Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Bún Cá Ngừ Quy Nhơn Chuẩn Vị Từ Người Bản Xứ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn có gì khác so với cách nấu các vùng khác? Theo tìm hiểu của chúng mình thì có khá nhiều điều khác biệt từ nguyên liệu cho đến các bước nấu nước lèo, nêm nếm gia vị. Ví dụ, người Quy Nhơn xưa thì dùng xương cá để hầm giúp nước lèo ngọt thanh mà trong vắt, hay họ dùng thêm nghệ để bún nhìn bắt mắt hơn. Bài viết sau đây ban biên tập sẽ giới thiệu chi tiết cách nấu bún cá ngừ ngon của người dân Quy Nhơn, mời bạn đọc theo dõi chi tiết!
1. Bún cá ngừ Quy Nhơn có gì khác biệt?Không chỉ ở Quy Nhơn (Bình Định) mà nhiều tỉnh miền Trung từ Huế cho đến Khánh Hòa đều có món bún cá ngừ. Thế nhưng khi so sánh chúng ta dễ dàng thấy cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn có nhiều điểm khác biệt, và hương vị cũng độc đáo hơn. Thậm chí có người còn cho rằng, cũng loại cá ngừ đó, nấu với trái cà chua, miếng thơm, nêm chút hành ngò, rắc chút tiêu sọ thế mà ăn ở Quy Nhơn vẫn rất khác biệt. Vì sao như thế? Theo tìm hiểu của chúng mình người dân vùng biển Quy Nhơn có một số mẹo nấu món ăn này như sau:
Nước lèo được ninh từ xương cá ngừ: Người dân ở Quy Nhơn, đặc biệt là những hộ dân sống ven biển, họ thường tận dụng phần xương cá ngừ để ninh nước lèo. Vì thế, mỗi tô bún nấu theo cách này có vị ngọt đậm hơn.
Để nước bún thơm ngon không bị tanh, người dân ở đây luôn cẩn thận nướng sả và gừng cho thơm rồi mới bỏ vô nồi nước lèo. Một số vùng có dùng thêm nghệ để nước dùng bắt mắt hơn.
Cá ngừ trước khi nấu thì rửa thật sạch và trụng qua một lần nước sôi. Đặc biệt là họ ăn tới đâu bỏ tới đó để thịt cá luôn ngọt mềm, ăn nóng hổi và không ngán.
Tô bún cá ngừ Quy Nhơn luôn đậm vị. Ảnh: Facebook Thành phố Quy Nhơn
2. Hướng dẫn cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn chuẩn vị nhấtNgày nay, tại các thành phố lớn có rất nhiều quán bún cá ngừ mang biển hiệu Quy Nhơn. Nhưng để kiếm được một quán ăn nấu đúng chuẩn như người Quy Nhơn xưa quả thực rất khó. Kể cả khi bạn du lịch tới thành phố Quy Nhơn (Bình Định) cũng khó lòng tìm được quán ngon như ý. Lúc này, thay vì tìm kiếm một địa chỉ bạn hãy bước vào căn bếp nhà mình và tái hiện lại hương vị món bún cá ngừ xa xưa của người dân Quy Nhơn. Công thức nấu chi tiết như sau.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị và cách sơ chếNguyên liệu cần có:
Cá ngừ: 500 gram
Cà chua: 2 quả
Thơm: 1/4 quả
Nghệ tươi: 1 củ
Hành tím: 4 củ
Gừng: 1 củ
Sả cây: 4 cây
Hành lá, ngò rí: 1 nắm nhỏ
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, dầu điều, đường, muối, hạt nêm, tiêu xay
Cách sơ chế:
Cá ngừ làm sạch với nước muối, rửa lại và thái khúc cỡ đốt ngón tay.
Cà chua làm sạch và thái múi cau.
Thơm rửa sạch, bỏ ròng bên trong và thái múi cau.
Hành lá, ngò rí làm sạch, thái nhỏ.
Sả làm sạch, cắt khúc, đập hơi dập. Để vài khúc sả nguyên đem nướng sơ.
Hành tím bỏ vỏ, đập dập.
Nghệ gọt bỏ vỏ, đập dập rồi cắt nhỏ.
Gừng rửa sạch, nướng sơ.
Các nguyên liệu được sơ chế trước khi nấu. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.2. Ướp và chiên cá ngừ
Cá ngừ làm sạch ở trên đem ướp với 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, nửa muỗng cà phê tiêu xay, một vài lát ớt cắt nhỏ, nghệ cắt nhỏ, 1 muỗng canh nước mắm rồi trộn đều cho cá thấm gia vị 20 phút.
Bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào chảo 3 muỗng dầu ăn và đun sôi. Sau đó cho cá ngừ đã ướp vào chiên với lửa nhỏ. Chiên đến khi 2 mặt cá chín và hơi sém vàng thì vớt ra để ráo bớt dầu ăn.
Cá ngừ nến ướp và chiên sơ trước khi nấu bún. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.3. Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn ngon
Cho vào nồi khác 2 muỗng dầu ăn. Đợi dầu ăn sôi thì cho hành tím băm, sả đập dập, nghệ vào rồi phi thơm.
Tiếp theo bạn cho cà chua, thơm cùng một muỗng cà phê dầu điều vào rồi đảo đều khoảng 5 phút trên lửa vừa để các nguyên liệu này chín mềm.
Cho 1.5 lít nước sôi vào nồi trên cùng gừng và sả đã nướng sơ. Nấu trên lửa lớn cho nước sôi thì cho cá ngừ đã chiên ở trên vào.
Nêm nếm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường. Tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa trên lửa vừa rồi tắt bếp.
Các bước nấu bún cá ngừ Quy Nhơn tại nhà. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
2.4. Hoàn thành và thưởng thức
Bún tươi đem trụng sơ rồi cho vào tô. Múc cá ngừ, thơm, cà chua lên trên bún. Rắc thêm hành lá, ngò rí và tiêu xay rồi múc nước dùng đang sôi vào.
Thưởng thức món bún cá ngừ với rau sống và chén mắm ớt.
Món bún cá ngừ Quy Nhơn sẽ có nước dùng ngọt thanh, thịt cá mềm, ngọt.
Tô bún cá ngừ Quy Nhơn thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Youtube Bếp nhà gạo
Đức Lộc
Đăng bởi: Bằng Nguyễn Khắc
Từ khoá: Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn chuẩn vị từ người bản xứ
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nấu Bún Bò Huế Chuẩn Vị
Bắt tay ngay vào bếp làm ngay món bún bò Huế chuẩn vị ngay tại nhà mà không phải ra ngoài hàng thôi nào. Chắc chắn cả gia đình bạn ai cũng sẽ “ngây ngất” với món ăn này thôi. Cùng bắt tay vào làm món bún bò Huế cho cả gia đình thôi nào!
Bún bò Huế Nguyên liệu nấu món bún bò Huế500g bắp bò.
300g gân bò.
2 cái móng giò heo.
Huyết heo (nếu có).
1kg bò xương ống hoặc xương giá.
3 muỗng canh mắm ruốc Huế.
6 cây sả.(2 cây sả băm nhuyễn).
5 lát gừng nhỏ.
1/2 quả dứa (khóm).
5 củ hành khô tím.
2 củ hành tây.
Hành lá,rau thơm,giá,hoa chuối,rau muống chẻ….
Chả Huế hoặc chả lụa.
Chanh,ớt quả,ớt sa tế.
Cách làm bún bò HuếBước 1:
Gừng,sả rửa sạch đập dập.
Bước 2:
Đun nước sôi trụng sơ xương và bắp bò,gân bò,móng heo rồi bỏ ra rửa lại cho sạch.
Móng heo chặt miếng vừa ăn.
Pha 3 thìa ăn cơm mắm ruốc Huế với ½ bát nước,khuấy cho tan đều.
Bước 3:
Ướp tất cả móng giò,gân,bắp bò với 1 thìa ăn cơm đường,1mcf muối, ½ mcf bột ngọt,1 thìa ăn cơm mắm ruốc đã pha loãng),1/2 hành tím và sả băm nhuyễn.
Bước 4:
Lót 2 cây sả và ½ lượng gừng xuống đáy nồi bỏ móng giò heo vào luộc khi sôi hạ lửa thỉnh thoảng vớt bỏ bọt.
Móng giò heo nhanh chín canh thời gian và vớt ra thau nước lạnh ( làm như vậy móng giò heo trắng và thịt không bị nhũn,nát).
Lại lót 2 cây sả và 1/2 gừng còn lại xuống đáy cho thịt bắp bò,gân bò vào cho nước sâm sấp mặt thịt luộc tới chín,vớt gân thả vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
Nếu thích gân mềm hơn thì cho vào phần nước dùng nấu chung tới mềm thì vớt ra thả vào chậu nước lạnh.
