Bạn đang xem bài viết Học Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Ra Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hàng không là một trong những ngành dịch vụ đóng góp lớn vào GDP cả nước. Nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng rất khắt khe vì tính chất đặc thù ngành mang lại. Ngành kỹ thuật hàng không sẽ là sự lựa chọn tốt cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực hàng không. Bài viết sẽ mang lại cho bạn các thông tin chia sẻ cũng như giúp bạn định hình sau khi tốt nghiệp, học ngành kỹ thuật hàng không ra làm gì một cách hiệu quả nhất!
1. Khái quát ngành kỹ thuật hàng khôngKỹ thuật hàng không thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật thực hiện các công việc nghiên cứu, phát triển và đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật trực tiếp cho máy bay và các phương tiện bay.
Ngành kỹ thuật hàng không đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực về thiết bị hàng không, các loại máy bay động cơ, vũ khí hàng không, nghiên cứu và thiết kế các thiết bị bay…
Là một ngành học rộng mở, đa nền tảng sinh viên không chỉ được trải nghiệm học trong nước mà còn có cơ hội học tập và làm việc nước ngoài. Được trau dồi kỹ năng về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên kế hoạch, lãnh đạo, sử dụng phần mềm, máy móc, kỹ năng tiếng Anh cũng được cải thiện tốt vì tiếp xúc với các từ chuyên ngành.n_qpW
Ngành kỹ thuật hàng không ở nước ta đang ngày một phát triển thuộc top phát triển nhanh nhất Châu Á. Hiện tại cả nước có 5 hàng hàng không đang hoạt động đó là: Việt Nam Airline, Jetstar Airline, VietjetAir, Bamboo Airway, Vasco và cạnh đó là 71 hãng hàng không quốc tế kết nối Việt Nam với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 140 đường bay. Một số sân bay nổi tiếng như sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Cát Bi, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Quốc…
Ngành kỹ thuật hàng không gồm 2 lĩnh vực: kỹ thuật hàng không dân dụng và kỹ thuật hàng không vũ trụ. Ở Việt Nam có một số trường chuyên đào tạo ngành kỹ thuật hàng không với chương trình giảng dạy thu hút, đa dạng, hiện đại kết hợp lý thuyết với thực hành chuyên sâu.
2. Cần những kỹ năng gì khi học ngành kỹ thuật hàng không?Là ngành học có tính chất đặc thù và yêu cầu khắt khe vì vậy để học tốt lĩnh vực hàng không, bạn cũng chuẩn bị cho mình kỹ năng cần thiết như:
Có sự đam mê, nhiệt huyết với ngành kỹ thuật hàng không. Say mê tìm tòi nghiên cứu phát triển kiến thức.
Nhanh nhẹn xử lý các tình huống xảy ra, sẵn sàng xông pha khi máy bay gặp sự cố, có trách nhiệm với công việc.
Cẩn thận, tập trung trong công việc, hạn chế sai sót, mắc lỗi.
Luôn trau dồi kỹ năng ngoại ngữ vì yêu cầu đòi hỏi ngành hàng không về ngoại ngữ rất cao rút ngắn thời gian học tập.
Có thái độ làm việc và tiếp thu kiến thức tích cực, tôn trọng ý kiến, đề cao tính an toàn trong ngành hàng không.
3. Trường đào tạo ngành Kỹ thuật hàng khôngHọc viện Hàng Không ( 104 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP.HCM)
HV phòng không không quân (xã Kim Sơn, H. Sơn Tây, HN)
Đại học Bách Khoa HN (số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, HN)
Đại học Bách khoa chúng tôi ( số 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP HCM)
Đại học khoa học và công nghệ HN ( 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN)
4. Ngành kỹ thuật hàng không được học những gì?Sinh viên đang theo học ngành Kỹ thuật hàng không sẽ được học về:
Các loại Máy bay động cơ: Thiết bị động lực nhiên liệu, bôi trơn, cất hạ cánh (cánh tà, cánh liệng,…),
Vũ khí Hàng không: Chuyên quản lý về máy ngắm, tên lửa, pháo, ghế nhảy dù…
Vô tuyến điện tử sinh viên được quản lý về các phương tiện thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra-đa phát hiện mục tiêu…
Được học về các kiến thức khối tự nhiên, tìm hiểu sâu về khoa học, kỹ thuật, các thuật toán.
Không chỉ được trang bị kiến thức, mà kỹ năng cũng sẽ được trau dồi như:
Kỹ năng khai thác, bảo trì, bảo dưỡng máy bay.
