Bạn đang xem bài viết Chế Độ Ăn Lành Mạnh Giúp Ngăn Ngừa Tiểu Đường được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chế độ ăn lành mạnh có tác động rất lớn tới việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Hạn chế tối đa việc ăn thức ăn đã chế biến sẵnMặc dù có hương vị rất thơm ngon, đầy lôi cuốn nhưng thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo bão hòa, muối khá cao nên dễ khiến bạn bị mắc nhiều căn bệnh. Trong đó bệnh tiểu đường là căn bệnh dễ gặp phải nhất. Do đó mà bạn cần phải xây dựng cho mình chế độ ăn lành mạnh là hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn.Theo những kết quả nghiên cứu thì việc ăn các loại thức ăn chế biến sẵn là khiến bạn gia tăng 30% nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. Vì thế bạn nên chú ý đến thực đơn ăn uống của mình mỗi ngày.
Thức ăn chế biến sẵn bạn cần tránh để không bị mắc bệnh tiểu đường
Uống được nhiều nước lọcMỗi ngày cơ thể của chúng ta cần cung cấp đủ 2l nước nên uống đủ nước là điều rất quan trọng. Tuy nhiên để ngăn ngừa việc bị mắc bệnh tiểu đường thì bạn hãy uống nước lọc thay vì các loại nước khác. Nhất là hãy tránh uống nước ngọt, nước có gas.Nước lọc tuy không có hương vị hấp dẫn như các loại nước khác nhưng lại có tác dụng kiểm soát tốt được lượng đường ở trong máu. Đồng thời, nước lọc còn làm tăng độ nhạy của Insulin, giúp loại bỏ được lượng đường nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước lọc còn giúp người uống đẩy lượng đường dư thừa ở trong máu ra bên ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu.
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ăn thêm nhiều chất xơChế độ ăn lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả đó chính là bổ sung thêm nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Bởi chất xơ không chỉ tốt cho đường ruột, giúp bạn kiểm soát cân nặng mà còn làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.Việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp lượng đường trong máu không tăng lên, đồng thời còn giúp cho bạn có cảm giác no nhanh nên sẽ hạn chế việc bị tăng cân. Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên ăn đó là rau xanh, khoai môn, yến mạch…
Bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn giúp ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả
Chọn loại chất béo lành mạnhHàng ngày chúng ta cần phải ăn chất béo để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động. Tuy nhiên, để ngăn ngừa việc mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên lựa chọn thật kỹ các loại chất béo nạp vào cơ thể và chỉ nên chọn chất béo lành mạnh.
Chất béo không bão hòa đa và chất béo có nguồn gốc từ thực vật được xem là chất béo lành mạnh. Khi ăn các loại chất béo này sẽ giúp chúng ta vẫn có năng lượng nhưng giảm được lượng đường ở trong máu, làm tăng độ nhạy của insulin.
Những loại thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh bạn cần bổ sung vào thực đơn đó là cá béo, đậu nành, hướng dương, quả óc chó…
Đăng bởi: Trâm Bích
Từ khoá: Chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa tiểu đường
Những Lời Khuyên Hữu Ích Giúp Cho Bạn Ngăn Ngừa Bệnh Tiểu Tiểu Đường
Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
1. Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực
Để giúp cho cơ thể của bạn có thể kiểm soát được đường huyết, việc hoạt động thể chất và tăng cường thể lực, đây là chìa khóa để giúp cho bạn ngăn ngừa được bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó , việc bạn duy trì tập thể dục sẽ giúp cho bạn duy trì được cân nặng, như vậy có khả năng làm giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch nữa.