Lưu ý:
Luộc bắp bò,gân bò và móng heo riêng cùng vì bắp bò,gân bò dai hơn móng heo nên thời gian luộc lâu hơn và luộc ít thịt thì sẽ nhanh chín và nước trong hơn.
Khi sôi hạ lừa nhỏ sau khoảng 30 phút lấy đũa xâm thử móng giò heo mềm thì vớt ra trước bỏ vào chậu nước lạnh,sau khoảng 60 phút thì vớt bắp bò.Gân bò lâu mềm hầm 1 tiếng 30 phút vớt ra bỏ vào chậu nước lạnh.
Trong thời gian luộc thỉnh thoảng mở nắp vung vớt bỏ bọt).
Bước 5:
Nấu nước dùng:
Phần nước hầm thịt bắp bò,gân bò,xương và nước hầm móng heo đổ chung vào một nồi nước ninh xương,thêm nước lạnh cho vừa 4 lít nước.
Bỏ khóm vào nồi nước dùng cùng phần gừng sả,1 củ hành tây,4 củ hành khô tím,đã có sẵn khi hầm xương,bắp bò,móng giò,gân.
Đun sôi nêm gia vị:
2 mcf muối,1 thìa ăn cơm đường phèn,2 mcf bột ngọt,chén mắm ruốc Huế đã pha loãng.Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị gia đình.
(Mắm ruốc đổ ra bát pha nước vào để qua đêm cho lắng xuống,khi nào nấu thì lọc lấy nước bỏ cặn).
Để nước dùng thơm và có màu đẹp:
Bắc chảo đun nóng già bỏ 2mcf dầu ăn phi thơm hành tím cho thơm sau cho 2mcf màu điều,ớt sa tế vào chưng màu.
Tắt bếp.
Chế phần dầu điều,ớt sa tế đã chưng vào nồi nước dùng.
Bước 6:
Thái nhỏ hành lá,hành tây thái lát mỏng.
Thịt bắp bò thái lát mỏng.
Trụng bún qua nước sôi,xếp thịt bắp bò,gân bò,chả Huế (chả lụa),móng heo,huyết heo,hành tây,hành lá,chan nước dùng.
Dọn ra ăn kèm rau muống chẻ,bắp chuối bào,giá,rau thơm,chanh ớt… và thưởng thức.
Bún bò Huế theo khẩu vị người Sài Gòn Nguyên liệu chuẩn bị– 500gr bắp bò
– 1 cái giò heo
– Gân bò: 2 dây
– Da heo: 2 miếng
– Huyết lợn: 2 miếng
– 3 muỗng mắm ruốc huế
– Sả, gừng, tỏi, hành tím, hành lá
– 1 củ hành tây, 2 lát khóm (thơm)
– Bún gạo loại cọng to
– Rau sống các loại: giá, rau răm, rau thơm, rau húng lũi, rau muống, bắp chuối bào…
– Chả huế: 300gr
– Gia vị: Muối, hạt nêm,bột ngọt, đường, nước mắm, sa tế, dấm gạo, dầu ăn.
Chi tiết các bước nấu bún bò HuếBước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Bắp bò rửa sạch rồi cuộn tròn lại, dùng sợi chỉ hoặc sợi dây nilon buộc cố định, mình mua loại lõi bò nên cũng k cần cuốn nè.
– Giò heo bạn cũng làm sạch. Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 chút muối và cho giò heo vào luộc đến khi da heo trong thì vớt ra để ráo.
– Rau sống nhặt bỏ lá úa, ngắt rễ, rửa sạch nhiều lần với nước, cẩn thận hơn có thể ngâm trong nước muối khoảng 15p để thật sạch bụi bẩn.
– Tỏi, hành tím, sả lột vỏ, 1 phần băm nhuyễn, 1 phần đập dập. Ớt bỏ hạt, cắt miếng nhỏ để trong chén, để sẵn 3 muỗng nước mắm.
– Hành lá bạn bỏ phần lá úa, cắt lần phần đầu trắng. Gừng bạn cạo vỏ, đập dập.
– Huyết: Huyết tươi mua về đem luộc trong nồi nước có pha 1 thìa muối và 1 chút đường. Huyết rất nhanh chín, khi huyết chuyển thành màu nâu, dùng tăm chọc thử không thấy dịch chảy ra thì có nghĩa huyết chín, bạn vớt ra, ngâm ngay trong nước lạnh cho huyết được giòn và cắt miếng vừa ăn.
