Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá 04 Ngôi Làng Cổ Tích Xinh Đẹp Ở Nhật Bản # Top 11 Xem Nhiều | Ysdh.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá 04 Ngôi Làng Cổ Tích Xinh Đẹp Ở Nhật Bản # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá 04 Ngôi Làng Cổ Tích Xinh Đẹp Ở Nhật Bản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khám phá 04 ngôi làng cổ tích xinh đẹp ở Nhật Bản

Top 4 ngôi làng cổ có vẻ đẹp như cổ tích không thể bỏ qua trong tour du lịch Nhật Bản

1. Ngôi làng cổ mang vẻ thanh bình Oshino Hakkai

Ngôi làng cổ Oshino Hakkai hiện đang nằm nép mình bên dưới của núi Phú sĩ ở Nhật. Khi đến đây trong tour du lịch Nhật Bản sắp tới, ngôi làng cổ Oshino Hakkai này sẽ giúp cho các bạn cảm nhận được một bầu không khí yên bình đến lạ. Với sự ngăn nắp và sự đúng chuẩn mực từng chi tiết của người Nhật, ngôi làng Oshino Hakkai này được xây dựng một cách rất hoàn hảo. Ngôi làng cổ Oshino Hakkai này toát ra vẻ đẹp rất dịu dàng và yên bình từ những mảnh vườn nhỏ trồng rau, ngô, chè xanh,… Ngoài ra, các bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi nhìn thấy những luống hoa cải vàng ruộm. Đặc biệt nhất là khu vườn Bonsai được xem là một trong những tuyệt tác mà người Nhật tạo nên.

Vào những ngày có bầu không khí quang đãng, đặc biệt nhất là là mùa đông ở ngôi làng Oshino Hakkai này các bạn có thể tìm thấy cho mình một vị trí tuyệt đẹp để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp, cùng sự hùng vĩ mà núi Phú Sĩ mang lại.

Hàng năm, ngôi làng cổ Oshino Hakkai này thu hút được một lượng lớn khách du lịch Nhật Bản tới thăm. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được riêng cho mình một vẻ trầm mặc và bình yên đến lạ vốn có.

2. Yoshinoyama – Cái nôi của hoa anh đào

Ngôi làng Yoshinoyama hiện nay thuộc tỉnh Nara ở Nhật. Một trong những điểm giúp ngôi làng Yoshinoyama nổi tiếng chính là vì ở nơi này có rất nhiều cây hoa Anh Đào xinh đẹp. Vào mùa xuân, cũng chính là lúc hoa nở rộ giúp tạo nên cho ngôi làng Yoshinoyama đẹp tựa như một bức tranh hoa lệ. Du khách đến đây trong tour Nhật sẽ được thỏa sức trải nghiệm bản thân ở vùng đất đầy cây hoa anh đào. Không những thế, các bạn còn được trực tiếp chiêm ngưỡng và chụp ảnh cùng người thân và bạn bè.

Ngay khi bước xuống ga tàu Yoshino, các bạn có thể trực tiếp khám phá ngôi làng này bằng cách đi bộ dọc theo con đường dài ở Shimo Senbon. Con đường kéo dài với hình dạng uốn lượn theo ngọn núi kế bên. Đặc biệt, con đường này được bao bọc bởi khoảng hơn 1 nghìn cây hoa anh đào bung nở tuyệt đẹp. Nếu có nhiều thời gian, các bạn hãy thử trải nghiệm đến ngắm những ngôi đền cổ và không gian thoáng mát, yên bình của làng Yoshinoyama.

3. Biei – Ngôi làng của những ngọn đồi

Ngôi làng nhỏ bé mang tên Biei được xem là nơi đặt trụ sở cho “Hiệp hội của những ngôi làng đẹp nhất tại Nhật Bản”. Bởi, ngôi làng này nằm không quá xa thành phố Furano và chỉ mất khoảng 30 phút đi xe. Một trong những cách để ngắm được vẻ đẹp bao quát của ngôi làng Biei này chính là đi xe đạp.

4. Shirakawago – Ngôi làng cổ tích đẹp nhất

Có thể nói ngôi làng Shirakawa được xem là ngôi làng đẹp và nổi tiếng nhất nước trong mắt du khách khi đến với Nhật Bản. Bởi, khi đến đây trong bất kỳ mùa nào trong năm thì các bạn vẫn được cảm nhận được vẻ đẹp hút hồn của nó.