Kỹ năng tính toán thiết kế kỹ thuật và vận hành, khai thác đường bay.
Kỹ năng tính toán, lựa chọn vật liệu trong quá trình thiết kế bộ phận và hệ thống máy bay.
Kỹ năng tính toán thiết kế kết cấu, dao động của kết cấu dưới tác động của lưu chất, vấn đề dao động trong kỹ thuật, các hệ truyền động thủy lực và khí nén.
Kỹ năng đánh giá tính năng, khai thác và bảo trì thiết bị bay.
Kỹ năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình để đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các ràng buộc thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khoẻ và sự an toàn, có thể sản xuất được, và có tính bền vững.
Kỹ năng hoạt động trong các nhóm liên ngành.
Kỹ năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Kỹ năng phân tích, thiết kế, mô phỏng, sản xuất và kiểm tra một vấn đề kỹ thuật.
Kỹ năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật.
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Kỹ thuật hàng không
Khối A01: bao gồm 3 môn toán, vật lý, hóa học.
Khối A02: bao gồm 3 môn toán, vật lý, sinh học.
Khối D07: bao gồm 3 môn toán, hóa học, tiếng Anh.
Khối D90: bao gồm 3 môn toán, tiếng Anh, KHTN.
6. Ngành kỹ thuật hàng không ra làm gì?
Trở thành kỹ sư, kỹ thuật viên hàng không làm việc tại các sân bay, hãng hàng không trong và ngoài nước hoặc các công ty chuyên về kỹ thuật hàng không.
Giảng dạy, đào tạo, cố vấn tại các trường giảng dạy chuyên về kỹ thuật hành không.
Chuyên viên nghiên cứu về lĩnh vực hàng không, thiết bị hàng không tại các viện nghiên cứu, công ty hàng không, trường đại học.
Chuyên viên, kỹ sư sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật hàng không trên cả nước, các hãng hàng không, các công ty hàng không.
7. Mức thu nhập ngành Kỹ thuật hàng khôngLà ngành đòi hỏi năng lực và trình độ cao cho nên ngành Kỹ thuật hàng không luôn thu hút nhân tài với chế dộ đãi ngộ hấp dẫn. Mức lương trung bình đối với kỹ thuật viên ngành hàng không từ 20 đến 30 triệu và có thể cao hơn nhiều tùy theo trình độ, bằng cấp.
Chuyên Ngành Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học
Đánh giá
Review ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU): Cơ hội nghề nghiệp rộng mởSố lượng bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến trung ương tới địa phương, hay các phòng khám tư nhân tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, và xét nghiệm y học là một lĩnh vực không thể thiếu tại các cơ sở đó, mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn.
1. Giới thiệu
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp cho sinh viên những kiến thức cũng như kỹ năng trong vận hành máy móc, thiết bị để phân tích các mẫu bệnh phẩm thu được, phục vụ cho công việc chẩn đoán, điều trị, xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Với cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, cùng hệ thống giảng đường, phòng thực hành được trang bị các máy móc tiên tiến, trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, mang lại điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên. Bởi vậy, sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại ĐHYK Phạm Ngọc Thạch luôn đáp ứng chuẩn đầu ra nghề nghiệp cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp, được đánh giá cao trên thị trường lao động.
2. Điểm chuẩn Kỹ thuật xét nghiệm y học
TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Kỹ thuật xét nghiệm y học
Kỹ thuật xét nghiệm y học 24.224.8525.725.6Ghi chú
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM
Đánh giá
Thí sinh có hộ khẩu tại TP.HCM
3. Chương trình đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm y học
Thông tin tuyển sinh ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học:
Tên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học
Mã ngành 7720601
Khối thi B00 (Toán, Hóa, Sinh)
Thời gian đào tạo 4 năm
Danh hiệu tốt nghiệp Cử nhân
Học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, sinh viên sẽ tiếp cận với các kiến thức về vi sinh, ký sinh, sinh lý học, giải phẫu học, hóa sinh, dược lý học, mô phôi, sinh lý bệnh,… và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành đào tạo như truyền máu, huyết học, sinh học phân tử, ký sinh trùng, vi sinh, hóa sinh, giải phẫu bệnh,… hướng tới sinh viên có khả năng làm việc linh hoạt, tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ, giải quyết nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, trường cũng liên kết với nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, từ đó giúp sinh viên có cơ hội rèn giũa kiến thức, làm quen với môi trường làm việc chất lượng cao.
