Trứng gà: 3 quả
Giò lụa: 2 lạng
Nấm hương: vài cái
Ruốc tôm
Hành củ khô, gừng củ… để khi luộc gà hoặc ninh nước xương gà thì nướng lên cho vào, nước dùng sẽ rất thơm.
Rau thơm: rau răm, hành lá.
Các loại gia vị: tinh dầu cà cuống nếu có, bột canh, bột nêm, mắm tôm…
Bún
Cách làm
Bỏ qua cách luộc gà vì gần như ai cũng biết luộc rồi. Khi luộc gà nên có hành củ và gừng nước thơm thả vào luộc cùng để có phần nước dùng thơm ngon.
Phần nước dùng sẽ gồm có: nước luộc gà, nước ninh xương gà, đầu hoặc vỏ tôm he (mình không có hai thứ đó nên thay bằng tôm nõn khô khoảng 15gr, rang thơm lên thả vào nồi nước dùng, hoặc cho vào cái túi vải nhỏ thả vào sau không cần lọc lại nước dùng nữa). Mọi người nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình.
Củ cải ngâm nước khoảng 20 cho nở, rửa vài lần nước cho thật sạch bụi bẩn, đem trần qua nước sôi, ai không thích trần thì để nguyên. Sau đó đem trộn với chút đường, giấm, nước mắm, chút gừng giã nhỏ cho ngấm gia vị.
Cách làm ruốc tôm: tôm khô mình dùng khoảng 30gr ngâm nở, rửa sạch. Phi thơm hành củ, cho tôm vào xào săn, nêm nếm chút gia vị. Đem tôm đi xay thành ruốc bông hoặc đem giã tay. Rửa chảo thật sạch, đợi chảo nóng hạ lửa mức thấp nhất cho ruốc vào sao qua. Để lửa to ruốc sẽ bị cháy.
Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt phần chân nấm, thả vào nồi nước dùng đang sôi để khoảng 2-3 phút cho nấm chín rồi vớt nấm cùng chút nước dùng ra bát to để riêng, không nên để nấm trong nồi nước dùng dễ bị màu nâu (Nấm có thể để cả cái hoặc thái nhỏ tuỳ ý).
Trứng gà đánh tan, xịt dầu ăn vào chảo chống dính, dùng giấy thấm dầu lau qua chảo, cả phần thành chảo. Đổ trứng vừa phải vào láng thật mỏng, để lửa thấp, trứng chín cho ra đĩa. Trứng nguội cuộn tròn lại thái sợi thật nhỏ.
Giò lụa thái sợi nhỏ.
Gà nguội thì xé sợi nhỏ.
Rau thơm, hành lá rửa sạch thái nhỏ.
Các nguyên liệu đã được sơ chế xong. Đun sôi lại nồi nước dùng cho sùng sục.
Bún trần qua, xếp ra bát, thêm giò thái sợi nhỏ, trứng tráng, thịt gà xé nhỏ, miếng nấm hương, chút củ cải, rau thơm, không thể thiếu được chút ruốc tôm và mắm tôm. Chan nước dùng thật nóng vào bát. Nếu có tinh dầu cà cuống thì bát bún thang sẽ tròn vị hơn.
Nguồn: Tô Hưng Giang
Đăng bởi: Trương Ngọc Lợi
Từ khoá: Cách bún thang Hà Thành chuẩn vị, nước dùng ngọt thanh trong veo
Bí Quyết Để Nồi Nước Dùng Ngọt, Trong, Không Bị Đục
Nước dùng từ xương ngon ngọt, nấu canh, nấu soup hay bún phở đều không thể thiếu. Để có nồi nước dùng trong vắt vừa ngon miệng vừa đẹp mắt thì bạn cần có bí quyết chế biến. Bởi nếu bạn chỉ đơn thuần đặt nồi xương lên bếp và nấu thì nước dùng rất dễ bị đục và hôi.
1. Sơ chế xương trước khi ninh
Nên chọn xương tươi và ngon. Trước khi ninh xương thì nên chần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn.
2. Ninh nhỏ lửa
Hãy rửa xương thật sạch, chần qua nước sôi trước khi cho vào nồi ninh. Trong quá trình ninh, vớt bọt và để lửa liu riu, xương sẽ nhừ từ từ và tiết ra chất ngọt. Không nên nêm bằng hạt nêm, hạt nêm sẽ làm cho nước dùng đục, bạn hãy thay hạt nêm bằng muối để nước trong hơn.