2. Kiểm soát cân nặng
Như chúng ta đã biết, khi cơ thể của chúng ta có lượng mỡ thừa quá mức sẽ dẫn tới béo phì, điều này khiến cho cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát được lượng đường trong máu. Chính vì vậy, bạn nên duy trì cân nặng của mình, bằng cách ăn uống hợp lý, đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
3. Hạn chế chất béo chuyển hóa
Dầu thực vật hydro hóa và chất béo chuyển hóa. Khi bạn sử dụng nhiều loại thực phẩm này, cơ thể của bạn sẽ dễ gặp phải các bênh về tim mạch, bên cạnh đó còn dẫn đến bệnh tiểu đường
Chất béo chuyển hóa được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật để biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn và hương vị thơm ngon hơn. Bơ thực vật là một chất béo chuyển hóa điển hình, thực phẩm chiên, rán quá kỹ, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa. Ngược lại, chất béo trong cá hồi và các loại hạt và trái bơ lại rất tốt cho sức khỏe.
4. Tránh thực phẩm chế biến
Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến như là gạo trắng và ngũ cốc khô, vì hàm những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất carbohydrate tinh chế. Và thức ăn chiên qua dầu mỡ. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngủ cốc nguyên hạt,…
5. Ăn nhiều chất xơ
Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Khi ăn carbohydrate giàu chất xơ, glucose sẽ được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu, giúp ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh bệnh tiểu đường.
6. Không hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi của bạn gây nên bệnh ung thư, bên cạnh đó nó còn thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường ảnh bệnh tim mạch.
7. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Bạn nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây và rau quả vào trong khẩu phẩn ăn hằng ngày. Vì trong trái cây có chứa rất nhiều chất xơ, bạn nên lựa chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc, màu đậm như là súp lơ xanh, xà lạch rau mầm, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,…
Nếu ăn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tránh những loại được thêm đường hoặc các chất phụ gia khác. Nếu ăn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy cố gắng sử dụng các loại ít muối hoặc không muối.
8. Hạn chế nước ngọt
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế uống các loại nước giải khát như là: Soda, nước ngọt, nước trái cây, rượu, si rô, nước tăng lực đây là những loại thực phẩm chứa nhiều đường, vì vậy nên hạn chế. Chỉ nên uống nước và sữa.
Cà phê và trà không đường có thể uống ở mức độ vừa phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều trà và cà phê – hơn 4 tách mỗi ngày, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng nhân sâm ngâm mật ong cũng làm một thực phẩm rất tốt để giảm bệnh tiểu đường
9. Chia nhỏ bữa ăn
Nên chia các bữa ăn thành các phần nhỏ trong ngày, để có thể diều chỉnh được lượng đường trong máu và tránh được việc tăng lượng đường trong máu đột ngột, làm cho tuyến tụy sản xuât insulin
Không ăn quá nhiều hoặc quá ít trong mỗi bữa ăn, cũng không ăn quá no hoặc để quá đói, để giúp duy trì mức đường huyết luôn ổn định
10. Kiểm soát tốt tim mạch
Bạn cần đảm bảo sức khỏe cho tim mạch, nên kiểm soát tốt tim mạch. Huyết áp cao làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo huyết áp nằm trong phạm vi bình thường, tức là dưới 120/80 mmHg đối với người dưới 65 tuổi.
Chế Độ Ăn Cho Trẻ 1
Chế độ ăn cho bé 1-2 tuổi gồm 3 bữa ăn chính, xen kẽ 3-4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, mẹ có thể tập cho con các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui.
Sự phát triển của trẻ sau một tuổi
Cân nặng Chiều cao Cơ thể
12 tháng tuổi 9kg 75cm Bé mọc những chiếc răng nhỏ xíu
24 tháng tuổi 12kg 85cm Bé mọc đủ 20 răng sữa và 8 răng hàm ở trong cùng và 4 răng nanh nhỏ lên sau cùng
Tròn 3 tuổi 14-14,5kg 91-93cm
Lưu ý: bé trai thường nặng hơn bé gái một chút
Về vận động:
Bé 10 -14 tháng: đứng chững, đi chập chững.
Bé 18 tháng: có thể chạy, vịn tay lên cầu thang.
Bé 24 tháng bắt đầu thích nhảy, đi cầu thang một mình, biết cầm nắm đồ vật, lục lọi ngăn tủ.
