Xu Hướng 10/2023 # Kể Chuyện Một Mình Rong Ruổi Miền Tây Nam Bộ Bằng Xe Máy (9) # Top 18 Xem Nhiều | Ysdh.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kể Chuyện Một Mình Rong Ruổi Miền Tây Nam Bộ Bằng Xe Máy (9) # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kể Chuyện Một Mình Rong Ruổi Miền Tây Nam Bộ Bằng Xe Máy (9) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ăn xong thì mình thẳng tiến về trung tâm thị trấn Tri Tôn. Đây sẽ là lần thứ hai mình ở lại qua đêm tại thị trấn nhỏ xinh này.

Có rất nhiều điểm dừng chân, tham quan du lịch tại huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang, chẳng hạn như: hồ Tà Pạ, chùa Tà Pạ, núi Cô Tô, hồ Ô Thum, hồ Soài So, KDL Đồi Tức Dụp, cụm thốt nốt trái tim, “cổng trời” của chùa Kon Kas, chùa Hàng Cồng, và rất nhiều những ngôi chùa kiến trúc Khmer đẹp mắt khác,…

Đã tới trung tâm thị trấn Tri Tôn rồi đây!

Chưa vội đi ăn uống, tìm nơi qua đêm, mà tấp vô chùa Xvay Ton (chùa Xà Tón) – ngôi chùa Khmer xưa nhất An Giang để tham quan

Đi Tri Tôn không biết bao nhiêu lần mà giờ mình mới vô ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp nằm ngay trung tâm này. Ảnh tự chụp.

Làm nguyên một sê-ri ảnh tự chụp ở đây!

Bưu điện thị trấn Tri Tôn

Ghé mua ly nước ép bưởi nạp thêm vitamin C nè!

Hỏi thăm chỗ bán cơm chay rồi ghé mua, tính mang về nhà nghỉ ăn (quán nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ở cùng đường, cùng phía với chùa Xvay Ton). Ngờ đâu hôm đó quán bán không lấy tiền.

Vô nhà nghỉ Thanh Loan (nơi lần trước mình từng ở) để thuê phòng. Hình như giá một người là 150.000 đ/ đêm/ phòng máy lạnh thì phải!

Phòng tuy nhỏ nhưng khá sạch sẽ, thoải mái

Hộp cơm trưa miễn phí của mình (thiệt tình nếu biết miễn phí mình sẽ không ghé đây, cảm giác mình hoàn toàn có thể trả tiền trong khi lại được miễn phí nó cứ khó chịu sao sao á, “vô công bất thọ lộc” mà, với lại những thứ miễn phí ấm áp này nên được mang lại cho đúng đối tượng cần thiết hơn mình!)

Ăn cơm, uống nước xong, khỏe quá rồi, mình đánh một giấc cho tới khoảng 3g chiều thì thức dậy. Đi chơi loanh quanh Tri Tôn thôi!

Điểm đến dự tính của mình là thốt nốt trái tim

Trời hãy còn nắng gắt lắm à! Sáng sớm thì lạnh, chứ trưa chiều nắng lên thì cũng khá nóng á!

Ngang qua quảng trường Nguyễn Trãi của thị trấn Tri Tôn

Ngang qua một khóm rừng tre trúc xanh mướt mát, thích ghê luôn á!

Tình cờ đi ngang qua chùa Tà Phốt, nên ghé vô tham quan luôn

Cổng bên của chùa, theo lời người dân thì trong chùa có tình trạng mất cắp, nên nếu đi xe máy tự túc, bạn nhớ để xe ở chỗ nào dễ quan sát nha!

Cổng chính (có lẽ mới xây sau này) của chùa Tà Phốt

Chùa Tà Phốt cũng là một ngôi chùa xưa cũ và vắng vẻ, với người thích tĩnh lặng và hoài cổ như mình thì đây là một nơi đáng tham quan. Ảnh tự chụp.

Lại đi tiếp. Trong ảnh là bình nước miễn phí mà mình nhìn thấy ở nhiều nơi dọc khắp nẻo đường miền Tây.

Theo đường 15 chạy tiếp thì gặp cảnh đồng lúa chín vàng đẹp mắt

Có cây thốt nốt cô đơn giữa cánh đồng

Đi theo bản đồ, trước khi rẽ phải vô con đường dẫn đến thốt nốt trái tim, thì mình ghé chùa Mới cũng là một ngôi chùa Khmer độc đáo để chụp ảnh. Lần đầu tiên mình gặp một ngôi chùa Khmer có cổng màu xanh đặc sắc như vậy!

Một tiệm tạp hóa đối diện chùa Mới

Quay lại rẽ vào con đường đến thốt nốt trái tim thôi!

Cụm thốt nốt hình trái tim đây rồi!

Ảnh tự chụp

Cảnh đồng lúa xung quanh cụm thốt nốt trái tim

Hôm đó mình đi thì không có bóng dáng du khách nào, nên mình đã dành thời gian còn lại ngồi một mình đợi ngắm hoàng hôn…

Thiệt thoải mái hết sức khi chỉ mình mình được tận hưởng khoảng không gian thiên nhiên nên thơ và thanh bình như vậy!

Chân máy ảnh (tripod) và máy ảnh Fujifilm X-A10 đã giúp mình có những bức ảnh chân dung du lịch tự chụp.

Cỏ cây hoa lá hữu tình

Mб»™t chГє dГўn Д‘б»‹a phЖ°ЖЎng dбєЇt bГІ vб»Ѓ nhГ

Chú này thì đang phun thuốc trên đồng

Ánh hoàng hôn tuyệt đẹp – thời điểm “giờ vàng” trong nhiếp ảnh!

Mặt trời đã sắp lặn. Có mấy khi được thư thái ngắm hoàng hôn trên cánh đồng như thế này? À, lúc sáng cũng đã được ngắm bình minh trên cánh đồng. Vậy là hôm nay đã cùng đồng hành với ông mặt trời cả ngày rồi sao?

Hoàng hôn Tri Tôn

Lúc này thì mình cũng dọn đồ đi về. Tình cờ gặp một đám nhóc đạp xe ra đồng chơi, mình lục túi còn mấy viên kẹo, đem cho các bé hết. Lúc đầu các bé lắc đầu không nhận trực tiếp, sợ bị mình dụ dỗ bắt cóc (có lẽ vì mình bịt kín mặt mũi). Mình mới để kẹo lên giỏ xe, rồi trấn an các em. Hóa ra trẻ con vùng biên giờ cũng đã được giáo dục biết cẩn trọng với người lạ mặt rồi. Tốt thôi mà!

Chạy xe về lại trung tâm, không quên ngoái đầu dừng chụp những tấm ảnh ráng chiều cuối ngày.

Thị trấn lúc lên đèn bình yên lạ!

Ghé quán cơm chay Hạnh Tâm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai mua về nhà ăn. Quán này mình cũng từng ăn qua rồi, chỉ tạm được thôi chứ không ngon. Ở thị trấn nhỏ này thì chỉ có vài quán chay thôi à, nếu mua càng trễ thì e là sẽ không còn bán nữa.

(Còn tiếp)

Đăng bởi: Tiến Nguyễn

Từ khoá: Kể chuyện một mình rong ruổi miền Tây Nam bộ bằng xe máy (9)

Cùng “Cạ Cứng” Rong Ruổi Từng Ngóc Ngách Tại Phố Đi Bộ Huế

Nội dung chính

1. Tìm hiểu đôi nét về phố đi bộ Huế

Tọa độ: 3/67 Võ Thị Sáu, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Trước đây, phố đi bộ Huế là khu phố Tây chủ yếu dành cho du khách nước ngoài. Đến nay, phố đi bộ là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Nơi đây gồm 3 phố Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu dài hơn 1 cây số.

Đặc biệt, phố đi bộ Huế được đầu tư đầy đủ hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước, cây xanh và điện, cáp quang mang lại dịch vụ du lịch – giải trí chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan.

Khắp các con phố được bố trí điểm giữ xe máy, xe ô tô có thu phí đối với phương tiện của khách du lịch và những điểm miễn phí giữ xe cho người dân địa phương.

Ảnh: Sưu tầm

Vậy đến phố đi bộ bằng cách nào? Xuất phát từ các điểm trong khu vực thành phố thì bạn có thể di chuyển theo hướng cầu Trường Tiền tiến vào đường Lê Lợi, tiếp tục đi đến đường Đội Cung thì rẽ phải thêm một đoạn nữa là đến phố đi bộ. Con phố nằm ngay trên trục đường chính, gần những con đường đẹp nổi tiếng nối với dòng sông Hương.