3. Thêm các loại củ vào khi ninh
Hãy sử dụng hành tây, củ cải trắng, cà rốt thay vì đường khi ninh nước dùng. Các chất ngọt có trong rau củ sẽ làm nồi nước dùng của bạn ngọt một cách tự nhiên. Chú ý, với củ dền, khi nấu soup sẽ rất ngọt, nhưng với nước dùng thông thường ăn bún phở, củ dền sẽ làm cho nước dùng của bạn có màu đỏ.
4. Không đậy vung
Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Sau đó tiếp tục đun với lửa nhỏ đến khi nào xương mềm
5. Thời gian ninh
Ninh xương quá lâu cũng làm cho nước dùng bị đục và có độ chua, đối với tùy loại xương sẽ có thời gian khác nhau như:
Khi ninh xương gà hay heo thì không nên ninh quá 6 giờ.
Khi ninh xương bò cũng không nên ninh quá 10 giờ.
Với hải sản thì không nên ninh quá 45 phút.
6. Lưu ý khi nấu nước dùng từ xương bò
Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
Khi ninh xương bò (nhất là khi nấu nước lèo của món phở), xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Đun lửa lớn cho đến khi sôi lên thì giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt… Làm liên tục như vậy cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt.
Cách xử lý nước dùng khi bị đục
Một là: Lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.
Hai là: Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Ba là: Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
Bốn là: Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Năm là: Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
Đăng bởi: Hương Nguyễn Thị Lan
Từ khoá: Bí quyết để nồi nước dùng ngọt, trong, không bị đục
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nấu Bún Bò Huế Chuẩn Vị
Bắt tay ngay vào bếp làm ngay món bún bò Huế chuẩn vị ngay tại nhà mà không phải ra ngoài hàng thôi nào. Chắc chắn cả gia đình bạn ai cũng sẽ “ngây ngất” với món ăn này thôi. Cùng bắt tay vào làm món bún bò Huế cho cả gia đình thôi nào!
Bún bò Huế Nguyên liệu nấu món bún bò Huế500g bắp bò.
300g gân bò.
2 cái móng giò heo.
Huyết heo (nếu có).
1kg bò xương ống hoặc xương giá.
3 muỗng canh mắm ruốc Huế.
6 cây sả.(2 cây sả băm nhuyễn).
5 lát gừng nhỏ.
1/2 quả dứa (khóm).
5 củ hành khô tím.
2 củ hành tây.
Hành lá,rau thơm,giá,hoa chuối,rau muống chẻ….
Chả Huế hoặc chả lụa.
Chanh,ớt quả,ớt sa tế.
Cách làm bún bò HuếBước 1:
Gừng,sả rửa sạch đập dập.
Bước 2:
Đun nước sôi trụng sơ xương và bắp bò,gân bò,móng heo rồi bỏ ra rửa lại cho sạch.
Móng heo chặt miếng vừa ăn.
Pha 3 thìa ăn cơm mắm ruốc Huế với ½ bát nước,khuấy cho tan đều.
Bước 3:
Ướp tất cả móng giò,gân,bắp bò với 1 thìa ăn cơm đường,1mcf muối, ½ mcf bột ngọt,1 thìa ăn cơm mắm ruốc đã pha loãng),1/2 hành tím và sả băm nhuyễn.
Bước 4:
Lót 2 cây sả và ½ lượng gừng xuống đáy nồi bỏ móng giò heo vào luộc khi sôi hạ lửa thỉnh thoảng vớt bỏ bọt.
Móng giò heo nhanh chín canh thời gian và vớt ra thau nước lạnh ( làm như vậy móng giò heo trắng và thịt không bị nhũn,nát).
Lại lót 2 cây sả và 1/2 gừng còn lại xuống đáy cho thịt bắp bò,gân bò vào cho nước sâm sấp mặt thịt luộc tới chín,vớt gân thả vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
Nếu thích gân mềm hơn thì cho vào phần nước dùng nấu chung tới mềm thì vớt ra thả vào chậu nước lạnh.
Lưu ý:
Luộc bắp bò,gân bò và móng heo riêng cùng vì bắp bò,gân bò dai hơn móng heo nên thời gian luộc lâu hơn và luộc ít thịt thì sẽ nhanh chín và nước trong hơn.
Khi sôi hạ lừa nhỏ sau khoảng 30 phút lấy đũa xâm thử móng giò heo mềm thì vớt ra trước bỏ vào chậu nước lạnh,sau khoảng 60 phút thì vớt bắp bò.Gân bò lâu mềm hầm 1 tiếng 30 phút vớt ra bỏ vào chậu nước lạnh.
Trong thời gian luộc thỉnh thoảng mở nắp vung vớt bỏ bọt).
Bước 5:
Nấu nước dùng:
Phần nước hầm thịt bắp bò,gân bò,xương và nước hầm móng heo đổ chung vào một nồi nước ninh xương,thêm nước lạnh cho vừa 4 lít nước.