Hướng dẫn cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi là giai đoạn mới chuyển từ ăn dặm bột sang cháo. Tùy vào từng bé mà thời điểm chuyển sang ăn cháo khác nhau. Có bé 8 tháng đã ăn cháo, có bé 1 tuổi mới ăn. Đây là giai đoạn bé mới mọc được 4 đến…
Về tâm sinh lý
Bé 8 tháng: có thể nhận biết người quen và người lạ.
Bé 12 -18 tháng: bập bẹ những tiếng đầu tiên “Ba”, ”Mẹ”…
Bé từ 18 tháng: bé có thể nói câu ngắn, đơn giản, có khả năng hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn.
Lưu ý quan trọng
Cột mốc 18 tháng đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ, vận động. Bé 18 tháng tuổi chưa biết nói hoặc chưa biết đi cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được khám và tư vấn thêm.
Chế độ ăn dinh dưỡng của bé 1 – 2 tuổi
Gồm 3 bữa ăn chính, xen kẽ 3-4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui. Trong mỗi chén cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:
2-3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn (thịt, cá, tôm, cua, trứng… Nếu mẹ nấu cháo nước xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt vì chứa nhiều chất đạm).
2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt..)
1-2 muỗng dầu ăn
Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén
Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.
Những lưu ý quan trọng
Cơ thể bé hàng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.
Mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho…
Trước bữa ăn chính 1,5 – 2 giờ, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ”, làm bữa chính mất ngon.
Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.
Chăm sóc bé 1-2 tuổi
Khi bé đã có khả năng đi đứng, cầm nắm, trở nên hiếu động hơn thì có những nguy cơ mà mẹ cần lưu ý:
Nguy cơ mắc bệnh: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khi vào nhà trẻ, tiếp xúc môi trường mới, bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, sốt, viêm đường miệng và hô hấp; nhiễm trùng tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ… Do vậy, mẹ nhớ cho bé đi chích ngừa đúng theo lịch hẹn bác sĩ, tắm nước ấm ngày một lần, vệ sinh tay chân bằng khăn ướt sạch, vệ sinh đồ chơi cho bé.
Thực phẩm bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng
Vitamin C là một trong những loại vitamin quan trọng cũng như cần thiết cho cơ thể của con người. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, cho bạn khỏe mạnh hơn mà còn có vô vàn các công dụng khác nữa cho sức khỏe. Không chỉ…
Nguy cơ chấn thương: Cẩn trọng nguy cơ té ngã do chạy nhảy. Bé có thể đụng táp lô điện; nước nóng, bỏ vật lạ vào miệng,… Mẹ nên dõi sát bé, dự phòng trước và xử lý tốt khi tình huống xấu xảy ra.
Nguy cơ suy dinh dưỡng: Bé tuổi này hay mắc bệnh nên dễ bỏ ăn, kén ăn. Đa số trẻ 1-2 tuổi bị suy dinh dưỡng do ăn cơm trước khi mọc đủ răng hàm để nhai cơm. Nếu mẹ cắt cử sữa bú đêm lúc này, trẻ cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng.
Nguy cơ béo phì: Nếu bé dễ ăn, biết tự đi kiếm đồ ăn và chủ động yêu cầu mẹ cho ăn thêm.
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé quan sát, trò chuyện và vui chơi cùng. Đây là giai đoạn bé sẽ học từ giọng nói và khẩu hình miệng, cử chỉ của người lớn. Tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động, theo sát bé thay vì bồng bế thường xuyên. Việc chăm sóc nuôi dạy trẻ lúc này là cả một nghệ thuật.
Thực đơn mẫu cho bữa ăn của bé
Cho trẻ 12 – 24 tháng tuổi:
– Đêm: 200ml sữa.
Cháo dinh dưỡng cho bé có tốt và đảm bảo dưỡng chất không?
Nhiều bậc phụ huynh thường dễ hiểu nhầm về khái niệm cháo dinh dưỡng cho bé. Món ăn này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ giữa chất đạm và vi chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt an toàn cho sức khỏe của bé. Theo các chuyên gia, những loại cháo…
Cho trẻ 25 – 30 tháng tuổi:
– 20h – 21h: 2 lần sữa 200ml
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Chuyên khoa 1 – Nhi Khoa, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM.