Ban ngày thì phố đi bộ Huế có thể cho xe thoải mái ra vào nhưng khi màn đêm xuống thì nơi đây mới thực sự là khu vực dành cho du khách tản bộ mà không có bất kỳ phương tiện nào lưu thông.

2. Thời gian mở cửa của phố đi bộ Huế

Ảnh: @panatda_keratinapasin

So với phố Bùi Viện ở Hồ Chí Minh, phố đi bộ Huế cũng sầm uất, tấp nập không kém. Nơi đây chủ yếu hoạt động về đêm từ 18h đến 2h sáng hôm sau các ngày thứ 6, thứ 7 và từ 18h đến 24h chủ nhật mỗi tuần. Để phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí thì tất cả các phương tiện sẽ bị cấm trong những khoảng thời gian này.

3. Những hoạt động thú vị tại phố đi bộ

Đã đến phố đi bộ Huế thì nhất định phải khám phá hết 5/5 hoạt động cực thú vị sau đây.

Tản bộ ngắm nhìn một góc Huế mộng mơ

Đặc biệt nhất là ngã tư của tuyến phố gây ấn tượng với quang cảnh tuyệt đẹp, lấp lánh ánh đèn nhiều màu của các biển hiệu. Chỉ cần dạo một vòng hết phố đi bộ thì bạn sẽ cảm nhận hết sự náo nhiệt của một Huế vốn yên bình, tĩnh lặng. Riêng những bạn có đam mê check-in sống ảo thì không thể bỏ qua khoảnh khắc phố đi bộ về đêm như thế này.

Thưởng thức các phần trình diễn âm nhạc đặc sắc

Ảnh: @haodang104

Vào ban đêm, phố đi bộ thường diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo như ca hát đường phố, khiêu vũ, tiết mục nhảy tập thể, chơi nhạc cụ… thu hút rất nhiều du khách đứng xem.

Ngồi “nhậu” cùng hội cạ cứng

Ảnh: @d.u.n.g_p.h.a.m

Hầu hết người dân địa phương và du khách đều yêu thích trải nghiệm ngồi nhâm nhi các món nhậu và thưởng thức các cốc bia mát lạnh. Thật tuyệt khi có thể vừa uống bia vừa ngắm nhìn đường phố và trò chuyện cùng đám bạn.

Các quán nhậu ở phố đi bộ Huế dù không được decor sang trọng hay chỉ có vài bộ bàn ghế mộc mạc nhưng vẫn thu hút rất đông du khách ghé vào.

Ngồi trên thuyền và hòa mình vào điệu hò Huế

Ảnh: Sưu tầm

Phố đi bộ nằm gần dòng sông Hương thơ mộng nên bạn không thể bỏ lỡ trải nghiệm ngồi trên thuyền và nghe điệu hò Huế. Không những thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế mà bạn còn được tham gia hoạt động thả hoa đăng nguyện ước ngay trên sông.

Nhâm nhi cà phê và ngắm nhìn phố phường

4. Tham quan những cửa hàng lưu niệm tại phố

Rong chơi phố đi bộ Huế, cứ phải lựa mua một số món đồ dùng làm quà cho bản thân hoặc cho bạn bè, người thân thì mới đúng ý. Dọc trên con phố có nhiều mặt hàng khác nhau với mức giá hạt dẻ như quần áo in hình Đại Nội Huế, in cầu Trường Tiền, giày dép, túi xách, trang sức, nón lá… được tạo nên bởi bàn tay tỉ mỉ của người thợ.

Ảnh: @phamminhhieu0209

Ngoài ra, bạn có thể dạo qua các sạp bán đồ lưu niệm để chọn chiếc móc khóa nhỏ xinh, đồ chạm trổ bằng gỗ, tượng đồng, vật dụng…

5. “Ăn sập” các món ăn đặc trưng Huế dọc phố đi bộ

Huế được ví von như “cái nôi” của nền ẩm thực Việt với phong vị rất riêng không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Dạo chơi ở phố đi bộ Huế, nếu có cảm giác đói bụng thì bạn có thể thỏa mãn niềm đam mê ăn uống với các xe đẩy, quán ăn dọc theo vỉa hè. Chỉ với 100.000đ thì bạn đã có thể ăn đủ các món khác nhau vừa ngon vừa no bụng.

Chè Huế truyền thống

Ở đây có đến 36 loại chè như chè khoai, chè đậu xanh, chè chuối, chè hoa cau, chè bột lọc heo quay… cho bạn tha hồ lựa chọn. Nhiều quán chè ngon đến nỗi du khách phải đứng xếp thành từng hàng dài để có thể thưởng thức được đúng món chè khoái khẩu.

Từ trên cầu Trường Tiền thì bạn đã thấy những quán chè nhiều màu sắc chật kín người. Thật là một trải nghiệm thú vị khi có thể thưởng thức cốc chè chỉ từ 10.000đ vào buổi tối nắng nóng và ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.

Thưởng thức ổ bánh mì chân cầu Trường Tiền

Ảnh: Sưu tầm

Món bánh mì dưới chân cầu Trường Tiền từ lâu đã nức tiếng không chỉ với người dân địa phương mà còn với du khách trong, ngoài nước. Quán bánh đơn sơ nằm đối diện trường Đại học Sư phạm Huế chỉ vỏn vẹn vài chiếc ghế con cho thực khách ngồi lại.

Thử qua các món Tây giá hạt dẻ

Là khu phố Tây cũ, phố đi bộ Huế có không ít quán ăn chuyên phục vụ những món ăn Âu như pizza, gà KFC, mỳ Ý… dành cho “team mê đồ Âu”.  Đặc biệt, giá của mỗi món ăn dao động từ 50.000 – 200.000đ/món khá hợp túi tiền của nhiều người. Bạn có thể ghé qua một số quán như La Gare Bistro, Taboo Pub, Tà Vẹt… với không gian bày trí đẹp mắt và thực đơn đa dạng.

Thưởng thức các món bánh đặc sản của Huế 6. Kinh nghiệm đi chơi ở phố đi bộ Huế

Muốn có được những bức ảnh check-in tuyệt đẹp, không bị “dính” người thì bạn nên đến sớm tầm 17h.

Phố đi bộ chỉ mở cửa vào tối 3 ngày cuối tuần nên bạn hãy tranh thủ xếp lịch để ghé qua đây.

Chú ý đến tư trang, tài sản cá nhân bởi nơi đây đặc biệt sôi động và đông người.

Luôn giữ thành phố sạch đẹp và tránh vứt rác bừa bãi.

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Hân

Từ khoá: Cùng “cạ cứng” rong ruổi từng ngóc ngách tại phố đi bộ Huế

Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc Bằng Lời Của Em (Dàn Ý + 9 Mẫu) Văn Kể Chuyện Lớp 4

Đề bài: Dựa vào bài thơ Nàng tiên Ốc hãy kể lại bằng lời của em và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Dàn ý Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em

1. Mở bài

Ngày xưa, ở làng nọ, có một bà lão nghèo khó.

Hằng ngày, bà vẫn phải đi mò cua bắt ốc để sinh sống…

2. Thân bài

Một hôm, bà lão ra đồng và bắt được một con ốc rất đẹp.

Vỏ của nó có màu xanh lơ, dưới ánh sáng mặt trời nó sáng long lanh.

Bà lão thích quá, đem về nuôi…

Hàng ngày, bà vẫn đi mò cua bắt ốc nhưng khi về đến nhà bà rất đỗi ngạc nhiên thấy sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, vườn rau sạch cỏ và cơm nước nấu tinh tươm.

Bà băn khoăn và tự hỏi không biết ai đã giúp mình.

Một hôm, bà lão không đi làm mà rình xem ai là người đã giúp đỡ mình.

Bất chợt, bà thấy một cô gái từ chum nước bước ra.

Bà liền bí mật đập vỡ vỏ ốc xanh đi, rồi ôm lấy người con gái.

Từ đó cô gái ở với bà lão, họ sống yêu thương nhau và rất hạnh phúc.

3. Kết bài

Câu chuyện cho thấy những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ được đền bù xứng đáng, sẽ được người khác giúp đỡ, yêu thương mình.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 1

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một bà lão nghèo sinh sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Mỗi sáng tinh mơ, bà lại dậy đi ra đồng bắt từng con cua, con ốc rồi đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo. Đến chiều bà mới về căn nhà nhỏ bé của bà ở tận cuối làng.