Bỏ khóm vào nồi nước dùng cùng phần gừng sả,1 củ hành tây,4 củ hành khô tím,đã có sẵn khi hầm xương,bắp bò,móng giò,gân.
Đun sôi nêm gia vị:
2 mcf muối,1 thìa ăn cơm đường phèn,2 mcf bột ngọt,chén mắm ruốc Huế đã pha loãng.Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị gia đình.
(Mắm ruốc đổ ra bát pha nước vào để qua đêm cho lắng xuống,khi nào nấu thì lọc lấy nước bỏ cặn).
Để nước dùng thơm và có màu đẹp:
Bắc chảo đun nóng già bỏ 2mcf dầu ăn phi thơm hành tím cho thơm sau cho 2mcf màu điều,ớt sa tế vào chưng màu.
Tắt bếp.
Chế phần dầu điều,ớt sa tế đã chưng vào nồi nước dùng.
Bước 6:
Thái nhỏ hành lá,hành tây thái lát mỏng.
Thịt bắp bò thái lát mỏng.
Trụng bún qua nước sôi,xếp thịt bắp bò,gân bò,chả Huế (chả lụa),móng heo,huyết heo,hành tây,hành lá,chan nước dùng.
Dọn ra ăn kèm rau muống chẻ,bắp chuối bào,giá,rau thơm,chanh ớt… và thưởng thức.
Bún bò Huế theo khẩu vị người Sài Gòn Nguyên liệu chuẩn bị– 500gr bắp bò
– 1 cái giò heo
– Gân bò: 2 dây
– Da heo: 2 miếng
– Huyết lợn: 2 miếng
– 3 muỗng mắm ruốc huế
– Sả, gừng, tỏi, hành tím, hành lá
– 1 củ hành tây, 2 lát khóm (thơm)
– Bún gạo loại cọng to
– Rau sống các loại: giá, rau răm, rau thơm, rau húng lũi, rau muống, bắp chuối bào…
– Chả huế: 300gr
– Gia vị: Muối, hạt nêm,bột ngọt, đường, nước mắm, sa tế, dấm gạo, dầu ăn.
Chi tiết các bước nấu bún bò HuếBước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Bắp bò rửa sạch rồi cuộn tròn lại, dùng sợi chỉ hoặc sợi dây nilon buộc cố định, mình mua loại lõi bò nên cũng k cần cuốn nè.
– Giò heo bạn cũng làm sạch. Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 chút muối và cho giò heo vào luộc đến khi da heo trong thì vớt ra để ráo.
– Rau sống nhặt bỏ lá úa, ngắt rễ, rửa sạch nhiều lần với nước, cẩn thận hơn có thể ngâm trong nước muối khoảng 15p để thật sạch bụi bẩn.
– Tỏi, hành tím, sả lột vỏ, 1 phần băm nhuyễn, 1 phần đập dập. Ớt bỏ hạt, cắt miếng nhỏ để trong chén, để sẵn 3 muỗng nước mắm.
– Hành lá bạn bỏ phần lá úa, cắt lần phần đầu trắng. Gừng bạn cạo vỏ, đập dập.
– Huyết: Huyết tươi mua về đem luộc trong nồi nước có pha 1 thìa muối và 1 chút đường. Huyết rất nhanh chín, khi huyết chuyển thành màu nâu, dùng tăm chọc thử không thấy dịch chảy ra thì có nghĩa huyết chín, bạn vớt ra, ngâm ngay trong nước lạnh cho huyết được giòn và cắt miếng vừa ăn.
– Da heo bạn lạng sạch mỡ, nhổ lông, rửa sạch với muối, rượu, chanh/dấm, cuộn tròn rùi cột chỉ thật chặt, bỏ vào nước sôi luộc chín rồi rửa với nước sạch và ngâm nước đá cho giòn.
– Mắm ruốc bạn mua loại mắm ruốc của Huế cho ngon, 3 muỗng canh mắm ruốc pha cùng ½ chén nước đun sôi để nguội.
Bước 2: Tiến hành ướp thịt và hầm thịt
– Công đoạn ướp rất quan trọng đến hương vị của món ăn. Ướp tất cả các thịt theo công thức sau: 2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, hành + tỏi + sả băm mỗi loại 2 muỗng rồi trộn lên cho đều và để ít nhất 30p cho thịt ngấm.
– Chọn một chiếc nồi to bắc lên bếp, đập dập sả và gừng cho vào nồi nước, tiếp đó bạn cho giò heo vào luộc. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và vớt bớt bọt để phần thịt được trắng. Nước sôi khoảng 3-5p, bạn vớt giò heo ra và để ngay trong thau nước lạnh để thịt không bị thâm và săn chắc hơn.