Chế Độ Ăn Kiêng Intermittent Fasting
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã nghe nói về Intermittent Fasting – chế độ ăn kiêng không liên tục đang làm mưa làm gió. Bạn sẽ nghĩ gì nếu có ý kiến rằng câu trả lời tốt nhất cho việc giảm cân không phải là ăn kiêng, mà là nhịn ăn trong một khoảng thời gian thích hợp?
Cơ sở khoa học của Intermittent FastingTừ những năm 1930s, các nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng calo từ 30 – 40% (bất kể cách chúng được tiêu thụ như thế nào), có thể kéo dài tuổi thọ của bạn. Việc hạn chế lượng thức ăn cũng làm giảm nguy cơ của nhiều loại bệnh, điều hòa lượng đường trong máu, giúp kiểm soát thèm ăn. Bạn có thể chọn một phương pháp phù hợp và đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Phương pháp 16:8Phương pháp này phù hợp nhất với những người tập thể dục chuyên nghiệp. Cách thực hiện: Bạn hoàn toàn không tiêu thụ thức ăn 16 giờ mỗi ngày, và bổ sung thực phẩm trong 8 tiếng còn lại. Trong thời gian nhịn ăn, bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm không có calo như café đen, đồ ăn không calo và diet soda. Ưu điểm: Bạn thực sự có thể ăn bất cứ khi nào trong vòng 8 giờ, và việc chia chúng thành 3 bữa là khá dễ dàng. Nhược điểm: Mặc dù có sự linh hoạt, nhưng bạn vẫn phải lập kế hoạch dinh dưỡng dựa trên lịch luyện tập và tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt.
Chế độ 5:2Phương pháp rất đơn giản: Bạn có thể ăn uống như bình thường trong 5 ngày/tuần, nhưng trong 2 ngày không liên tiếp do bạn lựa chọn, bạn chỉ được nạp vào cơ thể tối đa 500 calo. Ưu điểm: Bạn không cần quan tâm đến khẩu phần mỗi bữa ăn hàng ngày và không phải nhịn đói. Trong 2 ngày, bạn chỉ cần lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, hạn chế carb và bổ sung những chất béo có lợi như trứng, các loại hạt, dầu dừa và dầu olive. Nhược điểm: 5 ngày có thể trở thành nguy cơ nếu bạn ăn thả phanh quá mức.
Phương pháp ăn kiêng của các chiến binhCách thực hiện: Trong 20 giờ, bạn chỉ được ăn trái cây hoặc rau củ với một số lượng protein rất nhỏ. Và sau đó, trong vòng 4 giờ còn lại, bạn được ăn thoải mái, thậm chí ăn rất nhiều. Chế độ này tối đa khả năng hồi phục cơ thể, giúp bình tĩnh và thư giãn. Ưu điểm: Các kết quả đều cho thấy cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và đốt cháy một lượng chất béo đáng kể. Nhược điểm: Dù bạn vẫn có thể ăn một chút trong 20 giờ, nhưng giới hạn thực phẩm nghiêm ngặt sẽ khiến bạn khó theo đuổi phương pháp này về lâu dài.
Ăn – Dừng – ĂnPhương pháp thực hiện: Bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì bạn muốn, nhưng với khẩu phần ăn nhỏ trong vòng 24 giờ. Một ngày tiếp theo đó, bạn không được ăn gì ngoại trừ đồ uống không có calo, rồi lại tiếp tục 24 giờ như trước. Cách thức này sẽ làm giảm lượng calo tổng thể mà không thực sự hạn chế những gì bạn có thể ăn. Ưu điểm: Không có thực phẩm nào bạn không được phép ăn, không cần đong đếm lượng calo, chỉ cần lưu ý khẩu phần ăn. Nhược điểm: Không bổ sung calo trong 24 giờ có thể là rất khó khăn với nhiều người. Đôi khi bạn sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh.