Một buổi sáng, bà ra đồng bắt ốc như mọi hôm, lúc kéo giỏ lên bà thấy trong đó là một con ốc xinh xắn, vỏ nó màu xanh biêng biếc, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, khác hẳn với những con ốc bình thường bà đã bắt. Bà lão thấy con ốc đẹp quá, liền mang về thả con ốc xanh vào chum nước rồi lại đi làm. Buổi chiều về, bà bỗng thấy nhà cửa đã được dọn sạch sẽ, đàn lợn được ăn no nê đang ngủ trong chuồng. Bà định vào bếp thổi cơm thì lạ thay trong nhà đã có một mâm cơm vừa nấu còn nóng hổi chờ bà. Bà ngạc nhiên quá chạy ra vườn thì thấy vườn rau đã được tưới nước và không còn một đám cỏ dại. Hôm sau, bà vờ đi làm như thường lệ. Đến giữa chừng, bà bí mật trở về cổng nhà rình xem. Một lúc sau bà thấy từ trong chum nước, có một nàng tiên xinh đẹp mặc chiếc áo xanh với váy hồng thướt tha, nhẹ nhàng uyển chuyển bước ra, giúp bà làm việc nhà. Cô gái có làn da trắng như ngọc, mắt sáng như sao, ẩn dưới làn mi dài cong vút. Đôi môi đỏ tươi như son, khẽ mỉm cười để lộ ra hai hàm răng trắng đều như hạt bắp, cô vừa làm vừa hát, giọng cô trong trẻo, thánh thót như những giọt sương.

Bà lão bèn chạy vào sân, lấy vỏ con ốc xanh ra và đập vỡ nó. Nàng tiên nghe thấy tiếng động, bèn hóa thành một làn khói, chui vào vỏ con ốc nhưng không kịp nữa rồi. Đúng lúc đó, bà lão đã ôm lấy nàng xin nàng hãy ở lại với bà, cho bà đỡ cô đơn. Cô gái e thẹn nhận lời, và từ đó về sau hai mẹ con bà lão sống hạnh phúc bên nhau.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 2

Từ rất lâu rồi, ở ngôi làng nọ có một bà lão hiền lành, phúc hậu nhưng không có con cháu, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Ngày ngày, bà ra ruộng mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày.

Một hôm, lúc đang mò ốc, bà mò được một con ốc xanh rất to và đẹp. Nhìn ngắm một hồi bà quyết định đem ốc về nuôi. Sau khi bà lão bắt đầu nuôi chú ốc xanh, ngày nào bà cũng dành thời gian nói chuyện, tâm sự với ốc, xem ốc như người thân trong nhà. Nhưng cũng từ lúc đó, ngôi nhà của bà xuất hiện nhiều điều kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về thì sân vườn đều đã sạch tinh tươm, đàn lợn đã được ăn no, tắm mát, và trong nhà luôn có sẵn một mâm cơm ngon lành đang chờ đợi. Lúc đầu bà nghĩ là có trộm vào nhà. Nhưng suy nghĩ lại thì bà thấy không phải, mà là một người hảo tâm nào đó. Thế nhưng vì sao người tốt bụng ấy lại phải trốn như vậy. Với những trăn trở ấy, bà quyết định ngày mai sẽ rình xem mọi việc là như thế nào. Nghĩ là làm, hôm sau, bà ra khỏi nhà từ sáng sớm, sau đó, bà quay lại nhà và núp sau cây cau trước nhà để quan sát. Thì bà nhìn thấy một cô gái trẻ vô cùng xinh đẹp, mặc bộ váy màu xanh lấp lánh bước ra từ chum nước nuôi ốc. Vậy là bà hiểu ra rồi. Cô ốc đang trả ơn bà đây mà. Nhìn bóng dáng cô tất bật dọn dẹp nhà cửa. Bà sinh lòng yêu thương trìu mến. Thế là bà chạy vào đập vỡ vỏ ốc, rồi nói với nàng ốc rằng: hãy ở lại làm con gái của bà, làm người thân của bà. Cảm động trước tình cảm của bà lão, nàng tiên ốc đồng ý. Từ hôm đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

Qua câu chuyện trên, em hiểu được rằng, chỉ khi mọi người đối xử với nhau bằng những tình cảm chân thành, tốt đẹp thì khi ấy chúng ta mới có thể sống hạnh phúc và vui vẻ.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 3

Thuở ấy có một bà già nghèo sống độc thân. Bà tự mình ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Một hôm, bà bắt được một con ốc, vỏ nó phủ một màu xanh biếc trông rất lạ, rất xinh. Vì vậy, bà đem thả vào một chum nước.

Không hiểu sao từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy một điều lạ lắm. Dường như có một bàn tay nội trợ khéo léo nào đó đã giúp bà làm hết mọi chuyện trong nhà. Từ quét dọn nhà cửa, vun xới vườn tược, cho lợn gà ăn uống đầy đủ no say đến mâm cơm cũng được dọn sẵn lên bàn, tươm tất đâu vào đấy. Bà quyết định tìm ra nguyên nhân sự lạ ấy. Một hôm bà giả vờ đi làm như mọi ngày, đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm chỗ kín, ngồi rình xem chuyện gì đã xảy ra ở nhà mình. Bỗng nhiên, bà thấy một người con gái từ trong chum nước bước ra. Nàng đẹp như một cô tiên giáng trần, tuổi độ mười tám đôi mươi. Nàng mặc một bộ đồ màu xanh xinh xắn như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm chúm chím như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bước vào nhà dọn dẹp… Bà nhẹ nhàng đến bên chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, người con gái vội vàng trở lại chum nước để chui vào vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Bà nhìn cô gái rồi nói:

– Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó cô trở thành đứa con yêu của bà. Hai mẹ con họ sống thật đầm ấm hạnh phúc.

Câu chuyện cho thấy những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ được đền bù xứng đáng, sẽ được người khác giúp đỡ, yêu thương mình.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 4

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một bà cụ nghèo không chồng, không con, bà sống trong một túp lều tranh tuềnh toàng. Hàng ngày, từ sáng sớm tinh mơ bà đã thức dậy ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống. Bà cụ có dáng người nhỏ bé, thân hình gầy còm bước đi chậm chạp, da mặt cụ đen và nhăn nheo, trông thật tội nghiệp. Nhưng đôi mắt của bà tinh tường và nhân hậu ai nhìn cũng thể hiện sự thông cảm, và gần gũi. Vì thế mọi người trong làng đều yêu thương và quý mến bà.

Cũng như mọi hôm bà cũng dậy sớm và ra đồng mò cua, bắt ốc. Tình cờ bà nhặt được một con ốc lạ, nó xinh xắn và rất khác với những con ốc bình thường. Vỏ nó màu hồng trông rất dễ thương. Vì thế bà không bán mà bà mang về thả ốc trong một cái chum để nuôi.

Một điều kì lạ, từ khi bà thả con ốc vào chum, mỗi lần bà đi làm về thì bao giờ nhà cửa cũng được quét dọn sạch sẽ từ trong ra ngoài ngăn nắp, cơm nước đã được dọn sẵn. Dường như có một người nào đó đang âm thầm giúp bà. Bà cụ quyết định phải tìm cho ra lẽ. Rồi một buổi sáng, bà giả vờ đi làm như mọi khi. Đến nửa đường bà quay trở lại, tìm một góc khuất núp kín, quan sát. Bỗng nhiên từ trong chum bà thả con ốc, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên, rồi nhẹ nhàng bước vào nhà làm việc. Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc, bà rón rén đến bên chum nhặt chiếc vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra. Thấy động nàng tiên quay lại chum nước định chui vào vỏ ốc nhưng đã muộn. Bà cụ bước lại ôm nàng tiên, xúc động nói: con hãy ở lại đây với ta.

Từ đó về sau hai mẹ con sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 5

Ngày xưa, ở một làng nọ, có một bà lão nghèo chuyên đi mò cua bắt Ốc để sinh sống. Một lần, bà bắt được một con ốc rất xinh đẹp, nó có một cái vỏ màu biêng biếc xanh, không hiểu sao bà rất yêu con ốc này, bà quyết định không bán và đem về nhà thả vào chum nước.

Hàng ngày, bà vẫn đi mò cua bắt ốc nhưng khi về đến nhà bà rất đỗi ngạc nhiên thấy sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, vườn rau sạch cỏ và cơm nước nấu tinh tươm. Bà băn khoăn và tự hỏi không biết ai đã giúp mình.

Thấy chuyện lạ, bà quyết định rình xem ai là người đã giúp đỡ bà. Bà không ngờ được người giúp bà chính là cô gái chui ra từ trong vỏ ốc xanh kia, từ trong chum nước bước ra. Bà liền bí mật đập vỡ vỏ ốc xanh đi, rồi ôm lấy người con gái. Từ đó, cô gái ở với bà lão, họ sông yêu thương nhau và rất hạnh phúc.

Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương giữa bà lão và nàng tiên Ốc (bà lão thương nàng tiên Ốc, nàng liền biến thành người giúp đỡ bà). Qua đó nhắn nhủ con người phải biết sống yêu thương nhau.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 6

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ, có một bà cụ nghèo khổ sống một mình không có con cháu. Hằng ngày bà ra ruộng mò cua, bắt ốc để kiếm sống.