Bước 3: Thực hiện nấu nước dùng và hoàn thành
– Để nước lèo có màu đẹp, bạn sử dụng màu điều để tạo màu đỏ cam đẹp mắt đặc trưng của bún bò. Chảo bắc lên bếp, thêm 2 muỗng dầu ăn, chờ dầu sôi phi thơm sả, tỏi, hành tím rồi thêm vào 2-3 muỗng canh dầu điều, đảo nhanh tay rồi cho hỗn hợp vào nồi nước lèo đang sôi.
– Bún gạo lấy lượng vừa phải, trụng sơ qua nước nóng rồi mới cho vào bát. Tiếp đó, bạn xếp các loại thịt, gân bò, giò heo, chả giò soa cho thật gọn gàng và cuối cùng là chan nước lèo lên trên. Bún bò phải ăn kèm rau sống và sa tế mới đúng điệu nha.
Hướng dẫn làm sa tế ăn bún bòNguyên liệu bao gồm:
– Ớt tươi (ớt sừng hoặc ớt chỉ thiên): 1 lạng
– Tỏi: 1 củ
– Hành tím: 5 củ
– Sả tươi: 5 nhánh
– Gia vị khác: Đường, muối, dầu ăn
Cách làm:
– Trước tiên, bạn làm nóng chảo, thêm 2 muỗng dầu ăn.
– Dầu sôi, bạn cho tỏi, hành tím cùng sả đã băm nhuyễn vào phi thơm.
– Tiếp đó, nêm vào hỗn hợp 1 thìa nhỏ muối, 2 thìa đường rồi tiếp tục đảo đều tay.
– Ớt băm nhuyễn và cho vào chảo xào cùng. Đảo đều tay đến khi hỗn hợp sánh keo lại thì tắt bếp, để nguội có thể dùng được ngay.
Đăng bởi: Hoàng Bách
Từ khoá: Hướng dẫn chi tiết cách nấu bún bò Huế chuẩn vị
Cách Nấu Bún Cá Ngừ Quy Nhơn Chuẩn Vị Từ Người Bản Xứ
Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn có gì khác so với cách nấu các vùng khác? Theo tìm hiểu của chúng mình thì có khá nhiều điều khác biệt từ nguyên liệu cho đến các bước nấu nước lèo, nêm nếm gia vị. Ví dụ, người Quy Nhơn xưa thì dùng xương cá để hầm giúp nước lèo ngọt thanh mà trong vắt, hay họ dùng thêm nghệ để bún nhìn bắt mắt hơn. Bài viết sau đây ban biên tập sẽ giới thiệu chi tiết cách nấu bún cá ngừ ngon của người dân Quy Nhơn, mời bạn đọc theo dõi chi tiết!
1. Bún cá ngừ Quy Nhơn có gì khác biệt?Không chỉ ở Quy Nhơn (Bình Định) mà nhiều tỉnh miền Trung từ Huế cho đến Khánh Hòa đều có món bún cá ngừ. Thế nhưng khi so sánh chúng ta dễ dàng thấy cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn có nhiều điểm khác biệt, và hương vị cũng độc đáo hơn. Thậm chí có người còn cho rằng, cũng loại cá ngừ đó, nấu với trái cà chua, miếng thơm, nêm chút hành ngò, rắc chút tiêu sọ thế mà ăn ở Quy Nhơn vẫn rất khác biệt. Vì sao như thế? Theo tìm hiểu của chúng mình người dân vùng biển Quy Nhơn có một số mẹo nấu món ăn này như sau:
Nước lèo được ninh từ xương cá ngừ: Người dân ở Quy Nhơn, đặc biệt là những hộ dân sống ven biển, họ thường tận dụng phần xương cá ngừ để ninh nước lèo. Vì thế, mỗi tô bún nấu theo cách này có vị ngọt đậm hơn.
Để nước bún thơm ngon không bị tanh, người dân ở đây luôn cẩn thận nướng sả và gừng cho thơm rồi mới bỏ vô nồi nước lèo. Một số vùng có dùng thêm nghệ để nước dùng bắt mắt hơn.
Cá ngừ trước khi nấu thì rửa thật sạch và trụng qua một lần nước sôi. Đặc biệt là họ ăn tới đâu bỏ tới đó để thịt cá luôn ngọt mềm, ăn nóng hổi và không ngán.