4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học
Sinh viên Kỹ thuật xét nghiệm y học sau khi tốt nghiệp có thể được chọn công tác ưu tiên theo thứ hạng xếp loại toàn khóa, được phân tới các cơ sở y tế trên địa bàn chúng tôi do đó sinh viên có cơ hội đi làm ngay từ khi vừa tốt nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn đảm nhiệm các vị trí như Kỹ thuật viên xét nghiệp, chuyên viên tư vấn và xét nghiệm, quản lý phòng thí nghiệp tại bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng các cấp từ trung ương với địa phương, hay tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục khác.
Mức lương ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học không quá cao, nhưng sức cạnh tranh không lớn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, vì vậy đây là một ngành đáng lựa chọn tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nếu em muốn gửi gắm mình cho nền Y học nước nhà cũng như thế giới.
Ngành Kỹ Thuật Hàng Không: Cơ Hội Và Thách Thức Của Sinh Viên
Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật hàng không
Ngành kỹ thuật hàng không là gì?
Lịch sử Kỹ thuật hàng không bắt đầu được khai phá và phát triển vào thế kỷ 19. Ngành này tập trung vào việc đào tạo cách thiết kế và xây dựng các loại máy móc có thể bay. Review ngành Kỹ thuật hàng không gồm hai lĩnh vực riêng biệt là Kỹ thuật hàng không dân dụng và Kỹ thuật hàng không vũ trụ.
Kỹ thuật hàng không dân dụng tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các loại máy bay để sử dụng trong không gian bầu khí quyển trên Trái đất. Kỹ thuật hàng không vũ trụ tập trung vào nghiên cứu và phát triển các loại tàu vũ trụ hoặc vệ tinh.
Học gì ngành hàng không kỹ thuật?
Tương tự như các ngành kỹ sư khác, trong hai năm đầu học ngành Kỹ thuật Hàng Không, bạn sẽ được học các môn cơ bản. Chẳng hạn như: Toán, Vật lý, Điện và Cơ, khí động lực học đại cương, phân tích kết cấu đại cương,.. Ngoài ra bạn sẽ học các môn học về động lực học, kết cấu – vật liệu, thiết kế – điều khiển máy bay,…
Triển vọng của ngành hàng không phát triển
Với tiềm năng phát triển hàng không trong nước, các kỹ sư tốt nghiệp Kỹ Thuật Hàng Không sẽ được các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước đánh giá cao và có nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Ngành Kỹ Thuật Hàng Không đang có triển vọng phát triển tích cực trong tương lai. Đây là ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp vào việc kết nối thế giới và phát triển kinh tế của các quốc gia. Ngoài ra, sự tiến bộ trong công nghệ cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển của ngành hàng không.
Chương trình đào tạo kỹ thuật hàng không mới nhất
Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương.
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đường lối CM của Đảng CSVN.
Kỹ thuật điện, điện tử.
Vật liệu hàng không.
Môn học
ngành Kỹ Thuật Hàng Không
–
Pháp luật đại cương.
Lý luận về thể dục thể thao
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).
Tiếng Anh.
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản, Giải tích.
Khối thi và điểm chuẩn kỹ thuật hàng không
Khối thi và điểm chuẩn là những yếu tố quan trọng mà các thí sinh cần quan tâm khi muốn theo học kỹ thuật hàng không. Cụ thể như sau:
Mã ngành và điểm chuẩn ngành kỹ thuật hàng không
Mã ngành học Kỹ thuật hàng không là 7520120. Điểm chuẩn ngành dao động từ 19 đến 22 điểm. Tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của trường khác nhau sẽ có điểm chuẩn khác nhau.
Khối thi
A00: bao gồm môn thi Toán, Vật lý và Hóa học.
A01: bao gồm môn thi Toán, Vật lý và Sinh học.
D07: bao gồm môn thi Toán, Hóa học và Tiếng Anh.
D90: bao gồm môn thi Toán, Khoa học tự nhiên và Tiếng Anh.
Top các trường đào tạo ngành kỹ thuật hàng không hot nhất
Học viện hàng không Việt Nam
Học viện hàng không Việt Nam đào tạo các ngành kỹ thuật hàng không. Chẳng hạn như phi công, kỹ sư hàng không, điều hành hàng không, quản lý hàng không,…Học viện hàng không Việt Nam đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sĩ hàng không cho nhu cầu phát triển ngành của đất nước.