Một hôm, bà mò được một con ốc to rất đẹp. Vỏ ốc có màu xanh lơ, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như viên ngọc quý. Nếu bà đem bán con ốc này cho nhà quan thì bà sẽ không phải vất vả ngày ngày như thế này nữa. Thế nhưng, càng nhìn con ốc, bà càng thấy trìu mến lạ thường. Vậy là, bà đem con ốc xanh về nuôi trong lu nước chứ không ăn hay đem bán.

Cũng từ hôm đó, trong nhà bà cụ xảy ra rất nhiều chuyện lạ lùng. Hôm nào, sau khi trở về nhà, bà cũng nhìn thấy sân nhà sạch sẽ, sân vườn sạch cỏ, đàn lợn đã được ăn no và mâm cơm tươm tất. Bà lấy làm lạ lắm, không biết là người nào đã tốt bụng giúp đỡ bà. Vì thế, bà quyết định phải biết bằng được người tốt bụng ấy là ai. Hôm sau, bà giả vờ đi làm như mọi ngày, rồi lại trở về nhà và núp ở bên ngoài xem xét tình hình. Bỗng nhiên, bà nhìn thấy con ốc trong lu nước bay lên và tỏa ra ánh sáng xanh kì diệu. Rồi từ trong con ốc bước ra một thiếu nữ trẻ và xinh đẹp. Nàng nhanh nhẹn giúp bà quét dọn nhà cửa và nấu cơm. Nhìn hình ảnh tất bật của cô, bà vô cùng cảm động. Bà vội chạy vào đập vỡ vỏ ốc, và ôm lấy cô rồi bảo:

Cảm nhận vòng tay ấm áp và ánh mắt trìu mến của bà lão. Cô gái ốc cảm động đồng ý. Từ đó, hai mẹ con hạnh phúc sống cùng nhau rất lâu, rất lâu.

Qua câu chuyện này, em hiểu được rằng, khi chúng ta sống hiền hòa, tốt bụng, biết quan tâm người khác thì sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 7

Câu chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn. Bà luôn sống cô đơn trong chiếc lều rách nát, nhỏ hẹp chỉ đủ để che nắng che mưa, nhưng cũng chẳng đủ để ngăn cản những đợt gió rét lạnh khi mùa đông về. Hơn nữa bà cũng chẳng có con hay là cháu để ở bên cạnh chăm nom, đỡ đần mỗi khi trái gió trở trời hay ốm đau, bệnh tật.

Hằng ngày thì bà lão đều phải ra đồng để mò cua và bắt ốc, sau đó lại đem chúng đi đổi thành tiền để mua gạo, mua rau sống cho qua ngày.

Vào một ngày nọ, trong lúc bà mải mê bắt ốc thì vô tình bắt được con ốc đẹp đẽ vô cùng. Con ốc này có vỏ màu xanh ngọc bích, cũng chỉ to hơn một chút so với ngón cái của bà lão, nhưng lại tỏa ra được những ánh sáng đẹp lấp lánh khi soi dưới ánh sáng mặt trời.

Bà lão vô cùng vui mừng, liền nâng niu nó trên đôi tay nhăn nheo, gầy guộc và chất đầy những vết chai sạn của mình. Bởi vì thương cho con ốc đẹp nên bà chẳng đem nó đi bán, bà đem nó về nhà mình và nuôi nó trong chiếc chum nước để ngay sân nhà.

Và như thường lệ, ngày nào bà cũng chăm chỉ, cặm cụi để làm công việc quen thuộc của mình. Mỗi ngày bà vẫn mang giỏ ra đồng để bắt ốc, mò cua. Tuy nhiên thì mỗi khi về nhà bà lại ngạc nhiên vô cùng. Bởi vì sân nhà đều được quét tước sạch sẽ tươm tất, còn vườn rau ở phía sau thì được nhặt cỏ sạch sẽ, trên bàn có sẵn cơm dẻo canh ngọt tinh tươm hết cả. Dù bà lão có cố sức nghĩ nhưng cũng chẳng thể nào đoán ra được người nào lại tốt bụng mà giúp mình những công việc này.

Advertisement

Ngày hôm sau thì bà cũng vẫn rời nhà ra đồng, tuy nhiên thì khi giữa buổi, bà lão quyết định quay về nhà để tìm hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Khi đến cổng nhà thì bà bỗng nhẹ bước chân, rón ra rón rén bước tới và núp ở sau cửa, bà muốn rình xem người nào đã giúp bà dọn nhà, nấu cơm mấy ngày hôm nay.

Bà lão đã trông thấy được từ trong chum nước, có một cô gái rất xinh đẹp bước ra ngoài, cô có làn da trắng hồng, có đôi mắt đen to tròn như là mắt của bồ câu, đôi mắt xinh đẹp ấy ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cô có một mái tóc dài đen ánh và óng ả. Trên người cô khoác chiếc áo dài màu xanh ngọc bích, và dáng đi của cô thì rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.

Cô làm việc nhà rất thành thạo và nhanh thoăn thoắt. Từ việc dọn dẹp cửa nhà, cho tới việc quét sân hay là nhổ cỏ vườn rau, cô làm đều rất nhanh nhẹn và sạch sẽ. Sau khi hoàn thành hết những công việc đó thì cô bắt tay vào đong gạo để nấu cơm.

Nhìn lén đến lúc này, bà lão cũng nhận ra được mọi chuyện. Bà liền nhẹ nhàng đi tới chỗ chum nước, nhanh tay lấy cái vỏ ốc để đập vỡ ra. Khi nghe có tiếng động thì cô gái xinh đẹp vội vội vàng vàng chạy về phía chum nước định chui lại vào trong chiếc vỏ ốc của mình, nhưng mà mọi việc đã muộn rồi, chiếc vỏ ốc của cô đã bị bà lão đập bể tan tành.

Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:

– Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!

Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 8

Ngày xưa có một bà lão rất nghèo, không có cái gì để nương tựa. Hằng ngày, bà phải mò cua bắt ốc kiếm ăn.

Một hôm, bà bắt được một con ốc rất xinh. Bà ngắm ốc trên tay. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân mềm mại. Bà lão bỗng động lòng trước ốc. Về nhà, bà thả ốc vào chung nước, không nỡ bán đi. Từ hôm đó, bà nhận thấy trong nhà có nhiều điều khác lạ. Đi làm về, nhà cửa đã có ai quét sạch bong. Đàn lợn trong chuồng đã được ăn no. Trong bếp, cơm nước đã nấu tinh tươm.Vườn rau đã dọn sạch cỏ. Mấy ngày liền như vậy, bà lão lấy làm lạ: từ trong chum nước một làng tiên bước ra. Nàng tiên đi lại, quét sân, quét nhà rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau. Bà lão hiểu ra mọi chuyện. Bà rón rén đến bên chum nước nhặt vỏ ốc lên, đập vỡ vỏ ốc để nàng không thể bước vào được nữa. Nghe thấy tiếng động, nàng tiên giật mình chạy lại.Nàng tìm vỏ ốc nhưng vỏ đã bị bà lão đập vỡ rồi. Bà lão ôm lấy nàng tiên rồi dịu dàng nói:

Từ đó, bà lão và nàng tiên Ốc sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con trong nhà.

Kể chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em – Mẫu 9

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có bà già nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Một hôm, bà bắt được một con ốc vỏ màu xanh biếc, khác hẳn ốc thường. Ngắm con ốc, bà thích lắm nên không bán mà đem thả vào trong chum nước.

Hôm sau, bà lại ra đồng kiếm con tôm con tép, mãi đến trưa mới về. Bà ngạc nhiên vô cùng vì thấy sân nhà sạch sẽ, đàn lợn no nê và vườn rau xanh mơn mởn cũng vừa được nhổ cỏ và tưới nước. Suốt đêm, bà không ngủ và tự nhủ rằng sẽ tìm bằng được nguyên nhân sự lạ ấy.

Một hôm, bà vẫn ra đồng như mọi khi, nhưng trời mới non trưa, bà đã quay về và nấp sau bụi chuối góc vườn rình xem. Từ trong chum nước, một nàng tiên xinh đẹp bước ra rồi đi vào trong bếp. Bà già mừng lắm, vội đập vỡ vỏ ốc xanh, không cho nàng tiên chui vào nữa. Bà ôm chầm lấy nàng tiên và nhận làm con. Từ đó, dưới mái tranh nghèo, hai mẹ con sống đầm ấm và rất thương yêu nhau.