Ngôi làng Shirakawa của Nhật đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa thế giới từ những năm 1995. Ngôi làng cổ Shirakawago được biết đến với rất nhiều ngôi nhà có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ này được xây dựng với mái lá dốc và có hướng nhìn xa giống như những bàn tay đang cố chắp lại để thực hiện những lời nguyện cầu với đức phật.

Có thể nói, chính nhờ vào những ngôi làng mang nét đẹp như trong truyện cổ tích đã góp phần thu hút và hấp dẫn được nhiều khách du lịch khi đi tour du lịch Nhật Bản. Chuyến du lịch Nhật Bản sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi vừa được chiêm ngưỡng, vừa tìm hiểu một cách thực tế nhất về văn hóa và trải nghiệm một không gian yên bình khác lạ của những ngôi làng cổ chỉ có tại Nhật.

Đăng bởi: Đức Tuấn

Từ khoá: Khám phá 04 ngôi làng cổ tích xinh đẹp ở Nhật Bản

Khám Phá Làng Cổ Đường Lâm: Ngôi Làng Trăm Tuổi Đặc Trưng Đồng Bằng Bắc Bộ

Làng cổ Đường Lâm

Là một làng cổ lâu đời vẫn giữ được những đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm trở thành lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.

Làng cổ Đường Lâm- “cổ trấn” ngay sát Hà Nội. Ảnh Vũ Mai Phương

Một vài nét về làng cổ Đường Lâm Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Làng cổ nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc.

Làng cổ Đường Lâm cũng là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm

Hiện nay giá vé gửi xe máy là 10.000 VND / xe và vé tham quan là 20.000 VND/người.

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm là 20.000đ/người. Ảnh Maria Tuyền

Bên cạnh đó, ở Đường Lâm cũng có dịch vụ cho thuê xe đạp với giá 30-50.000 VND/giờ hoặc 80-100.000 VND/ngày. Bằng cách này, bạn sẽ di chuyển tới được nhiều địa điểm hơn như lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng…mà không sợ mất quá nhiều sức.

Kiến trúc làng cổ Đường Lâm

Đến với làng cổ Đường Lâm bạn sẽ thấy được hầu hết các nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa miếu, đường làng quanh co, ngõ nhỏ, những ngôi nhà gỗ cổ, những bức tường được xây bằng gạch đỏ hoặc trát bùn xưa… Nét cổ nhất của làng cổ Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ.

Những nét cổ kính của làng quê Việt thu hút nhiều bạn trẻ, chương trình nghệ thuật lấy làng cổ làm bối cảnh ghi hình. Ảnh Tiến Quyết

Làng cổ Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,…

Về tổ chức không gian, khuôn viên, các thành phần của chủ yếu của nhà ở truyền thống của Đường Lâm gồm có: Cổng, tường rào, sân, vườn, nhà chính, nhà phụ, bếp, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số nhà rộng còn có bình phong, giếng nước và một số ít gia đình còn có ao. B

ố cục kiến trúc trong khuôn viên nhà ở Đường Lâm phổ biến là kiểu nhà chính và nhà phụ vuông góc với nhau theo kiểu “thước thợ”, kiểu nhà chính và nhà phụ song song với nhau theo kiểu “tiền khách hậu tự” thường là những nhà giàu có, nhà trưởng họ. Nhà cổ ở Đường Lâm thường hướng về phía Nam và Đông Nam, mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

Các điểm tham quan không thể bỏ lỡ tại làng cổ Đường Lâm Check-in, chụp hình Cổng làng Mông Phụ

Như đã giới thiệu phía trên, Cổng làng là đình làng Mông Phụ là nét kiến trúc cổ nhất của làng cổ Đường Lâm. Cổng làng hội tụ bao lớp lang văn hoá với kiến trúc vòm, lớp đá ong cổ. Vốn dĩ làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương. Hiện tại chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833, trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, tạm hiểu là “thời nào cũng có người tài giỏi”.

Check-in, chụp hình Cổng làng Mông Phụ. Ảnh Maria Tuyền

Đình làng Mông Phụ

Đây là công trình cổ tiêu biểu của nông thôn Bắc Bộ được xây dựng từ năm 1684. Có diện tích 1.800 m2, đình được xây dựng tại khu đất cao nhất trong làng với mặt tiền hướng về phía Tây Nam. Sân đình còn là một cái “ngã sáu” khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Năm 1984, đình Mông Phụ được Bộ Thông tin – Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Nhà thờ Thánh hoa Giang Văn Minh

Được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh, nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Ngày nay, nhà thờ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Những ngôi nhà cổ Nhà cổ ông Hùng

Ngôi nhà này đã được xây dựng từ năm 1649 – ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ, cho tới nay đã gần 400 năm với 12 đời sinh sống ở đây.