Học viện phòng không – không quân
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội – trường đào tạo ngành kỹ thuật hàng không được đánh giá là một trong những trường đại học tốt nhất ở Việt Nam. Trường có nhiều ngành học đạt chất lượng quốc tế. Trong đó ngành hàng không được đánh giá cao và được nhiều học sinh, sinh viên theo đuổi hiện nay.
Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội đào tạo một số ngành chất lượng như Khoa Công nghệ thông tin, Khoa học và Công nghệ hạt nhân, Điện tử – Viễn thông, Hàng không,…. Ngoài ra trường có mối liên kết chặt chẽ với các công ty công nghệ hàng đầu cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đại học Bách khoa – Đại học quốc gia TP.HCM
Trường Đại học Bách khoa quốc gia chúng tôi chuyên đào tạo ngành kỹ thuật hàng không, kỹ thuật, công nghệ thông tin,… Trường có khuôn viên rộng với số lượng sinh viên và giảng viên đông đảo. Hiện tại trường có nhiều chương trình học bằng tiếng Anh và đối tác hợp tác với nhiều doanh nghiệp hàng đầu.
Ai có tố chất phù hợp với ngành kỹ thuật hàng không?
Để thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không, người học cần phải có những kỹ năng và tố chất sau đây:
Sử dụng được kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật trong thực tiễn.
Học
ngành kỹ thuật hàng không
cần có khả năng giao tiếp tốt và làm việc trong nhóm.
Sinh viên yêu cần cần kỹ năng về ngoại ngữ, tin học.
Có tính cần cù, kiên trì và kiên nhẫn.
Chú ý đến từng chi tiết, sáng tạo và cẩn thận.
Ngành hàng không ra trường làm những gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng không, sinh viên có thể làm việc trong nhiều vị trí khác nhau. Một số công việc thường gặp bao gồm:
Kỹ sư hàng không
Một công việc phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn sau khi ra trường là làm việc tại vị trí nghiên cứu, phát triển, bảo trì và kiểm tra các dòng máy bay. Cụ thể bao gồm máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ sinh,… Công việc này yêu cầu bạn sử dụng các nguyên lý khoa học, toán học và công nghệ.
Nhân viên thiết kế hàng không
Chuyên viên nghiên cứu trong ngành hàng không
Học kỹ thuật hàng không ra làm gì, sinh viên ra trường có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên nghiên cứu hàng không. Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm các công nghệ, vật liệu, hệ thống cung cấp dịch vụ tốt nhất cho ngành hàng không.
Nhân viên bảo dưỡng hàng không
Sinh viên ngành kỹ thuật hàng không có thể trở thành nhân viên bảo dưỡng hàng không mang đến mức lương đáng mơ ước. Nhiệm vụ của bạn là thực hiện các kiểm tra và bảo dưỡng máy bay để đảm bảo toàn bộ máy bay hoạt động tốt và mượt mà.
Mức lương của ngành kỹ thuật hàng không ở Việt Nam
Hàng không là lĩnh vực đang rất phát triển và cần nhiều người có trình độ cao để làm việc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực này lại rất hiếm.
Vì thế, sinh viên theo học ngành này có rất nhiều cơ hội để tìm việc làm và mức lương cũng khá hấp dẫn. Hiện nay, mức lương trung bình của nhân viên bảo trì máy bay tại các hãng hàng không quốc tế dao động từ 2000 đến 4000 đô la Mỹ mỗi tháng.
Kết luận
Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Là Gì? Có Nên Theo Đuổi Ngành?
Ngành kỹ thuật phần mềm là ngành gì?
Kỹ thuật phần mềm là một ngành học chuyên nghiên cứu về việc sử dụng các kỹ thuật toán học, công nghệ, lập trình, khoa học và thiết kế một cách có hệ thống và nguyên tắc. Từ đó kiểm tra, đánh giá và bảo trì những phần mềm, chương trình trên hệ thống máy tính.
Các phần mềm này đã trở nên rất phổ biến và gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như những phần mềm hỗ trợ công việc trong ngành kỹ thuật phần mềm như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint, Google Docs,.. Hoặc các phần mềm mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter… Tất cả các sản phẩm này đều được tạo ra từ kỹ thuật phần mềm và đem lại lợi ích lớn cho con người.
Review ngành kỹ thuật phần mềm
Vậy theo học chuyên ngành phần mềm này sẽ được học những môn gì? Chuyên ngành này đào tạo những bộ môn cụ thể nào?
Kỹ thuật phần mềm học môn gì?
Vậy ngành kỹ thuật phần mềm học những gì? Khi theo học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm. Thêm vào đó là các kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm để hỗ trợ phát triển các phần mềm khác.