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực ❤️️15 Mẫu Tính Trung Thực

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực ❤️️ 15 Mẫu Tính Trung Thực ✅ Là Một Đức Tính Tốt Đẹp, Vốn Có Của Dân Tộc Việt Nam, Chúng Ta Cần Giữ Gìn Và Phát Huy.

Mở bài: Ở phần mở đầu, các em sẽ dẫn dắt tới câu chuyện “Kể về lòng trung thực” mà em định kể hoặc viết trong bài. Ví dụ: em nghe hoặc đọc nó từ đâu (nghe mẹ hoặc bà kể, nghe thầy cô kể lại, hay là mình tự đọc, tự chứng kiến, và tự mình làm,…)

Thân bài

Ở phần nội dung thân bài, các em sẽ bắt đầu kể chi tiết câu chuyện. Diễn biến câu chuyện đó ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, hoặc phần nào em tâm đắc nhất

Các em nên kể theo từng đoạn nhỏ để người nghe hoặc người đọc dễ nắm bắt về tấm gương lòng trung thực. Và kết thúc của câu chuyện như thế nào.

Kết bài

Trong phần cuối cùng của bài viết, các em sẽ nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện. Về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó. Em cũng cần bày tỏ cảm nghĩ của em về tính trung thực có ý nghĩa như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Xem Thêm Bài ⏩ Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 4, 9 ❤️️15 Mẫu Hay

Kể Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Hay được chúng tôi chọn lọc và chia sẻ sau đây.

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ.

Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay: Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá Thái hậu ngạc nhiên nói: Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

Giới Thiệu Bài ⏩ Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Nhân Hậu 🌹 15 Mẫu Hay

Kể Lại Một Câu Chuyện Về Tính Trung Thực Ấn Tượng, đức tính cần có ở mỗi người để xã hội trở nên tốt hơn.

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt là nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất. Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt tìm kiếm chủ nhân của nó..

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy ai. Em đoán người đánh rơi chiếc túi đã đi xa hoặc không biết là mình đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này họ đang loay hoay tìm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi ấy đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong óc em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không một ai chú ý tới em đang ngơ ngác với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi: Trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua áo quần mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: “Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…”.

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an. Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới. Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ.

Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em nhẹ nhàng từ chối. Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Tham khảo 🌹 Kể Về Một Tấm Gương Tốt Trong Học Tập, Giúp Đỡ, Vượt Khó 🌹 Tuyển tập hay nhất

Kể Chuyện Về Lòng Trung Thực Ngắn Gọn với lối kể hấp dẫn và chân thực nhất.

Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.

Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo.

Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.

Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đến ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói: Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.

Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu. Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách. Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”

Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Chia sẻ 🌼 Kể Về Một Tấm Gương Thiếu Niên Dũng Cảm Mà Em Biết 🌹 15 Bài Mẫu Hay Nhất

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Đặc Sắc giúp các em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức xã hội hay.

Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.

Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:

Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà! Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít: May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!

Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về. Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

SCR.VN Chia Sẻ 💧 Kể Chuyện Bác Hồ 💧 15 Mẫu Chuyện Hay, Ý Nghĩa Nhất

Kể Một Câu Chuyện Về Tính Trung Thực Hay Nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Em đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất.

Em cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Em không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên. Em nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình em ngơ ngác, dốt đặc.

Em chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Em nhặt viên giấy, mở ra xem. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra. Thế này là tốt hay tệ đây? Em tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Em không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo xem thi sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Em nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, em thấy Hùng đứng trước bàn mình. Hùng hỏi:

– Bạn chép kịp không?

Em chia tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ:

Hùng tròn mắt:

– Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi.

Em gật đầu:

– Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kỳ thi nữa cơ mà.

Bài kiểm tra lần ấy em chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai em suýt cho em một trận đòn dữ. Em chỉ nói rất nhỏ:

– Em xin hứa sẽ tự học chăm chỉ.

Em bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu em hỏi anh trai em. Ba lần thi sau. Em đều đạt điểm mười.

Chuyện xảy ra từ hồi em học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc. có bạn cười nhạo em. Riêng em,em vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.

Đọc Thêm 🌵 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Mà Em Biết 🌵 15 Bài Văn Mẫu Hay

Kể Về Người Có Tấm Lòng Trung Thực Ngắn gọn giúp các em có thể rèn luyện kĩ năng viết của mình tốt hơn.

Là một người ham mê đọc sách em luôn tìm tòi những mẫu chuyện hay, những quyển truyện thú vị để ngồi hàng giờ đọc chúng, trong số đó em rất ấn tượng và nhớ rõ một câu chuyện về tính trung thực, câu chuyện mang ý nghĩa vô cùng trong cuộc sống, cũng như tục ngữ đã có câu “ Giấy rách phải giữ lấy lề ”.

Thật vậy, câu chuyện kể về một ông lão ăn xin và một gia đình giàu có sống trong nhung lụa ngọc ngà. Vào một ngày gió lạnh, cái rét đã làm ông đói lại càng thêm đói hơn, ông quyết định xin một chút đồ ăn trong một ngôi nhà vô cùng giàu có, ông đã được nhận lại một mẩu bánh mì.

Câu chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu ông không nhặt được một món đồ giá trị từ chính chiếc bánh mỳ mà gia đình nọ cho ông, bên trong là một chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai. Và nếu ông bán chiếc nhẫn đó đi sẽ giúp ông có một cuộc sống tốt hơn trong thời gian tới, nhưng với lòng trung thực của mình ông đã không làm vậy, ông đã tìm tới chủ nhân của chiếc nhẫn để trao trả lại món đồ vô cùng quý giá mà họ đã làm mất.

Sự vui mừng được thể hiện trên cả hai khuôn mặt của người mất đồ và người nhặt được, một bên thể hiện niềm vui khi tìm lại được món đồ đã mất, một bên là nụ cười khi đã giúp đỡ được người khác. Với lòng trung thực của mình ông đã được gia đình nọ nhận lại để trông kho vì biết ông không hề có lòng tham, một sự đền đáp xứng đáng

Qua câu chuyện đã giúp em hiểu ra rất nhiều điều quý giá, và câu chuyện về lòng trung thực không bao giờ cũ, nó sẽ còn duy trì ở cả hiện tại và trong tương lai, sống trung thực còn đồng nghĩa với sự hy sinh, cam đảm, và đấu tranh mãnh liệt đối với lòng tham luôn tồn tại trong mỗi chúng ta.

Xem Nhiều Hơn Bài 🌵 Kể Về Hai Bà Trưng 🌵 15 Bài Văn Mẫu Kể Chuyện Hay Nhất

Câu Chuyện Kể Về Lòng Trung Thực Mẫu Chuyện Hay giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt.

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái.

Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật ký của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Chia Sẻ Bài 💦 Kể Về Một Việc Tốt Mà Em Đã Làm Khiến Bố Mẹ Vui Lòng ❤️️Ngắn

Kể Về Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Chi Tiết là đề bài rất thường hay gặp trong các đề thi cuối năm.

“Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi: Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ: Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu: Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu: Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo: Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không! Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng: Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ”.

Giới Thiệu Bài 💦 Kể Về Một Việc Tốt Mà Em Đã Làm Lớp 7, 8 ❤️️ 15 Bài Hay

Em có 1 người bạn rất thân tên là thư. Bạn ấy có lẽ là 1 người rất tốt bụng , trung thực nhất mà em từng biết. Đó là vào 1 ngày trời âm u, em và bạn cùng đi chung 1 con đường để về đến nhà. Trong lúc 2 đứa cùng nhau nói chuyện cười đùa, thì bạn thư bỗng nhiên thấy 1 tờ tiền 500 ngàn trên đường đi, cùng lúc ấy em cũng bắt gặp 1 cụ già đang lay hoay tìm thứ gì đó rất quan trọng.

Em liền bảo với thư rằng bà cụ ấy hình như cần giúp đỡ, bạn liền ngạc nhiên như chợt có 1 suy nghĩ nào đó vừa chạy ngang qua đầu bạn. Thư liền cuối xuống nhặt tờ 500 ngàn lên và chạy lại chỗ bà cụ, em cũng liền chạy theo. Bà cụ thấy chúng em chạy lại liền vội vàng hỏi ngay :’ các cháu có thấy tờ 500 ngàn nào quanh đây không ?” Thư liền tươi cười đưa tận tay cho bà cụ, nét mặt của cụ vui hẳn lên và hiền hậu cảm ơn sự giúp đỡ của bạn Thư. Ngày hôm ấy, em càng cảm thấy quý bạn mình vô cùng.

Tham Khảo Bài 💦 Kể Về Một Việc Tốt Mà Em Đã Làm ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay

Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

Đọc Thêm Bài 💦 Kể Về Việc Làm Tốt Giúp Đỡ Mẹ ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Hay

Văn Lớp 4 Kể Về Lòng Trung Thực Ngắn giúp các em có thể học hỏi được cách diên đạt câu văn hay và đặc sắc nhất.