Tô bún cá ngừ Quy Nhơn luôn đậm vị. Ảnh: Facebook Thành phố Quy Nhơn
2. Hướng dẫn cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn chuẩn vị nhấtNgày nay, tại các thành phố lớn có rất nhiều quán bún cá ngừ mang biển hiệu Quy Nhơn. Nhưng để kiếm được một quán ăn nấu đúng chuẩn như người Quy Nhơn xưa quả thực rất khó. Kể cả khi bạn du lịch tới thành phố Quy Nhơn (Bình Định) cũng khó lòng tìm được quán ngon như ý. Lúc này, thay vì tìm kiếm một địa chỉ bạn hãy bước vào căn bếp nhà mình và tái hiện lại hương vị món bún cá ngừ xa xưa của người dân Quy Nhơn. Công thức nấu chi tiết như sau.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị và cách sơ chếNguyên liệu cần có:
Cá ngừ: 500 gram
Cà chua: 2 quả
Thơm: 1/4 quả
Nghệ tươi: 1 củ
Hành tím: 4 củ
Gừng: 1 củ
Sả cây: 4 cây
Hành lá, ngò rí: 1 nắm nhỏ
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, dầu điều, đường, muối, hạt nêm, tiêu xay
Cách sơ chế:
Cá ngừ làm sạch với nước muối, rửa lại và thái khúc cỡ đốt ngón tay.
Cà chua làm sạch và thái múi cau.
Thơm rửa sạch, bỏ ròng bên trong và thái múi cau.
Hành lá, ngò rí làm sạch, thái nhỏ.
Sả làm sạch, cắt khúc, đập hơi dập. Để vài khúc sả nguyên đem nướng sơ.
Hành tím bỏ vỏ, đập dập.
Nghệ gọt bỏ vỏ, đập dập rồi cắt nhỏ.
Gừng rửa sạch, nướng sơ.
Các nguyên liệu được sơ chế trước khi nấu. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.2. Ướp và chiên cá ngừ
Cá ngừ làm sạch ở trên đem ướp với 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, nửa muỗng cà phê tiêu xay, một vài lát ớt cắt nhỏ, nghệ cắt nhỏ, 1 muỗng canh nước mắm rồi trộn đều cho cá thấm gia vị 20 phút.
Bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào chảo 3 muỗng dầu ăn và đun sôi. Sau đó cho cá ngừ đã ướp vào chiên với lửa nhỏ. Chiên đến khi 2 mặt cá chín và hơi sém vàng thì vớt ra để ráo bớt dầu ăn.
Cá ngừ nến ướp và chiên sơ trước khi nấu bún. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.3. Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn ngon
Cho vào nồi khác 2 muỗng dầu ăn. Đợi dầu ăn sôi thì cho hành tím băm, sả đập dập, nghệ vào rồi phi thơm.
Tiếp theo bạn cho cà chua, thơm cùng một muỗng cà phê dầu điều vào rồi đảo đều khoảng 5 phút trên lửa vừa để các nguyên liệu này chín mềm.
Cho 1.5 lít nước sôi vào nồi trên cùng gừng và sả đã nướng sơ. Nấu trên lửa lớn cho nước sôi thì cho cá ngừ đã chiên ở trên vào.
Nêm nếm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường. Tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa trên lửa vừa rồi tắt bếp.
Các bước nấu bún cá ngừ Quy Nhơn tại nhà. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.4. Hoàn thành và thưởng thức
Bún tươi đem trụng sơ rồi cho vào tô. Múc cá ngừ, thơm, cà chua lên trên bún. Rắc thêm hành lá, ngò rí và tiêu xay rồi múc nước dùng đang sôi vào.
Thưởng thức món bún cá ngừ với rau sống và chén mắm ớt.
Món bún cá ngừ Quy Nhơn sẽ có nước dùng ngọt thanh, thịt cá mềm, ngọt.
Tô bún cá ngừ Quy Nhơn thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
Đức Lộc
Đăng bởi: Bằng Nguyễn Khắc
Từ khoá: Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn chuẩn vị từ người bản xứ
Mách Bạn 2 Cách Làm Thịt Lợn Xào Chua Ngọt Thơm Ngon, Chuẩn Vị
Cách làm thịt lợn xào chua ngọt truyền thống
Thịt lợn xào (rang) chua ngọt là món ăn cực lạ miệng và rất hao cơm trong mọi bữa cơm. Để thoả mãn khẩu vị của người thân trong gia đình hay là của chính bản thân bạn thì hãy làm ngay theo các bước sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệuKhâu đầu tiên để có thể làm ra món thịt lợn rang chua ngọt chuẩn vị là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và đảm bảo được chất lượng của những nguyên liệu đó. Các nguyên liệu cho món ăn này bao gồm:
– Thịt lợn (ưu tiên thịt ba chỉ): 300g
– Hành tím: 5 củ
– Chanh, tỏi, ớt
– Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, tương ớt, tiêu, giấm, tương ớt, tương cà, dầu ăn,…
Hình ảnh nguyên liệu làm món thịt lợn xào (rang) chua ngọt
Lưu ý: Hãy chọn mua những nguyên liệu tại các cơ sở uy tín như siêu thị, cửa hàng,… để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho món ăn của bạn.