Trong 1, 2 năm đầu, sinh viên sẽ học các môn đại cương và môn cơ sở ngành như giải tích, xác suất thống kê, toán rời rạc, lập trình, cấu trúc dữ liệu và nhập môn Công nghệ phần mềm. Đến năm thứ 3, bạn sẽ được chọn chuyên ngành và học chuyên sâu theo hai hướng là Phát triển phần mềm hoặc Môi trường ảo và phát triển ứng dụng game.
Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm đào tạo gì?
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm gồm 2 bộ môn chính, đó là bộ môn phát triển phần mềm và bộ môn phát triển môi trường ảo – phát triển game.
Môn Phát triển phần mềm
Bộ môn Phát triển phần mềm trong ngành kỹ thuật phần mềm giới thiệu về các đặc điểm cơ bản của phần mềm, vòng đời của phần mềm và các hoạt động kỹ thuật trong phát triển phần mềm. Nó cũng cung cấp kinh nghiệm về việc chọn lựa các kỹ thuật, công cụ, mô hình vòng đời dự án, đảm bảo chất lượng và quản lý dự án.
Ngoài ra, bộ môn này còn giới thiệu đến bạn các loại hệ thống khác nhau, các phương pháp xây dựng và phát triển các ứng dụng thực tiễn. Các ứng dụng này áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế, quản lý doanh nghiệp.
Nó cũng bao gồm các mô hình, quy trình và những giải pháp công nghệ mới, hiện đại để phát triển phần mềm, cùng với các công cụ hỗ trợ (CASE tools),…
Môn học Môi trường ảo và Phát triển game
Tiếp theo trong ngành kỹ thuật phần mềm, Bộ môn Môi trường ảo và Phát triển game cung cấp kiến thức đa dạng về phát triển phần mềm nhúng. Bao gồm các mô hình, giải pháp và quy trình.
Ngoài ra, bộ môn này còn trang bị cho bạn những kiến thức về U-computing, U-commerce và công nghệ xây dựng ngôi nhà thông minh. Một trong những nội dung hấp dẫn nhất của bộ môn này là Engine development – chuyên sâu nghiên cứu các công nghệ đồ họa 3 chiều, vật lý và âm thanh để phát triển game.
Bên cạnh đó, bộ môn còn đào tạo thêm những kỹ năng khác như phát triển game Online, Game thông minh (AI) và tạo thế giới ảo trong game (Virtual World).
Khối thi và điểm chuẩn ngành kỹ thuật phần mềm
Vậy khối thi và điểm chuẩn của chuyên ngành phần mềm này là gì? Điểm chuẩn mới nhất của ngành là bao nhiêu? Chúng tôi đã cập nhật chi tiết, mời bạn tham khảo ngay!
Khối thi và mã ngành kỹ thuật phần mềm
– Mã ngành: 7480103
– Ngành Kỹ thuật phần mềm tại các trường đang xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
D01: Ngữ văn – Toán – Ngôn ngữ Tiếng Anh
D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Điểm chuẩn của ngành
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm thường được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như từng năm, từng trường và từng hình thức xét tuyển. Ví dụ như, năm 2023, hình thức xét học bạ yêu cầu mức điểm trung bình từ 18 – 27,5 điểm.
Còn hình thức thi Tốt nghiệp THPTQG yêu cầu mức điểm từ 16 – 27,55 điểm. Vì vậy, bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên về mức điểm tuyển của trường đại học mà mình muốn theo học để chuẩn bị ôn thi một cách hiệu quả nhất.
Ngành kỹ thuật phần mềm học trường nào tốt? Danh sách trường
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Đại học Văn Lang
– Khu vực miền Trung:
Đại học Duy Tân
Đại học Quảng Bình
Đại học Quy Nhơn
– Khu vực miền Nam:
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Đại học Sài Gòn
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Cần Thơ có
ngành Kỹ thuật phần mềm
.
Đại học Quốc tế Miền Đông
Đại học An Giang
Đại học Công nghệ thông tin
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật phần mềm hiện nay ra sao?
Tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn những vị trí công việc trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm mà sau khi tốt nghiệp bạn có cơ hội làm, giúp bạn giải đáp thắc mắc học ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?.
Kỹ sư phần mềm cơ bản (cấp độ Junior)
: Bạn sẽ làm việc trên các dự án phần mềm thực tế, học hỏi các kỹ năng mới và tích lũy kinh nghiệm cần thiết.