Nhà cổ ông Thể

Tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà của ông Thể gồm 7 gian được gắn kết theo lối cổ truyền. Căn nhà được xây dựng hoàn toàn dùng mộng, không sử dụng đinh sắt.

Nhà của ông Hà Nguyên Huyến

Là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một, ngôi nhà chính gồm 5 gian 2 chái, thiết kế theo lối nội tự ngoại khách. Bộ vì kết cấu trên 4 hàng chân cột, cột nhà bằng gỗ có đường kính 30 cm.  Vốn có nghề nấu tương, nên hầu hết khoảng sân xếp các vại tương nâu trầm đều tăm tắp.

Những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm. Ảnh Maria Tuyền

Nhà cổ của chị Dương Lan

Ngôi nhà được xây từ năm 1780, vốn thuộc về cụ tổ chồng chị là quan đốc học Đỗ Doãn Chính. Kết cấu giàn chống trần mang dấu ấn thời kỳ Hậu Lê và vẫn chắc chắn sau 300 năm xây dựng.

Giếng cổ Đường Lâm

Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)

Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự)

Thành cổ Sơn Tây

Đền Và

Đền Măng Sơn

Các điểm tham quan khu vực Ba Vì

Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?

Dù không phải là những món ăn “sang chảnh” cao cấp nhưng lại mang phong vị đặc trưng của miền quê làng cổ:

Gà mía

Tương chấm

Bánh tẻ

Chè lam và kẹo dồi

Kẹo dồi, kẹo đậu phộng, kẹo mè

Lưu ý khi du lịch làng cổ Đường Lâm

Nên đi bộ hoặc xe đạp khi tham quan làng cổ

Khuyến khích gửi tiền tips khi tham quan các di tích có người giới thiệu

Nên liên hệ với địa chỉ chuẩn bị cơm trưa trước khi bắt đầu tham quan

Đăng bởi: Đàm Huệ

Từ khoá: Khám phá làng cổ Đường Lâm: Ngôi làng trăm tuổi đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ

Ngắm Hoà Mục, Ngôi Làng Đẹp Nhất Trung Quốc, 4 Mùa Rực Rỡ Như Cổ Tích

Làng Hoà Mục ở Kanas, Tân Cương được đánh giá là ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc với trăm hoa đua nở, chồi lá xanh mướt, thảm lá vàng rực rỡ, tuyết trắng phủ kín tuyệt đẹp, ngôi làng trông giống như trong một câu chuyện cổ tích.

Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) luôn là vùng đất ẩn chứa nhiều nét đẹp bí ẩn, ngay cả với du khách Trung Quốc. Để đến Tân Cương, bạn cần nhiều thủ tục hơn so với những tour du lịch tự túc thông thường. Chính bởi rào cản này mà phong cảnh ở Tân Cương vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ.

Khi tới vùng đất thiên đường này, du khách không thể bỏ qua Hoà Mục (Hemu) ở Kanas – nơi được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất ở Trung Quốc. Nằm trên cao nguyên, giữa chốn thanh bình, giao hoà giữa mây trời và đá núi, ngôi làng được ví như cõi thần tiên giữa đời thực.

Du khách đến làng có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp bốn mùa đẹp như cổ tích. Vào mùa Xuân, trăm hoa đua nở, những vạt hoa tím ngắt trải dài khắp thảo nguyên, tới tận chân núi trùng điệp.

Mùa Hạ, tiết trời ấm áp, mát mẻ chứ không nóng nực như nhiều nơi ở Trung Quốc. Nhiều loài hoa dại rực rỡ khoe sắc dưới trời xanh, mây trắng.

Làng Hòa Mục nằm trong khu vực hồ Kanas, giữa thung lũng của dãy núi Altay, phía Bắc khu tự trị Tân Cương, gần với biên giới Kazakhstan, Mông Cổ và Nga. Mùa Xuân Hè, cả ngôi làng chìm trong sắc xanh mơn mởn, đầy sức sống, bên dòng sông Hoà Mục hiền hoà.