“5 giờ chiều, sau tiếng chuông tan sở vang lên, mọi người hối hả ra về. Tối nay, tôi chưa có kế hoạch gì nên cứ thủng thẳng mà đi, chẳng vội gì. Tôi rất thích thả bộ một chút, ngắm phố phường tấp nập người xuôi ngược. Nắng đã nhạt, gió vờn nhẹ trên lá cây, chỉ có con đường bận rộn. Tôi đang mơ màng thì chợt có một tiếng chào hàng cất lên sát bên “Chú ơi, chú mua giùm con đi chú”.

Trông sang, một bé gái chừng 10 – 12 tuổi, đầu đội một cái rá bên trong có 2 củ khoai luộc, mặt mũi lem nhem mồ hôi, giọng thảng thốt “Chú mua giùm con với, không về dượng con đánh chết”.

Tôi nhìn đứa bé, mắt nó đỏ hoe, tội nghiệp thật. “Bao nhiêu cháu?” – Tôi hỏi nhỏ.

“Năm ngàn chú ạ, chú mua giùm con nha chú” – cả giọng nói, cả ánh mắt của nó như lóe lên niềm hy vọng. Tôi cầm 2 củ khoai rồi đưa cho nó tờ 50 ngàn đồng và bảo “Chú cho con này, mau về đi”.

Con bé buồn bã nói “Con không có tiền thối và cũng không dám nhận tiền của chú vì về nhà dượng con kiểm tra thấy thừa tiền ra lại cho là những ngày trước con đã giấu tiền đi sẽ đánh con đau lắm”.

“Thì con cất riêng 45 ngàn đi” – tôi bày vẽ cho nó.

“Không được đâu chú ạ, tính con trung thực, có thế nào nói thế đó, còn dượng con thì không tin đâu” – con bé mở tròn đôi mắt nhìn tôi.

Đến lượt tôi bối rối, nước mắt chực trào ra, đưa cho nó 5 ngàn đồng rồi bước đi. Tôi cầu mong và tin rằng “Đứa bé này rồi sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bởi lòng trung thực của nó”.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Lớp 4 Chọn Lọc gợi ý các ý văn hay nhất để các em có thể hoàn thiện bài văn của mình.

Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.

“Mình thật may mắn!”, ông lão nghĩ thầm. “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài”.

Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý định đó lại: “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ”. Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ “J. X”. Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ “X”: gia đình Sofina.

Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Sofina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia: “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi”. Bà chủ vui mừng khôn xiết: “May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. Chữ ‘J.X’ là tên viết tắt tên của ta, Ysermina Xo Farina”.

Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”. Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?”. Ông lão ăn xin nói: “Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi”. Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm đến suốt đời”.

Chia Sẻ Cách 🌵 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí ❤️ Kiếm Thẻ Cào Free

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Lớp 7 Ý Nghĩa để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các bạn đọc sau đây.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.

Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.

Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.

Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.

Hướng Dẫn Cách 🌹 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Lớp 8 Ngắn Hay, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam cần giữ gìn và phát huy.

Mẹ em là người rất yêu thích thơ văn, mẹ luôn dạy em qua những câu chuyện cổ và cả chuyện đời thường. Có một câu chuyện mẹ kể về lòng trung thực mà em vô cùng thích thú. Đó là xưa có một nhà làm nghề buôn bán, âm mưu chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thuỷ ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết.

Khi cân hàng bán cho khách thì họ dốc cán cân về phía móc; khi cân hàng mua vào thì lại dốc cán cân về đằng quả. Do làm ăn điên đảo nên nhà ấy giàu bốc lên nhanh chóng. Đã lắm của lại có hai con trai, mặt mũi khôi ngô, học hành tấn tới. Thiên hạ ai cũng khen là nhà có phúc. Một hôm, hai vợ chồng bàn với nhau về việc để phúc đức cho con sau này, không nên tiếp tục kéo dài việc làm ăn gian dối, đảo điên nữa.

Bàn xong, hai vợ chồng thuận tình sửa cái lễ sám hối, trên thì cúng Trời, Phật, dưới thì cúng tổ tiên. Rồi đem cái cân ra chẻ. Nhưng ghê thay, khi chẻ ra thì thấy trong cán cân có đọng một cục máu đỏ hon hỏn. Hai vợ chồng nhìn nhau hoảng sợ, từ đó ngày đêm lo làm việc thiện, tu nhân tích đức.

Cách vài năm sau, tự nhiên một đứa con trai lăn ra chết, tiếp đó đứa thứ hai cũng chết nốt. Hai vợ chồng vật vã khóc than, cho rằng mình đã thật bụng cải tà quy chính mà Trời, Phật không chứng quả.

Sau đó, hai vợ chồng cùng mơ thấy có ông Bụt đến bảo cho biết rằng:

– Vợ chồng ngươi hãy lo tu tỉnh làm ăn, đừng vội trách Trời không có mắt. Trước thấy chúng bay làm ăn lừa lọc, Trời đã sai hai con quỷ đầu thai làm con để phá tán cho hết những của phi nghĩa đi. May mà vợ chồng đã sớm hối cải, tu nhân tích đức, nên Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Vợ chồng cứ chí thú làm ăn rồi Trời sẽ cho hai đứa con khác.

Quả nhiên, về sau vợ chồng nhà ấy đã sinh được hai đứa con trai cũng rất Khoẻ mạnh, khôi ngô và học hành giỏi giang. Họ rất biết ơn Trời Phật và sống yên vui với tuổi già. Em hiểu rằng, khi ta biết sống lương thiện, thật thà thì sẽ gặp được may mắn và bình an. Mẹ em cũng thường dặn bảo em như thế.

Hướng Dẫn 🌵 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí ❤️️ Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực Lớp 9 Giàu Cảm Xúc, mang đến nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền.

Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Chia Sẻ Bạn Cách 💧 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí ❤️ Card Viettel Mobifone

Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế (8 Mẫu) Kể Chuyện Cây Khế

Từ rất lâu rồi có hai anh em nghèo, cha mẹ mất sớm hai anh em chung sống cùng nhau. Đến khi người anh lấy vợ thì chia gia tài. Với tư cách người anh lớn hắn chiếm mọi tài sản cha mẹ để lại chỉ đưa cho người em duy nhất túp lều và cây khế.

Với tính cách hiền lành nên người em không phàn nàn mà chấp nhận nhường cho người anh phần lớn tài sản. Khi người anh sống sung sướng thì người em phải làm lụng vất vả.

Đến mùa, cây khế sai quả và cho rất nhiều trái ngon. Người em rất vui khi có thể đổi khế lấy gạo về dùng. Bỗng một ngày người em thấy chim đang ăn khế, người em bằng cất lời:

– Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết tôi sống bằng gì?

Con chim kì lạ này bỗng cất lời:

– Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.

Với tính cách hiền lành, chàng vẫn để chim ăn khế và nghĩ rằng đây là con chim kì lạ. Những ngày sau chim vẫn đến ăn và nói lại câu cũ, thấy vậy chàng lấy những mảnh vải vụn, may một chiếc túi ba gang. Chìm sà xuống và khi chàng đã trên lưng chim cất cánh bay lên trời.

Ngồi trên lưng, chàng thấy nhiều cảnh vật thật hùng vĩ mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chim đưa chàng đi rất lâu rồi dừng lại tại một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em ngạc nhiên vì thấy rất nhiều của cải quý giá mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chàng lấy vàng bỏ vừa đủ túi ba gang chim cất cánh đưa về nhà. Từ khi trở về cuộc sống chàng bỗng thay đổi, từ người nghèo chàng trai bỗng trở nên giàu có và thường giúp đỡ người nghèo.

Thấy người em bỗng nhiên giàu có, người anh sang hỏi han và biết được câu chuyện chìm ăn khế trả vàng. Lúc này người anh bèn đổi của cải để đổi lấy cây khế. Cuối cùng thì mùa khế cũng đến và chim lại đến ăn khế, người anh khóc lóc nỉ năn chim đừng ăn khế. Cũng như bao lần trước chim nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.

Chỉ đợi có vậy, người anh nói với vợ may túi mười hai gang để đựng thật nhiều châu báu, vàng bạc. Chim đưa người anh đến vùng đất có nhiều của cải, người anh vốn tính tham lam nên vơ vét đầy túi mười hai gang. Chim cố gắng bay nhưng vì vàng bạc quá nặng suýt rơi xuống biển, chim đề nghị người anh bỏ bớt vàng bạc nhưng vì tính tham lam nên nhất quyết không nghe lời. Tức giận chim hất người anh cùng với của cải xuống biển.