Kỹ sư phần mềm cao cấp (cấp độ Senior)
: Bạn có thể đào tạo các kỹ sư cấp dưới hoặc quản lý một nhóm nhỏ của riêng bạn. Làm việc với các yếu tố kinh doanh khác như ngân sách dự án và các mục tiêu cấp cao của công ty.
Quản lý nhóm
: Chịu trách nhiệm về tiến độ công việc của toàn bộ nhóm và giám sát quá trình phát triển sự nghiệp của họ trong công việc.
Kiến trúc sư kỹ thuật
: Xây dựng các quy trình cho nhóm và cung cấp khả năng lãnh đạo về đội ngũ kỹ thuật.
Giám đốc công nghệ (CTO)
: CTO giám sát R&D và sử dụng công nghệ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Đây là đỉnh cao của sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm.
Người làm trong ngành kỹ thuật phần mềm cần tố chất gì?
Để theo học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần phải trang bị cho bản thân những tố chất quan trọng. Cụ thể như sau:
Đam mê về công nghệ và hiểu biết rõ về các phần mềm.
Sở hữu trí thông minh và khả năng logic, sáng tạo cao.
Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy ổn định hoặc tốt.
Thực hiện công việc chính xác và thận trọng.
Yêu thích học hỏi và luôn cập nhật kiến thức mới.
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ từ cơ bản đến thành thạo.
Có khả năng làm việc nhóm, tách nhóm hiệu quả.
Chịu được áp lực công việc.
Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm bao nhiêu? Có cao không?
Kỹ sư phần mềm là một trong những ngành công nghệ có mức lương cao nhất tại Việt Nam, với mức lương ngành kỹ thuật phần mềm dao động từ 10 đến 25 triệu đồng/tháng.
Với vị trí Fresher hoặc sinh viên thực tập, bạn có thể nhận được mức lương từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng.
Vị trí Senior hay quản lý Kỹ thuật phần mềm, mức lương đãi ngộ của bạn có thể lên đến 30 đến 70 triệu đồng/tháng.
Đối với các kỹ sư phần mềm có kiến thức đa dạng về Blockchain, mức thu nhập và đãi ngộ của họ có thể tăng gấp ba lần so với những gì nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, kỹ sư phần mềm còn được hưởng rất nhiều trợ cấp từ công ty như bảo hiểm và thiết bị làm việc, giúp tăng thêm lợi ích cho công việc của họ.
Kết luận
Đô Thị Học Là Ngành Gì, Tốt Nghiệp Ngành Này Ra Làm Gì?
Đô thị học là ngành gì?
Đô thị học là ngành gì? Ngành Đô thị học là một ngành học khoa học tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như: quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng. Mặc dù là một ngành học mới, nhưng được đánh giá rất cao trong nhóm ngành Kiến trúc và Quy hoạch.
Đô thị học là ngành gì?
Cử nhân Đô thị học yêu cầu phải có kiến thức chuyên sâu về ngành Đô thị học và khả năng tư duy khoa học, sáng tạo và tự học tập để nâng cao trình độ. Họ cũng cần phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững. Quản lý và quy hoạch đô thị, cũng như trong việc thực hiện các dự án đô thị.
Ngành đô thị học học gì, đào tạo chương trình ra sao?
Chương trình đào tạo ngành này sẽ trang bị cho các bạn sinh viên kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp. Sinh viên ngành Đô thị học sẽ được học những kiến thức chuyên ngành và cơ sở ngành cụ thể như sau:
– Kiến thức đại cương:
Phần lý luận chính trị: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phần Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật: Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Pháp luật đại cương, Logic học đại cương, Xã hội học đại cương và Kinh tế học đại cương.
Phần Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên và Công nghệ – Môi trường: Xác suất thống kê, Môi trường và phát triển, Sinh hoạt động hướng đầu hóa.
Ngành đô thị học học gì, đào tạo chương trình ra sao?
– Kiến thức cơ sở ngành: Trong phần kiến thức này của ngành Đô thị học các bạn sẽ được học các môn như: Phương pháp nghiên cứu đô thị ứng dụng, Đồ họa kiến trúc đại cương, Mỹ thuật đô thị, Đô thị học đại cương và Kỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu đô thị.