Nhưng mùa đẹp nhất ở đây lại là mùa Thu, khi là những rừng cây lá kim chuyển sắc vàng, cam, đỏ rực rỡ như tranh, bên dòng sông xanh biếc như pha màu.

Mùa Thu cũng là dịp cao điểm của du lịch Hoà Mục khi nhiều du khách khắp Trung Quốc và quốc tế đến với ngôi làng này. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý xa xôi nên nơi đây không phải chứng kiến tình trạng quá tải.

Người dân và du khách có ý thức giữ gìn nên Hoà Mục vẫn bảo tồn được nét đẹp hoang sơ, bình dị của một ngôi làng cổ – nơi những người Tuwa sinh sống.

Mùa Đông, cả ngôi làng nhỏ bé lại chìm trong tuyết trắng. Cảnh sắc càng thêm kỳ ảo, huyền diệu.

Do nằm ở vĩ độ cao, gần Nga nên thời tiết mùa Đông của Kanas rất khắc nghiệt. Nhiệt độ xuống thấp, âm hàng chục độ C.

Những ngôi nhà trong làng chủ yếu là nhà gỗ, một tầng, đơn sơ. Tuyết phủ dày trên những mái gỗ cổ kính.

Khoảnh khắc bình minh nhuộm hồng đỉnh núi tuyết, nhìn từ làng Hoà Mục. Du khách tới đây thường nghỉ lại qua đêm do di chuyển khá xa, ngoài ra còn để ngắm bình minh.

Theo Ngoisao/China.org.cn

Đăng bởi: Đạt Nguyễn Tuấn

Từ khoá: Ngắm Hoà Mục, ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc, 4 mùa rực rỡ như cổ tích

Bản Làng Cổ Tích Nơi Địa Đầu Tổ Quốc Hà Giang

Lạc bước vào ngôi làng cổ tích này, du khách được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp màu xanh thăm thẳm lọt thỏm giữa những triền đá tai mèo sắc nhọn.

Hà Giang nơi đặc trưng với hàng rào đá bốn bề bao quanh.

Trong 54 dân tộc anh em, với số lượng không quá đông nhưng người Lô Lô vẫn tự hào là có nền văn hóa rất nổi bật và mang dấu ấn riêng. Thôn Lô Lô Chải chính là nơi duy nhất còn lưu giữ được đầy đủ, sống động đời sống vật chất, tinh thần của người Lô Lô ở Cao nguyên đá; từ kiến trúc nhà trình tường mái lợp ngói máng; các nghề thuyền thống như thêu, làm mộc… tới các lễ hội truyền thống như: lễ cúng thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và đặc biệt là các điệu múa dân gian.

Kiến trúc nhà trình tường được lưu giữ đầy đủ tại thôn Lô Lô Chải.

Đường vào Lô Lô Chải hai bên đường mọc rất nhiều hoa cúc cam tuyệt đẹp, bạn cứ nhẩn nha trên con đường này rồi nhìn về phía làng cổ tích, nhận ra ngay những mái nhà trình tường vách đất nâu nằm thấp thoáng sau hàng rào đá, ngoài hiên phơi những bắp ngô trên xà nhà, cùng những cây đào hay vạt cải xanh trước cửa vô cùng quen thuộc. Bước tới đây, du khách được dân bản mời nước chè, điếu thuốc lào hay cùng nâng những chén rượu ngô men lá nhấm nháp với nhiều món ngon Hà Giang độc đáo. Hóa ra, không chỉ có yên bình từ cảnh vật mà người dân nơi đây cũng thật thà chân chất, hồn hậu khiến bất cứ tâm hồn nào cũng hóa thơ ngây.

Cảnh vật thôn quê yên bình.

Một sáng ngủ dậy, chỉ uống tách trà, đứng nghiêng đầu tựa cửa ngắm nhìn những cụ già tư lự, vài đứa trẻ ríu rít, cùng các cô các bà nhuộm vải hay thử làm bánh cũng đủ để cảm thấy có chút gì hạnh phúc.

Tới làng Lô Lô Chải Hà Giang du khách nên ngủ lại một tối để cảm nhận được nhiều hơn không khí cuộc sống thường nhật ở bản vùng cao biên giới này.