Chỉ vì bản tính tham lam của cải mà người anh phải bỏ mạng ở biển cả. Đây là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta đó là: “không nên tham lam của cải”.

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, sau khi cha mẹ qua đời, người anh chiếm tất cả gia tài, chỉ cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em đành nhẫn nhịn, hằng ngày chăm sóc, mong cây sớm ra quả.

Đến mùa, cây khế bói rất nhiều quả to, chín mọng. Một hôm, có con chim đại bàng lớn từ đâu bay tới, đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác. Người em buồn rầu than thở: “Chim ăn hết khế, ta lấy gì mà sống đây?”. Nghe vậy, đại bàng liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Sau đó, chim cất cánh bay đi.

Người em lấy vải may một cái túi nhỏ. Vài ngày sau, đại bàng đến chở người em bay ra một hòn đảo vắng. Trên đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em đựng vàng vào túi rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó, người em trở nên giàu có và thường giúp đỡ dân nghèo.

ít lâu sau, người anh sang chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên, bèn gặng hỏi. Người em thành thực kể lại mọi chuyện. Người anh nài nỉ đòi đổi gia tài của mình lấy cây khế. Người em chiều anh nên cũng bằng lòng.

Đại bàng cố sức đập cánh bay lên. Bởi túi vàng to và nặng quá nên đến giữa biển, chim kiệt sức lảo đảo. Thế là người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

– Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đổ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thắt lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,… đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì… Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Ở một ngôi làng nọ, có một cặp vợ chồng khá giả sống hạnh phúc với nhau. Họ có hai người con trai đã lớn, nay người anh đã cưới vợ, còn người em trai vẫn đang sống một mình.

Bỗng một ngày, người bố và người mẹ bệnh nặng rồi qua đời. Người anh trai tham lam chiếm hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế lớn, rồi đuổi em mình ra sống dưới gốc cây khế. Vô cùng buồn bã trước hành động của anh trai, nhưng do bản tính thật thà, người em đành dọn ra sống ở túp lều. Hằng ngày, khi người anh ăn uống no say, tận hưởng tài sản bố mẹ để lại, thì người em chăm chỉ đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Đồng thời, anh cũng không quên chăm sóc cây khế – thứ tài sản duy nhất anh được nhận.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, câu khế cuối cùng cũng ra hoa kết trái. Như để không phụ lòng chăm sóc của người em, năm đó cây ra trái nhiều vô kể, trái nào cũng to, ngon ngọt. Người em vô cùng sung sướng khi nghĩ đến số tiền nhận được sau khi bán khế. Thế nhưng, từ phương xa xuất hiện một con chim lớn, đến ăn khế của anh. Nó ăn rất nhiều, nhìn cây khế chẳng mấy mà hết trái, người em đau khổ than thở với chim. Nào đâu, con chim dõng dạc trả lời anh bằng tiếng người. Dặn anh may túi ba gang để nó chở đi lấy tiền đổi khế. Đến ngày, chim chở người em đến một hòn đảo ngoài khơi xa, toàn là vàng. Người em thấy vậy, cũng chỉ lấy đủ vàng cho chiếc túi nhỏ rồi đi về chứ không lấy quá. Từ đó, người em trải qua cuộc sống hạnh phúc, giàu sang.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.

Cây khế là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa.

Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người anh tham lam, độc ác, còn người em hiền lành, lương thiện. Sau khi người cha không may lâm bệnh rồi qua đời. Vợ chồng người anh đã chiếm đoạt hết gia sản, chỉ để cho vợ chồng người em một túp lều nhỏ và cây khế già. Thế là trong khi người anh sung sướng hưởng thụ, thì vợ chồng người em phải vất vả đi làm thuê cuốc mướn.

Năm ấy, cây khế trong vườn rất sai quả, nên đã thu hút một con chim lớn đến ăn. Người em thấy chim ăn nhiều thì than thở với chim, vì đó sẽ là nguồn thu nhập lớn của gia đình. Ngờ đâu, đó là chim thần, đã chở người em ra đảo lấy vàng để trả cho những quả khế mình ăn. Nhờ vậy, gia đình người em trở nên giàu có, đủ đầy. Người anh tham lam thấy thế, liền xin đổi nhà cửa lấy cây khế của em. Rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên, do lòng tham vô đáy, hắn đã mang một cái túi rất lớn, chất đầy vàng bạc lên cả áo quần, nên quá nặng, chim không chở được. Khi bay qua biển, gặp bão, chim đã đánh rơi hắn xuống biển lớn.

Qua câu chuyện, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa mà ông cha gửi gắm “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Câu chuyện cổ tích ấy không chỉ để giải trí mà còn là những bài học giáo dục đầu đời của bao thế hệ trẻ em nước ta.

Ngày xưa, gia đình nọ có hai anh em phải ra ở riêng do cha mất sớm và người anh đã có vợ.

Vợ chồng người anh tham lam, giành hết của cải với lí do phải lo hương hỏa cho cha. Họ chỉ chia cho em khoảnh đất nhỏ có trồng một cây khế. Người em hiền lành và siêng năng, ngày ngày chăm chút cho cây. Đến ngày thu hoạch, người em buồn rầu vì một đàn chim lạ đến ăn gần hết những quả khế ngọt mà chàng đã dày công vun trồng. Đang ngồi bó gối ủ rũ, giọt ngắn giọt dài khóc lóc cho số phận hẩm hiu của mình, người em nghe văng vẳng tiếng nói phát ra từ trên cành khế: “Chúng tôi không phải chim thường đâu. Ăn khế trả vàng. May túi ba gang, mang theo mà đựng”.

Y lời hẹn, sáng sớm hôm sau, Chim Thần dịu anh trên lưng và bay ra một hòn đảo xa tít ngoài khơi. Trên đảo không một bóng người, không có dấu hiệu của sự sống, chỉ toàn vàng bạc châu báu. Bản chất thật thà, người em làm đúng lời dặn của Chim Thần. Chim mang chàng về nhà với túi ba gang đầy vàng bạc đủ sống cả đời.

Advertisement

Cuộc sống người em thay đổi. vẫn lao động chăm chỉ, thêm của cải trời cho, chẳng bao lâu, người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin tìm đến để rõ ngọn nguồn.

Sau khi nghe em kể đầu đuôi câu chuyện, người anh đề nghị đổi cả gia tài để lấy mảnh đất nhỏ có cây khế. Người anh cũng gặp và được Chim Thần hứa trả vàng sau khi ngồi khóc than, kể lể. Vốn tính tham lam, thêm nghe lời vợ xúi, người anh đã may ba bao, mỗi bao dài bảy gang, trái hẳn với lời dặn của Chim Thần. Dọc đường bay về, vì số của cải quá nặng, Chim Thần kêu người anh bỏ bớt nhưng vì tham lam, tiếc của, hắn không nghe. Kết quả, chim đuối sức, chao cánh và kẻ tham lam bị rơi xuống biển cùng số của cải.

Kẻ tham lam và tàn nhẫn với máu mủ ruột thịt có một kết cục bi đát. Một câu chuyện thật hay, để lại cho chúng ta một bài học quý giá trong cuộc đời, đó là “Tham thì thâm”.

Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện Cây khế. Vì câu chuyện không chỉ hay mà còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc.

Câu chuyện Cây khế, kể về hai người anh em trai nhưng lại có tích cách đối lập hoàn toàn. Người anh thì tham lam lại lười biếng, còn người em đã chăm chỉ lại còn hiền lành, tốt bụng. Sau khi kết hôn hai anh em vẫn chung sống hòa thuận cùng cha. Tuy nhiên năm đó, cha không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trước khi mất, cha có để lại một khối tài sản lớn cho hai anh em. Tuy nhiên người anh tham lam đã dành hết tất cả tiền bạc, đất đai, chỉ để lại cho người em một túp lều nhỏ và cây khế già ở cạnh đó.

Tuy bị anh đối xử tệ bạc, người em vẫn không hề oán hận, mà cùng vợ dọn ra sống trong túp lều nhỏ. Hằng ngày, hai vợ chồng vất vả đi làm thuê ở khắp nơi mới đủ ăn. Nhưng họ vẫn rất lạc quan, thường xuyên giúp đỡ bà con trong vùng. Mùa hè năm đó, cây khế ngọt cạnh túp lều của người em rất sai trái. Quả nào cũng to và ngọt lịm. Chắc mẩm sẽ có nhiều khế đem ra chợ bán, hai vợ chồng vui lắm. Ngờ đâu khi đến ngày thu hoạch, từ đâu có một con chim rất lớn bay đến. Ngày nào, nó cũng ăn một lượng lớn trái khế, khiến cây vơi đi trông thấy. Nhìn tình cảnh đó, người em tuy lo sợ nhưng vẫn quyết ra trò chuyện cùng chim. Sau khi anh kể khổ, chim bỗng nhiên cất tiếng người, trả lời anh:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.