– Da heo bạn lạng sạch mỡ, nhổ lông, rửa sạch với muối, rượu, chanh/dấm, cuộn tròn rùi cột chỉ thật chặt, bỏ vào nước sôi luộc chín rồi rửa với nước sạch và ngâm nước đá cho giòn.
– Mắm ruốc bạn mua loại mắm ruốc của Huế cho ngon, 3 muỗng canh mắm ruốc pha cùng ½ chén nước đun sôi để nguội.
Bước 2: Tiến hành ướp thịt và hầm thịt
– Công đoạn ướp rất quan trọng đến hương vị của món ăn. Ướp tất cả các thịt theo công thức sau: 2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, hành + tỏi + sả băm mỗi loại 2 muỗng rồi trộn lên cho đều và để ít nhất 30p cho thịt ngấm.
– Chọn một chiếc nồi to bắc lên bếp, đập dập sả và gừng cho vào nồi nước, tiếp đó bạn cho giò heo vào luộc. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và vớt bớt bọt để phần thịt được trắng. Nước sôi khoảng 3-5p, bạn vớt giò heo ra và để ngay trong thau nước lạnh để thịt không bị thâm và săn chắc hơn.
Bước 3: Thực hiện nấu nước dùng và hoàn thành
– Để nước lèo có màu đẹp, bạn sử dụng màu điều để tạo màu đỏ cam đẹp mắt đặc trưng của bún bò. Chảo bắc lên bếp, thêm 2 muỗng dầu ăn, chờ dầu sôi phi thơm sả, tỏi, hành tím rồi thêm vào 2-3 muỗng canh dầu điều, đảo nhanh tay rồi cho hỗn hợp vào nồi nước lèo đang sôi.
– Bún gạo lấy lượng vừa phải, trụng sơ qua nước nóng rồi mới cho vào bát. Tiếp đó, bạn xếp các loại thịt, gân bò, giò heo, chả giò soa cho thật gọn gàng và cuối cùng là chan nước lèo lên trên. Bún bò phải ăn kèm rau sống và sa tế mới đúng điệu nha.
Hướng dẫn làm sa tế ăn bún bòNguyên liệu bao gồm:
– Ớt tươi (ớt sừng hoặc ớt chỉ thiên): 1 lạng
– Tỏi: 1 củ
– Hành tím: 5 củ
– Sả tươi: 5 nhánh
– Gia vị khác: Đường, muối, dầu ăn
Cách làm:
– Trước tiên, bạn làm nóng chảo, thêm 2 muỗng dầu ăn.
– Dầu sôi, bạn cho tỏi, hành tím cùng sả đã băm nhuyễn vào phi thơm.
– Tiếp đó, nêm vào hỗn hợp 1 thìa nhỏ muối, 2 thìa đường rồi tiếp tục đảo đều tay.
– Ớt băm nhuyễn và cho vào chảo xào cùng. Đảo đều tay đến khi hỗn hợp sánh keo lại thì tắt bếp, để nguội có thể dùng được ngay.
Đăng bởi: Hoàng Bách
Từ khoá: Hướng dẫn chi tiết cách nấu bún bò Huế chuẩn vị
Cách Nấu Món Bún Măng Vịt Thơm Ngon, Tròn Vị
Cách nấu món bún măng vịt
Nguyên liệu cho cách nấu món bún măng vịt chuẩn vị
1 con vịt
1kg bún tươi
500g măng tươi
Ớt
hành lá,
những loại rau thơm
rau xà lách
500g xương gà
Gia vị
Cách nấu món bún măng vịt
Cách nấu bún măng vịt chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế vịt
Vịt sau khi mổ và làm sạch thì chà xát với muối hoặc rượu trắng nguyên con để khử mùi hôi tanh rồi rửa lại với nước sạch lần nữa rồi để ráo nước
Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước ở lửa to, khi nước sôi thì cho vài lát gừng và sả cây vào, sau đó cho vịt vào chần sơ với nước sôi để khử mùi tanh triệt để
Bước 2: Ướp vịt
Sau khi chần xong vớt vịt ra và chặt vịt thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào tô lớn, nêm nếm vịt với hạt nêm, đường, bột ngọt, rồi trộn đều, và để trong 2 – 3 giờ để vịt ngấm đều gia vị.
Cách nấu món bún măng vịt
Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác
Xương gà mang đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại với nước lần nữa và để khô ráo.
Măng đem tước sợi hoặc thái lát mỏng, rồi rửa thật sạch để ráo.
Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước rồi cho măng vào luộc để loại hết độc tố và giúp măng không bị hăng, đắng.
Các loại rau ăn kèm nhặt sạch gốc rễ, cành và lá già héo, rồi cho vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước lạc lần nuawc và để ráo
Hành lá cắt rễ và lá già úa, rửa sạch và thái nhỏ
Bước 4: Nấu vịt
Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu sôi thì cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm, tỏi ngả vàng, rồi cho xương gà đảo khoảng 3 phsut thì cho nước vào ngập xương gà, hầm từ 60 – 90 phút,
Trong quá trình nấu vớt bỏ bọt, sau 90 phút thì lọc lấy nước làm nước dùng.
Đun sôi tiếp nước gà vừa lọc, nêm nếm nước dùng với các loại gia vị cho vừa ăn rồi cho vịt đã ướp vào nồi hầm khoảng 20 phút
Cách nấu món bún măng vịt
Cuối cùng là cho măng tươi vào nấu cùng đến khi măng chín, vịt mềm, nêm nếp lại gia vị 1 lần nữa rồi tắt bếp
Bước 5: Hoàn thành
Cách nấu món bún măng vịt
Cho bún ra tô, xếp thịt vịt và măng lên trên, cho thêm hành lá rồi rưới nước dùng vào mì
Rắc thêm chút tiêu xay để tăng hương vị, ăn cùng rau sống thì còn gì tuyệt vời hơn
Cách nấu món bún măng vịt
Video hướng dẫn cách nấu món bún măng vịt chuẩn vị
Thông tin cách nấu món bún măng vịt chuẩn vị
Thời gian chuẩn bị 10M
Thời gian nấu : 30M
Tổng thời gian : 40M
Số lượng người ăn : 4
Món ăn dành cho bữa : Sáng, trưa, chiều, tối
Nguồn gốc của món ăn: Việt Nam
Tổng calories món ăn : 300 calories
Đăng bởi: Trụ Đặng
Từ khoá: Cách nấu món bún măng vịt thơm ngon, tròn vị
Cách Nấu Phở Truyền Thống Thơm Ngon Chuẩn Vị
Nguyên liệu làm nước dùng phở ngon nhất
2kg xương
1kg gừng
100g đại hồi
20 trái thảo quả
20 cái đinh hương
100g hành tím
100g tỏi
2 trái chanh
3kg thịt các loại (nạm, vè, gầu mềm, gầu giòn)
Gia vị: muối xay, muối hột, rượu trắng, đường trắng, nước mắm
Cách nấu phở truyền thống ngon nhất:
Với 2kg xương ống và 3kg thịt như ở phần định lượng, bạn sẽ nấu được 100 tô phở.
Bước 1: Sơ chế phần xương và thịt
– Cho tất cả xương và thịt vào thau lớn ngâm với nước. Lưu ý là nên ngâm ngập xương trong nước. Sau đó, bạn giã nhỏ 80g gừng cho vào cùng với 1 chén muối hột, nước cốt của 2 trái chanh (bỏ luôn cả vỏ chanh vào). Khuấy cho muối tan đều trong nước.
– Thời gian ngâm là trong khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, bạn lấy bàn chải ni lông chải kỹ cả xương và thịt cho trắng ra rồi xả lại nước 2 – 3 lần cho đến khi nước trong không còn đục nữa và ngửi xương, thịt hết mùi hôi là được.
Bước 2: Tẩy xương và thịt chín
– Đun 1 nồi nước sôi khoảng 10 – 15 lít, cho 80g gừng giã nhỏ, 1 ly rượu trắng vào. Tiếp theo, lần lượt nhúng xương và thịt vào nồi nước sôi rồi để ra thau lớn. Khi đã nhúng xong, bạn đổ nồi nước sôi vào thau xương và thịt ngâm trong 10 – 20 phút rồi mang ra chải lại, xả nước cho sạch.
– Khi đã tẩy xong, bạn sẽ thấy các đường gân máu ở xương ống và xương lớn sẽ nổi lên. Lấy dao bằm nát những đường gân này rồi đem đi rửa lại cho máu đọng trôi hết. Đây là cách làm nước phở trong hơn và bớt bọt.
Bước 3: Làm gói thuốc phở
– Đại hồi bóp cho vụn cánh. Thảo quả nướng cháy vỏ, bỏ vỏ, chỉ lấy hạt bên trong. Đinh hương để nguyên không sơ chế gì cả.