Ngày tăng ngày giảmPhương pháp thực hiện: Tương tự với phương pháp Ăn – Dừng – Ăn, bạn ăn rất ít trong một ngày (chỉ được bổ sung 400 – 500 calo) và ăn như bình thường vào ngày tiếp theo (có thể hấp thụ khoảng 2000 calo). Ưu điểm: Đây là một phương pháp tương đối dễ thực hiện và hiệu quả nếu mục đích của bạn là giảm cân. Tính trung bình, một người có thể giảm hơn 1kg mỗi tuần khi áp dụng phương pháp này. Nhược điểm: Vì dễ dàng áp dụng, đôi khi bạn lại ăn uống thả phanh vào ngày bình thường. Vì vậy, bạn cần phải lên kế hoạch cho bữa ăn của mình để hạn chế lượng thực phẩm hấp thụ.
Minh Vũ (tổng hợp)
Đăng bởi: Bảo Trân
Từ khoá: Chế độ ăn Kiêng Intermittent Fasting
Cách Nhận Biết Và Ngăn Ngừa Ngộ Độc Khi Ăn Măng
Măng là một món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam và hầu như được sử dụng quanh năm trong các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, măng lại là một trong những dạng thực phẩm có chứa độc tố rất lớn cũng như có nguy cơ gây ra ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn một số lưu ý cần biết cũng như như cách nhận biết ngộ độc khi ăn măng.
1. Ngộ độ khi ăn măng là do đâu?
Trong măng có một chất độc với tên gọi là cyanide và có thể gây tử vo9ng qua đường tiêu hóa với hàm lượng 1 mg/kg tùy thoe trọng lượng của mỗi người. Măng tươi có hàm lượng cyanide vô cùng cao, tới 230 mg/kg. Nếu ăn măng có chứa nhiều chất cyanide thì sẽ làm chất này chuyển hóa thành acid cyanhydric dưới tác động của enzym đường tiêu hóa. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc và thậm chí là tử vong nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời.
2. Một số quan niệm sai lầm về măng
Nhiều người cho rằng việc uống nước măng tươi sẽ giúp điều trị một số bệnh cũng như giúp hạ sốt. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm hoàn toàn. Như đã nói ở trên, trong măng có chứa hàm lượng độc chất vô cùng cao nên có thể gây ra ngộ độc nếu ăn nhiều. Do đó, việc uống nước măng không chỉ không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
Một trong những cách chế biến cũng như loại bỏ độc tố ở măng là ngâm dấm nhưng cũng cần có những lưu ý nhất định. Nếu bạn không để măng đủ lâu và ăn khi măng chưa ngả sang màu vàng cũng như có mùi chua thì vẫn sẽ gây ngộ độc như thường. Thêm nữa việc nấu măng lâu gây mất chất dinh dưỡng là hoàn toàn không chính xác. Măng cần được ngâm và luộc rất nhiều lần thì mới có thể giảm bớt lượng cyanide gây độc có trong thực phẩm này. Vì thế nếu nấu không kỹ măng cũng vẫn còn độc tố như thường.
Ăn gì tốt cho gan – top 7 thực phẩm bổ gan
Ăn gì tốt cho gan? Ăn gì mát gan? Trước tình trạng vô số các thực phẩm không an toàn và mất vệ sinh xuất hiện tràn lan như ngày nay thì gan là bộ phận đang ngày đêm làm việc để cố gắng loại bỏ những chất độc hại. Chúng ta…
3. Triệu chứng ngộ độc khi ăn măng
Tùy theo hàm lượng cyanide hấp thụ mà người bệnh sẽ có những biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng từ 5-30 phút sau khi ăn măng. Người bị nhẹ thường sẽ bắt đầu sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, rối loạn ý thức… Với những tình trạng nặng thì sẽ có các dấu hiệu như co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, hôn mê… Nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng tim đập nhanh, không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, ngừng thở và tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời.
4. Nên làm gì khi bị ngộ độc măng?
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên thì cần giúp người bệnh nôn ra ngay lập tức. Có thể uống đầy nước rồi móc họng hay ngoáy vào họng đễ gây nôn. Nếu nạn nhân ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo rồi đưa tới trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị chính xác và hiệu quả. Tránh để tình trạng ngộ độc kéo dài vì thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác.