Theo lời chim, người em dặn vợ may một chiếc túi ba gang, đứng sẵn chờ chim đến. Sau khi cùng chim vượt qua những ngọn núi cao, biển rộng, người em được đưa đến một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc đá quý. Nhưng người em vẫn chỉ nhặt đủ trong chiếc túi con mình mang theo rồi cùng chim về nhà. Nhờ số vàng đó, gia đình người em có cuộc sống sung sướng và hạnh phúc.

Qua hai kết cục khác biệt của người anh và người em trong câu chuyện Cây khế. Tác giả dân gian đã răn dạy cho người đọc bài học về cách sống. Rằng không được tham lam, ích kỉ, lười biếng. Mà phải biết sống giàu tình yêu thương, luôn chăm chỉ làm việc.

Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Lại Câu Chuyện Lời Ước Dưới Trăng (4 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 4 – Tuần 7

Tranh 1:

Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm.

Tranh 2:

Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi.

Tranh 3:

Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:

– Con ước gì…mẹ chị Yên…bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh

Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị ” Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm”

Tranh 4:

Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:

– Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ

Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ …

Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.

Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.

Trên đường đi. tôi hỏi chị:

– Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?

Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!

Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn.

Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. Rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:

– Con ước gì… mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.

Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.

Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”

Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói:

– Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.

Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ…

Ở một làng nọ có phong tục rất đáng yêu. Vào đêm rằm tháng giêng các cô gái tròn 15 tuổi đều đến một cái hồ có dòng nước đẹp nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt và cầu những điều nguyện ước của mình. Người xưa truyền rằng hầu hết các lời ước đó đều có ứng nghiệm.

Đêm hôm ấy, chị Ngàn là cô gái mù cũng cùng đi với em gái ra hồ nguyện ước cùng các cô gái trong làng, tò mò theo chị đi ra hồ xem. Trên đường đi em gái hỏi ngàn: “Chị định ước điều gì, có thể cho em biết được không? Nhưng chị Ngàn không trả lời.

Ra tới hồ, dưới ánh trăng thấy mặt chị Ngàn sáng lên chứa một điều gì đó thánh thiện. Thế rồi khi nghe lời ước nguyện của chị Ngàn. Ước cho mẹ con chị yên người hàng xóm bên cạnh nhà được khỏi bệnh. Nghe được điều ước ấy, người em gái ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ ước được một lần, tại sao lại ước điều tốt lành cho người khác?”

Em gái lại dắt tay ngàn về, trong lòng suy nghĩ phân vân. Ngàn siết chặt tay cô bé và nói: “ nhà chị Yên nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng. Chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, chị mới chợt nhớ nhưng đã muộn rồi. Chị ấy buồn lắm.Nay, mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ”.

Đến đây thì đứa em gái mới hiểu ra và thầm nhủ: “Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi em sẽ làm như chị làm bây giờ”. Và lời nguyện ước đã đến với cô bé khi cô ấy tròn 15 tuổi.

Cũng dưới ánh trăng rằm cạnh hồ nước, cô bé đến cạnh hồ vốc nước rửa mặt và lặng lẽ nguyện cầu: “Con ước cho mắt chị Ngàn sáng lại:Lời nguyện ước của cô bé thành hiện thực. chị Ngàn được phẫu thuật mắt miễn phí của hội chữ thập đỏ. Đôi mắt cô ấy sáng lại, cô ấy có gia đình và sống hạnh phúc.

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có nhiều ước mơ. Những mơ ước tốt đẹp sẽ giúp cho con người hình dung ra tương lai, hướng về phía trước. Câu chuyện Lời ước dưới trăng sẽ đưa ta đến vô vàn niềm vui và hạnh phúc của những ước mơ cao quý.

Chuyện kể về một cô gái ở ngôi làng nọ với một điều ước thiêng liêng, nhưng đây không phải là ước mơ cho riêng mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc. Cô gái sống ở một nơi có tập tục đặc biệt: Rằm tháng Giêng hằng năm, tất cả các cô gái tròn mười lăm tuổi đều đến hồ Hàm Nguyệt ở trong khuôn viên ngôi chùa tại làng để nguyện ước.

Rằm tháng Giêng năm ấy, chị gái của một bạn nhỏ vừa tròn tuổi mười lăm được bà gọi về để hưởng tục lệ linh thiêng đó. Khi người chị đi ra khỏi cổng nhà, bạn nhỏ tò mò theo chị để xem. Đến đầu ngõ, bạn nhỏ gặp chị Ngàn. Chị Ngàn bị mù từ bé nhưng đẹp người, đẹp nết. Dáng người mảnh mai, tóc đen mượt, thả dài. Chị nổi tiếng khéo tay, bánh mứt chị làm ngót nhất làng. Chị đang vào tuổi trăng rằm.

Thấy chị dò bước dưới trăng, bạn nhỏ đoán biết được chị đến hồ Hàm Nguyệt để nguyện ước. Bạn nhỏ đến gần và dắt tay chị đi. Vừa đi hai chị em vừa trò chuyện thân mật.

Bạn nhỏ tò mò hỏi:

– Chị Ngàn ơi! Lát nữa chị ước điều gì? Có thể cho em biết được không?

Chị Ngàn trầm ngâm, bạn nhỏ nghĩ chị sẽ ước có một gia đình hạnh phúc như những người phụ nữ khác trong làng.

Advertisement

Hai chị em vẫn sánh bước đi dưới trăng. Bầu trời trong xanh, vầng trăng lơ lửng. Anh trăng rải trên cành cây, kẽ lá, phản chiếu trên khuôn mặt thánh thiện của Ngàn.

Hai chị em đến bờ hồ, không khí nơi đây thật trang nghiêm. Tuy có nhiều cô gái khác cũng đến đây nhưng không khí vẫn rất tĩnh mịch, thiêng liêng. Có lẽ từng người đang thầm khấn lời ước cho riêng mình. Vì trong đời mình chỉ có một lần được ước “điều ước linh thiêng” nên mọi người đều ước nguyện những điều mà mình mong muốn nhất. Bạn nhỏ dẫn chị Ngàn đến sát bờ hồ, chị quỳ xuống đưa tay vốc lên làn nước óng ánh dưới trăng rồi áp vào mặt. Ánh trăng huyền diệu đang lung linh trên đôi má và lấp lánh trên mái tóc của chị. Áp tay lên ngực, chị khẽ ước một điều ước linh thiêng của đời chị:

– Con ước gì mẹ chị Yên – Bác hàng xóm cạnh nhà con được khỏi bệnh.

Khẩn xong, gương mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ vô cùng. Chị khoan thai đứng lên, mắt ngước lên như nhìn ánh trăng vàng dịu, nhìn bầu trời cao vời vợi, ánh mắt chị sáng lên một niềm vui khó tả. Bạn nhỏ vô cùng ngạc nhiên trước lời khấn của chị. Bạn thắc mắc hỏi:

– Cả đời người chỉ có một cơ hội duy nhất mà sao chị dành điều ước ấy cho người khác?

Trên đường về, hai chị em nắm chặt tay nhau. Chị kể:

– Em ơi! Chị Yên ở xóm ta có hoàn cảnh khốn khó. Rằm tháng Giêng năm ngoái, mẹ của chị ấy bị bệnh nặng. Chị Yên đã phải túc trực chăm sóc mẹ cả ngày lẫn đêm. Lúc trăng lặn, chị đã khóc nức nở khi biết rằng mình không còn cơ hội để ước khi tuổi mười lăm đi qua. Mẹ chị Yên vẫn còn bệnh đến năm nay, chị đã thay chị Yên ước cho mẹ chị ấy sớm khỏi bệnh. Chị mồ côi mẹ nên hiểu được nỗi đau của con người phải mất đi người mẹ yêu quý!

Bạn nhỏ lặng người, siết chặt bàn tay chị Ngàn, bạn tự nhủ:

– Chị Ngàn ơi! Khi nào em mười lăm tuổi em sẽ ước cho đôi mắt chị được sáng lại.

Những lời ước trong câu chuyện thật ý nghĩa. Đây không phải là mơ ước cho mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc, khỏe mạnh. Những lời ước ấy như một lời nhắn nhủ mọi người hãy sống vì mọi người, mở rộng vòng tay nhân ái để san sẻ cùng nỗi bất hạnh của người khác. Chia ngọt sẻ bùi cùng mọi người để hướng tới một ngày mai tươi sáng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Chuyện Một Mình Rong Ruổi Miền Tây Nam Bộ Bằng Xe Máy (9) trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!