– Đem tất cả 3 loại thảo mộc này sao lên cho hơi cháy và tỏa ra mùi thơm, mang đi giã thành bột cho vào lọ thủy tinh hoặc nhựa đậy kín nắp và dùng dần.
– Với số lượng xương như trên, bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê đầy cho vào túi vải thắt lại bỏ vào nồi nước dùng là đủ.
Bước 4: Cách nấu nước dùng phở ngon, thơm vị truyền thống
– Đun thật sôi khoảng 50 lít nước, cho xương vào trước, thịt vào sau đun sôi ở mức lửa vừa để lớp váng đóng lên mặt. Dùng vợt vớt lớp váng này ra. Bạn lưu ý là vớt nhẹ nhàng để lớp váng không bị chìm xuống dưới làm đục nước dùng và cũng đừng đun lửa quá lớn sẽ làm cho lớp váng sôi sục hòa tan vào nước dùng.
– Vớt bọt xong, bạn cho vào 1 chén muối xay, cho túi thuốc phở vào. Lưu ý là khi thấy nước dùng dậy mùi thơm là phải vớt túi thuốc phở ra ngay. Tiếp tục cho thêm vào 800g gừng nướng (gừng nướng chín rửa sạch vỏ đen hoặc lột vỏ thái dọc từng miếng dày 3 – 4cm).
– Thịt nấu khoảng 3 – 4 tiếng là đã chín và vớt ra vì để thịt mềm quá, không thái thành miếng được. Khi vớt thịt ra, bạn nhớ phải nhúng ngay vào nước lạnh rồi treo lên cho ráo, sau đó bỏ vào tủ lạnh thì thịt mới không bị đen. Khi nào gần múc cho khách, bạn mới cho vào nước dùng luộc lại chừng 10 phút là được.
– Khi vớt thịt ra rồi cứ để xương trong nồi hầm từ 10 – 12 tiếng thì nước dùng sẽ siêu ngọt.
Bước 5: Pha nước dùng
– Khi xương đã hầm xong, gạn nước sang 1 nồi khách rồi nêm vào 2/3 chén đường cát trắng, 100g củ hành tím nướng bóc vỏ, 100g tỏi bóc vỏ để nguyên tép cho vào túi (như thuốc phở), 2 muôi lớn (muôi múc phở) nước mắm. Sau khi nêm xong, bạn đun sôi trở lại là đã múc được vào tô và phục khách rồi đấy.
Video hướng dẫn làm nước dùng phở bò ngon nhất
Thông tin cách nấu nước dùng phở tại nhà đơn giản
Thời gian chuẩn bị : 25M
Thời gian nấu : 30M
Tổng thời gian : 55M
Số lượng người ăn : 4-6
Món ăn dành cho bữa : sáng
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories Món ăn : 850 calories
Đăng bởi: Tú Nguyễn
Từ khoá: Cách nấu phở truyền thống thơm ngon chuẩn vị
Cách Nấu Bún Riêu Cua Ngon Tại Nhà Đậm Đà Đúng Vị
Bún riêu cua là món ăn đặc biệt quen thuộc, dân giã đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc, với vị ngon đậm đà của cua đồng, vị chua thanh của cà chua cũng như các gia vị khác.
Nhưng để tìm được 1 quán bún riêu cua đúng điệu thì quả là cũng không đơn giản. Nếu cũng là tín đồ của món bún riêu cua sao mình không thử làm món này tại nhà để có 1 bát bún riêu đậm chất và đúng vị.
Nguyên liệu
Bún: 1 kg
Cua đồng: khoảng 400gr
Thịt xay: 100 gr
Tôm khô: 50gr
Trứng gà: 2 quả
Đậu phụ, cà chua
Hành lá, tỏi, hành khô, dấm bỗng, mắm tôm và các loại gia vị
Cách làm
Đậu phụ rửa qua rồi thái thành từng miếng sau đó rán vàng.
Hành lá cắt khúc. Cà chua thái múi cau, xào qua với dầu ăn.
Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ yếm cua và mai cua. Dùng que hoặc đũa nhỏ lấy phần nước màu ở mai cua.
Phần thân cua giã nhuyễn hoặc đem xay cùng vài hạt muối ( nếu bạn giã cua thì phần cua khi nấu lên sẽ ngon và nhiều gạch hơn).
Sau đó trút cua sang bát rồi hòa nước vào, tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào nước. Gạn đổ nhẹ nhàng nước lẫn thịt cua vào nồi. Làm lại thao tác hòa nước, bóp nhẹ và gạn nước khoảng 2 lần đến khi trong bát chỉ còn phần vỏ cứng.