Du khách tới làng văn hóa Lô Lô Chải có thể khoác thử những bộ váy áo cầu kỳ, sặc sỡ – sản phẩm của sự cần cù, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô. Trên đó thêu những họa tiết mắt chim, chân chim, ruộng bậc thang, tam giác mạch… Vậy là bạn đã mặc trên người một trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo bậc nhất trên cao nguyên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Những hàng rào với hoa cúc cam nở rộ trên nền đá xám.

Người ta đồn rằng, tới làng cổ tích Lô Lô Chải nhất định phải chọn mùa đông. Khi này, màu trời xanh lam nhẹ, mùa đông dù khắc nghiệt nhưng vẫn đủ khiến con người ta vui thú khi được ngồi quây quần xì xụp ăn lẩu thắng cố, nhấm nháp chút rượu ngô.

Còn may mắn hơn tới đây vào dịp Tết cổ truyền, bạn sẽ được trải nghiệm một đêm giao thừa đặc biệt. Vào đêm 30, người dân cùng nhau ra ngoài lấy may, nếu có gặp nhau cũng không cần hỏi thăm, cứ lặng lẽ bình yên như vậy.

Ảnh: Vũ

BiГЄn tбє­p: Thanh HГ

Đăng bởi: Cường Bùi

Từ khoá: Chuyện kể ở Lô Lô Chải – bản làng cổ tích nơi địa đầu tổ quốc Hà Giang

Khám Phá Làng Vân Đà Nẵng – Ngôi Làng Nhỏ Hoang Sơ Và Mộc Mạc

Đến với Đà Nẵng người ta không thể không nhắc đến con đèo hùng vĩ nhất cả nước, đèo Hải Vân. Nằm nép mình bên triền núi Hải Vân, mặt hướng ra cung vịnh Đà Nẵng có một ngôi làng hoang sơ , huyền bí nằm biệt lập của người bị bệnh phong cùi mang tên Làng Vân Đà Nẵng.

Tận hưởng không gian yên bình tại Làng Vân

Trải qua bao thăng trầm và biến động, từ lúc người dân bị bệnh phong ở đây luôn bị kì thị bởi người đời. Cho đến khi người dân vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi được hòa nhập vào cuộc sống. Làng Vân vẫn luôn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, bí ẩn. Và cực kỳ thú vị , hấp dẫn không biết bao nhiêu du khách đến đây.

Mặc cho cách di chuyển đến Làng Vân Đà Nẵng không mấy dễ dàng. Nhưng nó không hề làm khó những bước chân của các bạn trẻ đam mê  khám phá. Và cũng nhờ đó mà làng Vân vẫn giữ vẻ hoang sơ vốn có. Việc cần làm của các bạn ngay bây giờ là xách balo lên và đi. Khám phá những điểm du lịch Đà Nẵng, và nhanh chân đến với làng Vân.

Làng Vân – ngôi làng nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ và hiền hòa

Mục Lục

Hành Trình Đến Với Làng Vân Đà Nẵng  

Các bạn nên đến Làng Vân vào những ngày nắng( tầm từ tháng 3-8 là đẹp nhất ). Để đến đây  bạn có thể chọn một trong ba cách sau :

Cách 1 : Đi thuyền từ ngoài vịnh để đến làng Vân.

Cách 2 : Đi từ đèo Hải Vân đi xuống.

Cách đi này  rất là thú vị đặc biệt phù hợp với những bạn yêu thích khám phá , thích leo núi và ngắm nhìn thiên  nhiên tươi đẹp ở nơi đây thì có thể chọn đi đường này.

Hành trình men theo đường mòn để đến với Làng Vân

Bạn đi xe máy lên đèo Hải Vân, từ chân đèo lên tầm 2-3km. Bạn sẽ thấy một quán bán nước, gửi xe ở đó, hỏi địa chỉ đến làng Vân. Sau đó bạn đi theo đường mòn xuống núi sẽ gặp đường ray xe lửa. Đi dọc theo đường ray xe lửa thêm một đoạn nửa sẽ có biển hướng dẫn rẽ phải xuống làng Vân.