Các bước làmCách làm thịt heo xào chua ngọt sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn tuân thủ đúng các bước trong quy trình sau đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sử dụng phần thịt heo mà bạn đã chuẩn bị, đem rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối loãng từ 5 – 10 phút để loạt bỏ hết các vi khuẩn bám bên ngoài. Tiếp đó đem thịt đã được rửa sạch thái thành các miếng nhỏ vừa ăn rồi trộn đều tay với hỗn hợp gồm: 1 thìa cà phê hạt nêm + nửa thìa cà phê tiêu. Ướp thịt trong vòng 15 phút để thịt có thể ngấm đều các gia vị.
Tỏi, hành tím lột vỏ rồi băm nhuyễn.
Ớt rửa sạch sau đó bạn có thể bỏ đi phần hạt ớt nếu ko ăn được cay trước khi đem đi băm nhuyễn.
Chanh cắt đôi, bỏ đi phần hạt rồi vắt lấy nước cốt vào trong bát.
Thực hiện xong các thao tác trên là bạn đã hoàn thành bước đầu tiên sơ chế nguyên liệu làm thịt lợn xào chua ngọt Việt Nam rồi.
Bước 2: Làm sốt chua ngọt
Hình ảnh nước sốt xào thịt chua ngọt
Cho các nguyên liệu, gia vị vào bát bao gồm: 3 thìa cà phê nước mắm + 3 thìa cà phê giấm + 1.5 thìa tương ớt + 1.5 thìa tương cà + tỏi, ớt, hành tím băm nhỏ + 2 thìa cà phê đường + nước cốt chanh sau đó khuấy đều đến khi đường tan hết. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh công thức này dựa trên khẩu vị của gia đình mình để có được một món ăn thơm ngon nhất.
Bước 3: Chiên (rán) thịt heo
Sử dụng số thịt heo đã được sơ chế lúc đầu đem đi trộn đều với khoảng 2 thìa bột bắp. Điều này sẽ giúp những miếng thịt của bạn vàng giòn hơn.
Cho chảo lên bếp, đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào và đợi đến khi dầu sôi lên thì cho thịt heo vào chiên. Sau khoảng 15 phút, khi thịt của bạn đã chuyển sang màu cánh gián ở các mặt thì có thể vớt ra để cho ráo dầu rồi tắt bếp.
Bước 4: Xào thịt heo cùng nước sốt chua ngọt
Chắt bớt (bỏ bớt) dầu trong chảo vừa chiên thịt ra, giữ lại 1 lượng ít. Cho chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi cho tỏi băm nhuyễn vào.
Hình ảnh thịt lợn xào cùng nước sốt chua ngọt
Khi tỏi đã tỏa ra mùi thơm thì bạn có thể đổ phần nước sốt đã pha sẵn vào. Đợi đến khi hỗn hợp trong chảo sôi lên thì bạn cho phần thịt đã được chiên vào đảo đều trong khoảng 5 – 10 phút cho đến khi phần sốt sệt lại thì tắt bếp và cho ra đĩa.
Chỉ với 4 bước đơn giản là bạn đã hoàn thành món thịt lợn rang chua ngọt thơm ngon, hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.
Thành phẩmSau khi hoàn thành các bước trên, bạn đã có được món thịt lợn xào chua ngọt với những miếng thịt giòn rụm ngấm đều sốt. Món ăn này là sự kết hợp của tất cả hương vị từ chua, cay, mặn, ngọt vô cùng vừa miệng.
Hình ảnh món ăn thịt heo xào chua ngọt hấp dẫn
Với món ăn này, bạn có thể thưởng thức kèm một bát cơm nóng và một bát canh ngon thì bữa cơm sẽ trở nên vô cùng hoàn hảo.
Cách làm thịt heo xào ớt chua ngọt chuẩn vị Hàn QuốcThịt heo xào chua ngọt ớt chuông là món ăn được lấy cảm hứng từ xứ sở kim chi, sau đó được người dân Việt Nam đem về thay đổi một chút công thức để phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt và tạo nên một món đặc biệt hấp dẫn.