Cho 1 ít gia vị (muối, hạt nêm, mì chính) vào nồi nước cua vừa lọc, rồi đặt lên bếp đun ở mức lửa vừa. Khuấy nhẹ tay để riêu cua kết lại và nổi lên rồi vớt ra bát để riêng, như vậy phần cua sẽ ko bị nát.
Đổ cà chua đã xào trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với 1 thìa mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun nhỏ lửa.
Tiếp đến phần làm chả, tôm khô ngâm vào chút nước ấm cho mềm rồi đem xay nhuyễn. Cho thịt xay, trứng gà, tôm xay, hành tỏi băm nhỏ và ít hạt nêm rồi trộn đều.
Dùng thìa múc từng phần nhỏ hỗn hợp vừa trộn cho vào nồi nước riêu đang sôi. Chả chín nổi lên mặt nước thì cho đậu phụ rán vào. Đến khi gần ăn cho thêm 1 chút dấm bỗng vào và nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Công đoạn cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ phần nước màu của cua vào đảo đều và tắt bếp. Cái này có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc bạn chia riêng vào từng bát khi ăn.
Khi ăn, bạn lấy 1 lượng bún vừa ăn cho vào bát, rắc 1 chút hành lên trên. Chan nước riêu cua và nước màu lên trên, nên kèm theo bát bún thơm ngon với một đĩa rau sống. Như vậy là bạn đã có 1 bát bún riêu cua ngon tuyệt vời.
Đăng bởi: Vũ Phương Tú
Từ khoá: Cách nấu bún riêu cua ngon tại nhà đậm đà đúng vị
Bà Bầu Ăn Cá Ngừ Được Không? Lưu Ý Khi Ăn Cá Ngừ Trong Thai Kỳ
Thức ăn trong lúc mang thai của mẹ bầu là vô cùng quan trọng, đây là điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các mẹ và thai nhi. Và vấn đề bầu ăn cá ngừ được không cũng được nhiều chị em quan tâm.
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Lưu ý khi ăn cá ngừ trong thai kỳ
Bà bầu ăn cá ngừ được không?Các mẹ bầu ăn cá ngừ được nhưng phải trong một lượng vừa phải thì mới an toàn. Các loại cá an toàn có thể kể đến cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) hay cá ngừ đóng hộp và một số loại có hàm lượng thủy ngân thấp.
Tuy nhiên, nếu bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén, việc ăn quá mức cho phép sẽ gây hại đến thai nhi và cả mẹ bởi vì trong cá có chứa chất độc thủy ngân nguy hiểm.
Dinh dưỡng của cá ngừ trong thời kỳ mang thaiCá ngừ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho quá trình mang thai. Những chất dinh dưỡng lớn có trong cá ngừ bao gồm:
Chất đạm: đạm đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình phát triển của cơ thể. Việc tiêu thụ lượng chất đạm quá ít khi mang thai có thể tăng khả năng sảy thai, hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Mặt khác, việc ăn thừa đạm có thể gây ra tác động tiêu cực tương tự.
EPA và DHA: Những chất béo Omega-3 chuỗi dài này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não và mắt của em bé. Omega-3 cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh non, tăng cường phát triển ở thai nhi, giảm tỷ lệ trầm cảm ở mẹ và dị ứng ở trẻ.
Vitamin D: Cá ngừ chứa một lượng nhỏ vitamin D đóng quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe của xương. Việc tiêu thụ mức độ Vitamin D phù hợp cũng có thể làm giảm nguy cơ sảy thai và tiền sản giật ( một biến chứng gây ra bởi bệnh huyết áp cao trong quá trình mang thai).
Vitamin B12: Chất dinh dưỡng này có khả năng tối ưu hóa sự phát triển của các chức năng trong hệ thần kinh và tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển đạm và oxy trong cơ thể. Tiêu thụ một nồng độ quá thấp Vitamin B12 khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác.
Cá ngừ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho quá trình mang thai
Một phần cá ngừ đóng hộp có trọng lượng 100g cung cấp khoảng 32% lượng chất đạm tiêu thụ hằng ngày (RDI), 9% DV chất sắt và 107% DV Vitamin B12.
Một khẩu phần như vậy cũng có chứa khoảng 25mg EPA và 197mg DHA, chiếm lần lượt khoảng 63% và 100% lượng dinh dưỡng hằng ngày mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ.