Cách 3 : Trải nghiệm cảm giác chui qua hầm tàu

Bạn có thể đi xe máy đến chân đèo Hải Vân nhìn bên tay phải thấy đường ray xe lửa thì dừng lại. Hỏi thăm những nhà dân quanh khu vực đó để gửi xe . Tiếp đó bạn đi bộ đến đường ray xe lửa sẽ có 1 trạm gác tàu. Các bạn nên hỏi giờ tàu chạy trước rồi mới chui vào hầm. Chui hết hầm tầm 30 phút sẽ đến đường ray như ở con đường thứ 2. Ở đây mỗi ngày có khoảng 30 chuyến tàu qua lại cứ khoảng 40 phút sẽ có 1 đoàn tàu chạy ngang qua. Hầm tàu dài khoảng 2km. Do đó nếu trong lúc bạn đang đi mà tàu chạy ngang qua thì bạn hãy chui vào khe hầm. Và bịt tai kín lại để tránh tàu. Cảm giác thật sự rất thú vị và cực kỳ hồi hộp. Bạn sẽ ngỡ như mình đang xem phim hành động kiểu Mỹ vậy . Nếu bạn là người yêu thích sự mạo hiểm và phục thử thách thì  bạn nên chọn cách này để đi.

Trải nghiệm cảm giác thú vị khi chui qua đường tàu để đến với Làng Vân

Nếu bạn đi bằng đường bộ. Thì nên đi theo cả 2 cách là chui hầm và leo núi. Lượt đi thì đi đường chui qua hầm, còn lượt về thì đi đường leo lên núi. Như thế  bạn sẽ được trải qua cả hai cảm giác, tăng thêm những trải nghiệm thú vị của bạn trong chuyến đi .

Cùng đồng đội trải nghiệm những cảm giác mới lạ trong hành trình đến với Làng Vân

Thưởng Thức Vẻ Đẹp Hiền Hòa Và Hoang Sơ Của Làng Vân

Khi đặt chân tới ngôi làng nhỏ xinh này bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước khung cảnh tĩnh lặng yên bình mà có lẽ đã từ rất lâu rồi ta chưa bắt gặp. Ở đó như có sự hòa quyện nhịp nhàng của những sắc màu tạo hóa, tiếng sóng biển vỗ rì rào trên cát, cả tiếng vi vu của những cơn gió mát lạnh. Và đâu đó tiếng chim hót líu lo, tất cả như tạo nên một bản tình ca không lời nhẹ nhàng , êm ái, khiến người ta phải say đắm.

Bỏ xa những bộn bề của cuộc sống khi đến với Làng Vân

Đến Làng Vân bạn sẽ cảm nhận được nét hoang sơ của một làng chài xưa cũ mà không ở đâu có được. Những ngôi nhà của dân chài bị bỏ hoang nằm yên tĩnh dưới những hàng cây xanh thẳm thật hoang sơ và huyền bí. Không gian Làng Vân thật sự yên bình mà khó nơi nào có được. Không bụi đường, không khói xe, không khí trong lành và mát mẻ. Trên con đường khám phá  ngôi làng nhỏ này , có đôi lúc bạn sẽ bắt gặp một cơn gió nhẹ mang hơi lạnh của biển phảng phất vào da vào thịt khiến bạn cảm thấy cực kỳ sảng khoái . Tất cả sẽ làm xoa dịu đi cái thời tiết nắng nóng của mùa hè khác hẳn với cái thời tiết nơi phố thị đông đúc .

Thả hồn vào thiên nhiên thanh bình ở nơi đây

Cảnh sắc ở nơi đây đẹp nhẹ nhàng hòa quyện giữa núi và biển với những bãi biển đẹp, hoang sơ, những hàng dương xanh rì rào trong gió… Mang lại cho bạn cảm giác thoải mái , bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây . Nếu một lần được bước đi trên bãi biển làng Vân bạn sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhõm, bỏ mặc mọi ưu phiền và thành phố xô bồ đang tấp nập ngoài kia. Quả thật làng Vân đúng là nơi tuyệt vời cho những ai muốn tìm cho mình một chốn bình yên, thư thái.

Tận hưởng không gian yên bình tại Làng Vân

Những Địa Điểm Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Với Làng Vân

Làng Vân có tổng cộng ba bãi chính đó là Bãi Dừa, Bãi Xoan và Bãi Chính:

Làng Vân – địa điểm lý tưởng không thể bỏ qua

Bãi Dừa  là địa điểm gần với thành phố nhất. Và cũng là địa điểm lý tưởng để tắm biển, đốt lửa trại. Bãi Dừa là bãi tắm được rất nhiều các du khách yêu thích bởi vì nước biển ở đây rất trong và mát lạnh vô cùng. Ở đây, bạn có thể thỏa sức đắm mình trong làn nước mát lạnh. Và cảm giác vô cùng thích thú tại một bãi tắm yên bình.