5. Phòng tránh ngộ độc khi ăn măng
Mỗi kg măng củ có chứa tới 230 mg cyanide, đủ để gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Ngay cả khi đã luộc qua trong 12 tiếng thì hàm lượng cyanide chỉ giảm xuống đôi chút, còn 160 mg trong mỗi kg. Chính vì thế mà khi muốn ăn măng thì cần luộc và ngâm nước lâu ngày phần măng tươi cho tới khi ngả sang màu vàng và có mùi chua. Như vậy thì lượng cyanide sẽ giảm xuống đáng kể, chỉ càn 9 mg và sẽ an toàn hơn trong việc chế biến. Bạn nên luộc măng thật kỹ, khi luộc cần thay nước nhiều lần cũng như ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Ngộ độc khi ăn măng rất dễ xảy ra nếu bạn không chú ý trong quá trình chế biến. Vì thế không chỉ cần cẩn thận khi sử dụng măng mà khi nhận thấy các triệu chứng thì cũng cần đưa người bệnh tới bác sĩ ngay lập tức để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Chế Độ Ăn Thực Dưỡng Là Gì?
Chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn mới nổi lên tại Việt Nam trong vài năm qua, và nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng có thể chữa được cả các căn bệnh nan y. Vậy thực hư về chế độ ăn thực dưỡng như thế nào?
1. Những tiềm năng của chế độ ăn thực dưỡngChế độ ăn thực dưỡng, với gạo lứt, các loại đậu, các loại tảo biển và học thuyết âm dương nhằm duy trì sự cân bằng trong cuộc sống, sức khỏe, hướng tới sự trường thọ là một chế độ ăn được cho là ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng thực ra nó có nguồn gốc sâu xa hơn thế rất nhiều.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn thực dưỡng là gì?
Chế độ ăn thực dưỡng không chỉ quan tâm về cân nặng, hơn cả nó hướng tới sự cân bằng của cuộc sống. Về tổng thể nó là một lối sống lành mạnh dành cho tất cả mọi người: nam giới, nữ giới, trẻ em, nhờ sự kết hợp giữa chọn lựa thực phẩm cho thể chất và bồi dưỡng về mặt tinh thần. Những người theo chế độ ăn thực dưỡng được khuyến khích ăn thường xuyên, nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt, lắng nghe cơ thể, sống năng động và duy trì tinh thần hạnh phúc.
Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, và một số loại đậu là những thực phẩm cơ bản của chế độ ăn thực dưỡng, và nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng có thể giúp phòng tránh hoặc chữa khỏi ung thư. Nhưng niềm tin này không đúng thực tế và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên chế độ ăn thực dưỡng do sử dụng nhiều thực phẩm thực vật, ít chất béo, giàu chất xơ nên có khả năng hạ thấp nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và một số ung thư nhất định.
2. Những thực phẩm cần ăn và thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn thực dưỡngTrong chế độ ăn thực dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ sẽ chiếm từ 40% – 60%, bao gồm gạo lứt, đại mạch, kê, yến mạch và ngô. Các loại rau xanh theo mùa tại địa phương chiếm 20% – 30%. Còn 5% – 10% còn lại dành cho các loại đậu, các sản phẩm từ đậu (chẳng hạn như đậu phụ, miso hay tempeh), và các loại tảo biển (như nori, agar,…).
Cá và món ăn hải sản tươi, những loại trái cây địa phương, dưa muối, và những loại hạt hoàn toàn có thể được sử dụng vài lần mỗi tuần. Xy rô gạo ( rice syrup ) là một trong những chất tạo ngọt đôi lúc được sử dụng .Sữa, trứng, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, đường tinh luyện, những loại thịt gia súc, trái cây nhiệt đới gió mùa, nước ép hoa quả, và 1 số ít loại rau xanh nhất định ( ví dụ điển hình như măng tây, cà tím, rau chân vịt, cà chua và bí xanh ) là những thứ không được khuyên dùng .