– Kiến thức chuyên ngành: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, Dân số học đô thị, Đánh giá kinh tế tài chính của các dự án đầu tư, Hệ thống thông tin địa lý GIS, Kiến trúc đại cương, Kinh tế học đô thị, Nhà ở và quản lý nhà ở, Quản lý đất đô thị, Quản lý môi trường đô thị, Thiết kế đô thị,…
– Kiến thức bổ trợ: Bảo tồn di sản không gian kiến trúc ngành Đô thị học, Truyền thông đại chúng đô thị, Kỹ năng quản lý và lãnh đạo, Kỹ năng đàm phán và thương thuyết, Kỹ thuật xử lý chất thải đô thị, Dịch vụ công đô thị, Xã hội học quản lý, Nghèo đô thị, Thị trường bất động sản, Môi trường văn hóa đô thị, Kỹ năng hội nhập,…
Thông tin xét tuyển của ngành học đô thị học
Tiếp nối những nội dung bên trên, ngay sau đây mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin quan trọng của ngành học này. Gồm có mã ngành, điểm chuẩn mới nhất và khối thi theo quy định. Khi nắm bắt rõ các dữ liệu này, việc đăng ký xét tuyển theo học ngành Đô thị học của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thông tin xét tuyển của ngành học đô thị học
Mã ngành và khối thi đô thị học
– Mã ngành Đô thị học: 7580112
– Ngành học Đô thị hiện nay đang xét tuyển các tổ hợp môn cụ thể như sau:
A01: Toán, Môn Vật lý, Tiếng Anh
C00: Ngữ văn, Môn Lịch sử, Địa lí
D01: Ngữ văn, Môn Toán, Tiếng Anh
D14: Ngữ văn, Môn Lịch sử, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành đô thị học cao không?
Ngành đào tạo Đô thị có 2 hình thức xét tuyển chính là xét điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn của ngành thường dao động từ 20.75 – 21.5 điểm đối với hình thức xét điểm THPT và từ 600 – 640 điểm đối với hình thức xét điểm theo năng lực.
Tuy nhiên, điểm chuẩn ngành Đô thị học có thể thay đổi mỗi năm dựa trên số lượng và học lực của các thí sinh đăng ký ngành. Ngành học này không áp dụng tiêu chí phụ nào trong quá trình tuyển sinh. Vì vậy, các bạn học sinh sinh viên nên lưu ý để có định hướng chính xác khi lựa chọn hình thức xét tuyển.
Điểm chuẩn ngành học đô thị học cao không?
Hiện tại, lĩnh vực đô thị học học trường nào?
Đô thị học hiện đang là một ngành học khá mới tại Việt Nam, vậy nên số lượng các trường đại học đào tạo ngành này vẫn còn hạn chế. Nếu bạn quan tâm đến việc học ngành Đô thị học, bạn có thể tham khảo thông tin về tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đây là một trong số ít các trường đại học tại nước ta hiện đang đào tạo ngành này và có chương trình đào tạo được đánh giá khá chất lượng. Bên cạnh đó, hai trường cũng thường xuyên cập nhật với các xu hướng mới trong ngành.
Sau khi tốt nghiệp ngành đô thị học ra làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực Đô thị học sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tham gia đóng góp và làm việc tại các công việc như:
Nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng và tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Sau khi tốt nghiệp ngành học đô thị ra làm gì?
Sau khi đã hiểu rõ ngành đô thị học ra làm gì, các vị trí làm việc phù hợp với ngành này bao gồm:
Các cơ quan quản lý đô thị, quy hoạch kiến trúc ở các cấp khác nhau (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Phòng Quản lý đô thị-xây dựng…).
Các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng như tổ chức tư nhân.
Các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Mức lương ngành đô thị học hiện nay bao nhiêu?
Mức lương ngành học đô thị học hiện nay bao nhiêu?
Chuyên viên quản lý đô thị: khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị: khoảng 25 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị: khoảng 25 triệu đồng/tháng.
Giảng viên: khoảng 12 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên nghiên cứu xây dựng và phát triển đô thị: khoảng 12 triệu đồng/tháng.
Phẩm chất cần có để theo học đô thị học
Để theo học ngành Đô thị học, ngoài việc có đam mê, am hiểu các kỹ năng chuyên môn, các bạn trẻ trang bị cho bản thân các tố chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu mà ngành đề ra. Cụ thể những tố chất đó bao gồm:
Đam mê và có nhiệt huyết với ngành nghề.
Tinh thần trách nhiệm cao.
Khả năng chịu áp lực cao và thích ứng linh hoạt với những thay đổi trong xu hướng thị trường.
Tinh thần cầu tiến, biết phấn đấu và luôn ham học hỏi.
Kỹ năng làm việc nhóm với nhiều người, giao tiếp và đàm phán.
Kỹ năng hoạch định và tiến hành xem xét, triển khai chiến lược.