Chuẩn bị nguyên liệuHình ảnh các nguyên liệu để làm thịt heo xào chua ngọt
Cũng giống như cách làm thịt lợn xào chua ngọt truyền thống thì với món ăn này, bước đầu tiên cũng phải là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bao gồm:
500gr thịt lợn
3 quả ớt chuông
2 quả cà chua
3 củ hành tím
1 củ tỏi
Các gia vị: bột năng, giấm, tương ớt, tương cà, dầu ăn, dầu hào, nước mắm, muối, đường, tiêu.
Các nguyên liệu cần đảm được về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để các món ăn làm ra được thơm ngon nhất.
Các bước làm thịt heo xào chua ngọtCách làm thịt lợn xào chua ngọt đơn giản, nhanh gọn nhất mà vẫn có được hương vị thơm ngon chuẩn Hàn là thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt lợn sau khi được mua về đem đi rửa sạch với nước muối loãng để có thể loại bỏ hết các bụi, bẩn bên ngoài. Tiếp đó đem cắt thành các miếng vừa ăn để ráo nước rồi trộn đều chúng với khoảng 3 thìa bột năng + 1 thìa cà phê muối. Đẻ khoảng 5 phút cho thịt có thể thấm đều gia vị.
Ớt chuông: đem đi rửa sạch cùng nước muối loãng sau đó cắt bỏ cuống và phần ruột ớt. Cắt ớt thành các miếng vuông vừa ăn khoảng 1 – 1.5 cm.
Cà chua: bỏ cuống rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Hành tím, tỏi bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.
Thực hiện xong các thao tác trên là bạn đã sơ chế xong nguyên liệu và có thể bắt đầu xào thịt.
Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt
Hình ảnh nước sốt xào với thịt lợn chua ngọt
Nước sốt là phần quan trọng nhất quyết định hương vị của cả món ăn này. Vì vậy bạn hãy pha đúng theo tỷ lệ để có được món ăn thơm ngon nhất. Công thức bao gồm: 2 thìa cà phê tương cà + 4 thìa cà phê tương ớt + 2 thìa cà phê dầu hào + 3 thìa cà phê dấm + 1 thìa cà phê đường. Cho hết các gia vị vào một bát rồi khuấy đều cho chúng hoà quyện hết cùng nhau. Ngoài ra bạn có thể gia giảm theo khẩu vị của bản thân, gia đình mình.
Bước 3: Chiên (rang) thịt vàng đều
Cho chảo lên bếp sau đó cho khoảng 200 – 300ml dầu ăn vào. Đợi khoảng 5 phút cho dầu sôi lên thì cho hết phần thịt heo đã được tẩm ướp trước đó vào chiên lên.
Hình ảnh rang vàng thịt lợn để xào chua ngọt
Trong quá trình chiên hãy giữ lửa ở mức độ vừa phải tránh để quá to sẽ làm cháy thịt. Sau khoảng 15 phút khi thịt đã vàng giòn cả 2 mặt thì bạn có thể tắt bếp vớt thịt ra cho ráo dầu.
Bước 4: Xào thịt lợn chua ngọt
Bỏ bớt phần dầu thừa trong chảo sau khi chiên thịt ra chỉ giữ lại khoảng 2 – 3 thìa cà phê dầu trên bếp. Cho hành tím, tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, tiếp tục bỏ phần cà chua đã cắt sẵn vào đảo đến khi cà chua mềm thì vớt ra trước.
Hình ảnh thịt lợn xào ớt chuông chua ngọt
Đổ phần nước sốt bạn đã pha vào chảo, đun cho đến khi phần nước sốt sôi lên thì cho ớt chuông vào đảo đều. 2 phút sau đó bạn tiếp tục cho phần thịt đã được chiên sẵn vào đảo cùng.
Trộn đều các nguyên liệu trong chao để nước sốt có thể thấm kĩ vào từng loại đồ ăn. Bỏ phần cà chua bạn đã bỏ ra trước đó vào. Đảo nóng trên chảo khoảng 1 phút thì có thể tắt bếp và cho ra đĩa hoàn thành món ăn.
Thưởng thức thành phẩmSau khi thực hiện các bước trên, bạn đã có được một món ăn thơm ngon đặc biệt. Với thịt lợn xào ớt chuông chua ngọt theo hương vị Hàn Quốc, các miếng thịt bên ngoài giòn rụm bên trong mọng nước kết hợp cùng ớt chuông cay nhẹ và cà chua mang đến món ăn vô cùng hấp dẫn.