Người theo chế độ ăn thực dưỡng được khuyên chỉ nên uống nước lúc khát. Trong khi chuẩn bị đồ ăn, gia vị cay cùng các thức uống chứa nồng độ cồn cao, soda, cà phê và bất kỳ thứ gì được tinh chế, chế biến công nghiệp hoặc có chất bảo quản hóa học đều không được sử dụng.
3. Chế độ ăn thực dưỡng có dễ thực hành và duy trì không?Trên thực tế, để có thể thực hành và duy trì chế độ ăn thực dưỡng cần rất nhiều nỗ lực và cố gắng, tuy nhiên nếu vượt qua được giai đoạn đầu thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Giống như nhiều vấn đề khác, chế độ ăn thực dưỡng cần làm quen và thích nghi dần dần.
Về bản chất, đây không đơn thuần chỉ là một chế độ ăn, mà là cả một hệ thống lý luận và lối sống. Do đó việc thực hành chế độ ăn thực dưỡng đến đâu còn phụ thuộc vào việc người thực hành muốn thực hiện đến mức độ nào: chỉ đơn thuần là theo các nguyên lý ăn uống mà chế độ ăn này đưa ra, hay là tiếp nhận và thực hành theo toàn bộ lối sống mà nó hướng tới.
Chế độ ăn thực dưỡng cũng có những nguyên tắc rất riêng biệt, chẳng hạn như trước khi ăn cần giữ tâm thế vui vẻ, hay khi thức ăn đầy trong miệng cần nhai kỹ ít nhất 50 lần trước khi nuốt. Chế độ ăn này cũng khuyến khích ăn 2 – 3 lần trong ngày và mỗi lần ăn nên dừng lại trước khi cảm thấy no.
Các hình thức tập luyện thể dục thể thao được khuyến khích thực hiện khi thực hành chế độ ăn thực dưỡng.
4. Chế độ ăn thực dưỡng có phù hợp với một số người có chế độ ăn đặc biệt không?Đối với những người ăn chay muốn thực hành chế độ ăn này cần lưu ý vài điểm, đó là chế độ ăn thực dưỡng nguyên thủy cho phép ăn cá, cũng như hạn chế lượng muối và lượng chất béo thu nhận. Tuy nhiên điều này có thể dễ dàng thay đổi để thích nghi cho phù hợp, nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người ăn chay, bao gồm các yếu tố như vitamin B12, sắt, kẽm, vitamin D và acid béo omega – 3.
Đối với những người thực hiện chế độ ăn không có gluten, vì chế độ ăn thực dưỡng không cấm gluten nên những người này cần lưu ý tới các thực phẩm có chứa gluten để loại bỏ chúng khỏi thành phần thực phẩm sử dụng.
5. Nhìn nhận chung về chế độ ăn thực dưỡngNếu muốn thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, chế độ ăn thực dưỡng là một lựa chọn tốt. Tuy không có những bằng chứng tuyệt đối, nhưng với một chế độ ăn với thành phần chủ yếu là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt sẽ có khả năng rất lớn hạ thấp nguy cơ mắc một số bệnh lý, bao gồm các bệnh lý về tim mạch và ung thư. Đồng thời người thực hành chế độ ăn thực dưỡng cũng được hưởng rất nhiều lợi ích về sức khỏe khác.
Đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol hoặc mắc bệnh lý tim mạch, thì chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn khá lý tưởng, bởi thành phần thực phẩm lành mạch, hạn chế sử dụng đường và các thức ăn giàu chất béo.
Bên cạnh thực hành và duy trì chế độ ăn thực dưỡng, việc tập luyện thể dục thể thao cũng hết sức quan trọng, để đảm bảo mang lại lợi ích sức khỏe tối đa cho người thực hiện, bởi trên thực tế không có một chế độ ăn lành mạnh nào lại không cần kết hợp với chế độ luyện tập.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Ăn Lành Mạnh Giúp Ngăn Ngừa Tiểu Đường trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!