Các mẹ bầu không thể ăn cá ngừ do dị ứng thực phẩm, nên đảm bảo việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nói trên từ các nguồn thực phẩm hoặc viên uống bổ sung khác để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi.
CÁ NGỪ TẠI ĐẢO ĐANG CÓ GIÁ TỐT, ĐẶT MUA NGAY!
Cá ngừ đóng hộp có tốt cho bà bầu?Cá ngừ đóng hộp có thể gây ra một số nguy cơ về sức khỏe khi tiêu thụ thường xuyên, chẳng hạn như:
Bisphenol A (BPA) là chất có trong lót hộp kim loại. Khi chúng ta tiêu thụ cá ngừ đóng hộp, hợp chất BPA có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Cá ngừ đóng hộp chứa nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng khả năng bị cao huyết áp khi mang thai
Tuy nhiên, cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp do chúng chỉ chứa cá nhỏ hay cá con.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng Quý Khách nên làm chín cá
Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn cá ngừFDA (là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyên rằng các mẹ bầu không nên tiêu thụ quá nhiều các loại hải sản mỗi ngày. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 225 -340g các loại hải sản mỗi tuần. Ưu tiên hải sản có hàm lượng thuỷ ngân thấp như cá hồi, cá cơm, cá tuyết.
Mẹ nên tránh các loại cá ngừ mắt to cũng như các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân lớn như cá mập, cá thu, cá bơn.
Sẽ an toàn hơn cho các thai phụ khi tiêu thụ các loại cá ngừ trắng hay cá ngừ đóng hộp để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong loại cá này. Ngoài ra khi trong giai đoạn có dấu hiệu thai nghén thì mẹ nên hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa thuỷ ngân.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn quá 141g cá ngừ mỗi tuần. Mẹ nên chọn cá ngừ nhỏ, cá ngừ con để giảm mức thuỷ ngân có trong thực phẩm này.
Dù bất cứ thực phẩm nào, có giá trị dinh dưỡng cao đến đâu thì mẹ bầu cũng cần tìm hiểu kỹ càng về liều lượng thích hợp để dùng để tránh gây ra những tác động xấu đến quá trình phát triển của con trẻ.
Bà bầu ăn sushi, sashimi cá ngừ có được không?Sushi hay sashimi được xem là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, nay đã trở nên rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là những Quý Khách ưa chuộng các loại hải sản.
Các mẹ bầu có thể chọn cho mình những món sushi hay sashimi đã chín để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe
Mẹ bầu thường rất thích thưởng thức món ăn trông bắt mắt và tươi ngon này mà quên đi vấn đề về an toàn sức khỏe. Món ăn này hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai, nhưng nên tránh các loại cá và hải sản không đông lạnh và còn sống.
Vì chúng thường mang những vi trùng ký sinh và mầm bệnh khó lường, thậm chí còn chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng Quý Khách nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Các mẹ bầu có thể chọn cho mình những món sushi hay sashimi đã chín để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho cả mẹ và bé. ĐẢO HẢI SẢN sẽ giới thiệu đến các thai phụ một số món sushi như:
Sushi cá chín: Ngoài đông lạnh ra thì cách ướp rồi làm chín cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng. Quá trình ướp muối và chế biến sẽ tiêu diệt sán và giữ cho cá được tươi ngon.
Sushi rau củ: Đây là phương án an toàn nhất vì sushi rau củ thay thế cho cá sống. Món ăn này dễ chế biến tại nhà, Quý Khách có thể dùng dưa leo, trái bơ và cà rốt để làm sushi rau củ. Khi các Khách yêu biết chọn những loại nguyên liệu tươi ngon, hấp dẫn sẽ giúp món ăn của mẹ bầu ngon hơn rất nhiều đấy.
Quý Khách có thể dùng dưa leo, trái bơ và cà rốt để làm sushi rau củ
Hy vọng những kiến thức mà ĐẢO HẢI SẢN đem đến về việc bà bầu ăn cá ngừ được không bên trên sẽ giúp các bà mẹ có những hiểu biết rõ hơn về loại thực phẩm này!
Giao hàng nhanh chóng
Đổi trả miễn phí nhanh chóng
Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Đăng bởi: Hằng Trần
Từ khoá: Bà bầu ăn cá ngừ được không? Lưu ý khi ăn cá ngừ trong thai kỳ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Bún Cá Ngừ Quy Nhơn Chuẩn Vị Từ Người Bản Xứ trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!