Hình ảnh thịt lợn xào ớt chuông chua ngọt
Đăng bởi: Nguyễn Hoàg Minhh
Từ khoá: Mách bạn 2 cách làm thịt lợn xào chua ngọt thơm ngon, chuẩn vị
Top +8 Cửa Hàng Ô Mai Ở Hà Nội Ngon Chuẩn Vị Hà Thành
Ô mai là món ăn vặt mà từ người già đến người trẻ đều yêu thích. Ô mai được chế biến từ các loại quả và chế biến cầu kỳ với các gia vị, hương liệu khác nhau để tạo nên những nét đặc trưng riêng.
Vì xuất phát từ một vị thuốc nên ăn ô mai còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh, ngậm một vài viên ô mai sẽ giúp giảm đau do viêm họng, mất tiếng hay khản tiếng. Ô mai giúp giữ ấm cổ họng và giúp cho cổ họng dễ chịu hơn.
Top 8 cửa hàng ô mai ngon nhất tại Hà Nội 1. Ô Mai Thanh HươngÔ mai Thanh Hương là một trong những cửa hàng ô mai nổi tiếng tại Hà Nội. Tại đây có rất nhiều loại ô mai khác nhau và giá cả cũng vô cùng phải chăng. Mỗi loại ô mai được sản xuất theo một quy trình riêng biệt và có nét đặc trưng riêng, để lại ấn tượng cho du khách dù là mới thưởng thức lần đầu.
Đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 118 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giá dao động: 10.000đ – 100.000đ
Giờ mở cửa: 07:30 – 21:00
2. Ô Mai Phương MaiĐây là một trong những cửa hàng ô mai nổi tiếng nhất nhì tại Hà Nội mà các tín đồ sành ăn không thể bỏ qua. Tuy nằm trong hẻm nhỏ nhưng cửa hàng lại rất đông khách.
Ô mai ở đây được đánh giá cao cả về mẫu mã và chất lượng. Vì vậy đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa để bạn dành tặng người thân, bạn bè.
Món đặc biệt nhất của quán là sấu bao tử, quả sấu to, màu vàng đẹp và không có hạt, vị sấu thơm, giòn và có sự hài hòa giữa vị chua và vị ngọt nên ăn rất cuốn.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Ngõ 110 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giá dao động: 25.000đ – 100.000đ
Giờ mở cửa: 08:00 – 18:00
3. Cửa hàng ô mai Gia ThịnhThông tin liên hệ:
Địa chỉ: 13 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá dao động: 25.000đ – 200.000đ
Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00
4. Cửa hàng ô mai Vạn Lợi
Địa chỉ: 24 Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá dao động: 20.000đ – 200.000đ
Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00
5. Bánh Mứt Gia Truyền Gia LợiThông tin liên hệ:
Địa chỉ: 8 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá dao động: 50.000đ – 200.000đ
Giờ mở cửa: 09:00 – 21:30
6. Cửa hàng ô mai Tiến ThịnhỞ Hà Nội có một địa chỉ bán ô mai mà bạn không nên bỏ qua đó là ô mai Tiến Thịnh. Ô mai ở đây rất đa dạng và nổi tiếng nhất đó là ô mai mơ gừng, mơ chua, mơ cay hay mơ mặn… Hương vị ô mai chua chua ngọt ngọt rất vừa miệng. Một điểm cộng nữa đó là giá cả rất hợp lý và có phần rẻ hơn so với các cửa hàng khác. Vì vậy bạn còn ngại ngần gì mà không thử những loại ô mai ngon nhất ở đây?
Thông tin cửa hàng:
Địa chỉ: 21 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá dao động: 25.000đ – 150.000đ
Giờ mở cửa: 08:30 – 22:00
7. Ô mai Hồng LamỞ Hà Nội chắc chắn bạn đã từng nghe đến thương hiệu ô mai Hồng Lam. Đây là thương hiệu có mặt trong rất nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Tuy mức giá có cao hơn so với các nơi khác nhưng chất lượng ô mai thì ngon không thể cưỡng lại được.
Quy trình sản xuất ô mai khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng gói rất cẩn thận chính là những ưu điểm của sản phẩm. Đây là món quà không thể thiếu của rất nhiều người dân Hà Thành, đặc biệt là khi Tết đến xuân về.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 11 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá dao động: 350.000đ – 500.000đ
8. Ô Mai Xào Thủy KhếÔ mai xào Thủy Khế đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các tín đồ ô mai tại Hà Nội. Bạn sẽ không tìm được ở dâu có hương vị đặc trưng và lạ như tại Thủy Khế. Từ ô mai quất xào, mơ xào đường, ô mai sấu… đều rất đậm đà và vẫn giữ được hương vị của hoa quả.
Địa chỉ: 10 Hàng Cót, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bún Thang Hà Thành Chuẩn Vị, Nước Dùng Ngọt Thanh Trong Veo trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!