Năng lực ngoại ngữ tốt và khả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng.
Có óc sáng tạo và khả năng tư duy thẩm mỹ.
Có tầm nhìn xa trông rộng.
Phẩm chất cần có để theo học đô thị học
Kết luận
Chuyên Ngành Kỹ Thuật Y Sinh
Đánh giá
Review ngành Kỹ thuật y sinh Đại học học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Lương nghìn đô là có thật!1. Ngành Kỹ thuật y sinh là gì?
Kỹ thuật y sinh có tên tiếng Anh là Biomedical engineering, là ngành học ứng dụng các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật và các ý tưởng về thiết kế để đưa ra giải pháp cho sinh học, y học và các mục đích chăm sóc sức khỏe khác. Nói một cách dễ hiểu hơn thì ngành Kỹ thuật y sinh sẽ ứng dụng những thành tựu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như sinh học, vật lý, công nghệ thông tin để nghiên cứu, chế tạo ra những thiết bị chẩn đoán và chữa trị để chăm sóc sức khỏe con người một cách hiệu quả nhất.
Kỹ thuật y sinh gồm những lĩnh vực cụ thể: Xử lý tín hiệu sinh lý học, chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh, tin sinh học, vật liệu sinh học, kỹ thuật sinh học, cơ sinh học, phân tích hệ thống, mô hình ba chiều,…
2. Ngành Kỹ thuật y sinh Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?
Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh theo chương trình tiên tiến. Hệ đào tạo chuẩn bằng tiếng Việt không có ngành riêng mà sẽ chỉ một chuyên ngành của ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông.
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật y sinh được xây dựng dựa theo chương trình của Đại học Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ), do các giảng viên hàng đầu của Đại học Bách Khoa Hà Nội và giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh. Nếu “trình” tiếng Anh của bạn chưa đủ thì cũng không cần lo lắng, bạn sẽ được học bổ túc vào năm nhất.
Nội dung đào tạo:
Khi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn có thể lựa chọn học hệ Cử nhân (4 năm), hệ Kỹ sư (5 năm), hệ tích hợp Cử nhân – thạc sĩ (5,5 năm) hoặc hệ Cử nhân – Thạc Sỹ – Tiến sĩ (8,5 năm). Học phí rơi vào 40-45 triệu mỗi năm.
Học phí cao nhưng đúng là “tiền nào của ấy”. Sinh viên Kỹ thuật y sinh chương trình tiên tiến của Đại học Bách Khoa Hà Nội có một số ưu điểm:
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng thành tạo các kiến thức khoa học, toán học, kỹ thuật để giải quyết các vấn đề y sinh và kỹ thuật
– Có kỹ năng phân tích, thu thập, biên dịch những dữ liệu từ các cơ thể sống
– Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để đánh giá, thiết kế các thành phần, các hệ thống và các quá trình mô tả hiện tượng y sinh
– Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả để làm việc trong nước và nước ngoài.
Với khối lượng kiến thức đầy đủ, thực hành thành thạo và trình độ “nói tiếng Anh như gió”, sinh viên Kỹ thuật y sinh của Bách Khoa luôn được các doanh nghiệp chào đón với mức lương nghìn đô.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật y sinh Đại học Bách Khoa Hà Nội
TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Kỹ thuật y sinh
Kỹ thuật y sinh 23.8923.1514.515.2525.88Ghi chú
Đánh giá
CT TIÊN TIẾN
Đánh giá
TN THPT
Đánh giá
Đánh giá
CT TIÊN TIẾN
Đánh giá
CT tiên tiến
4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật y sinh
Sinh viên theo học Kỹ thuật y sinh tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có cơ hội việc làm rộng mở. Một số lựa chọn tiêu biểu:
– Chuyên viên quản lý, vận hành các trang thiết bị y tế
– Kỹ sư lâm sàng ở những bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế
– Chuyên viên bảo quản, quản lý vận hành máy móc, thiết bị trong các bệnh viện, phòng khám y khoa, trung tâm y tế
– Nhân viên y tế tại những công ty thiết kế và kinh doanh thiết bị y tế
– Chuyên viên nghiên cứu phát triển, xây dựng và quản lý dự án kinh doanh ở các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực thiết bị y tế
– Kỹ sư nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học về lĩnh vực kỹ thuật y sinh,…
Theo khảo sát, 100% sinh viên Kỹ thuật y sinh của Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm ngay sau 6 tháng tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm cũng rất cao từ 8-20 triệu đồng mỗi tháng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Ra Làm Gì? trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!