Bãi Xoan đây là bãi xa nhất nhưng bù lại nó là bãi đẹp, hoang sơ nhất và là địa điểm lý tưởng để bạn dựng trại thuộc làng Vân.  Với khung cảnh hoang sơ của một vùng nước lớn bên những cánh rừng dương xanh thẵm. Bãi Xoan lại là một địa điểm thích hợp cho các hoạt động cắm trại. Tuy  nhiên một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là nơi này có nước xoáy và khá sâu nên không thể tắm biển được.

Bên cạnh Bãi Dừa và Bãi Xoan, làng Vân còn có Bãi Chính. Đây là nơi mà người dân bị bệnh phong chọn làm nơi ở khi còn sinh sống ở Làng Vân. Chính vì thế  nên bãi cát ở  đây khá rộng và bằng phẳng rất thích hợp cho hoạt động cắm trại . Ngoài ra ở đây có rất nhiều còng , ốc , cá do đó nếu muốn bạn có thể thưởng thức  các món ăn do tự tay bạn bắt và chế biến.

Trải  Nghiệm Cảm Giác Cắm Trại Hết Sức Thú Vị Tại Làng Vân

Vào những ngày cuối tuần có rất nhiều đoàn khách chọn làng Vân là điểm đến cho chuyến cắm trại và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Nếu bạn có dịp cắm trại qua đêm tại Làng Vân để thưởng thức cái không gian huyền ảo trong màn đêm hoang vắng và đón bình minh lúc chạng vạng sáng thì quả là một trải nghiệm thú vị.

Tại Làng Vân có rất nhiều bãi đất trống, bằng phẳng để hạ trại, tắm biển, hái dừa, bắt cua ốc. Nếu có thời gian, bạn nên chọn bãi Xoan để hạ trại. Bãi này xa nhất, nhưng cũng là bãi đẹp và hoang sơ nhất.

Tự tay chế biến các món ăn ngon

Hòa mình cùng ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm

Trong lúc đốt lửa trại bạn cũng có thể nướng thịt và nướng khoai. Vừa chơi vừa lai rai vài lon bia và cùng nhau chia sẽ những nỗi niềm của cuộc sống bộn bề còn gì tuyệt hơn thế nữa .

Làm vài lon bia và cùng nhau hàn huyên tâm sự

Một điều thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi cắm trại ở đây. Đó là trải nghiệm cảm giác bật đèn pin đi bắt còng . Những con còng với đủ kích thước to nhỏ khác nhau chạy rất nhiều trên bờ biển . Bạn sẽ được chạy đua cùng những chú còng nhanh nhẹn ở nơi đây. Và mang về cho mình những chiến lợi phẩm mà mình bắt được, cảm giác hết sức thú vị .

Trải nghiệm bắt còng hết sức thú vị

 Những Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Đi Làng Vân Đà Nẵng

Vì ngôi làng này biệt lập với xung quanh nên  bạn cần phải mang theo đầy đủ lượng nước uống. 

Mang theo vật dụng cá nhân như: mũ/nón, kem chống nắng, bàn chải, kem đánh răng.

Bạn  nên mặc dày cho dễ di chuyển vì đường khá khó đi.

Nếu di chuyển bằng đường hầm thì bạn phải mang theo đèn pin để đảm bảo an toàn. 

Cần phải chú ý quan sát tàu liên tục vì đường đi trải dài trên tuyến đường ray xe lửa

Nên đi theo nhóm nhiều người để hỗ trợ nhau nếu gặp phải các tình huống xấu.

Đến đây bạn cần vào đồn biên phòng để khai báo CMND và để lại số điện thoại liên lạc.

Bạn nên đến đây  lức chiều mát để lúc  di chuyển đỡ mệt hơn.

Bạn nên ngắm hoàng hôn và thức dậy sớm để đón bình minh ở đây vì nó rất đẹp

Đăng bởi: Yến Như

Từ khoá: Khám Phá Làng Vân đà Nẵng – Ngôi Làng Nhỏ Hoang Sơ Và Mộc Mạc

Lạc Giữa Bức Tranh Cổ Tích Ở Làng Văn Hóa

Từ thuở Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trăm trứng, khởi nguồn cho 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, trải qua một khoảng thời gian dài đẵng đẵng, để tới hôm nay, mỗi dân tộc lại mang trong mình những giá trị văn hóa rất riêng. Những tưởng rằng, phải chu du khắp mọi miền tổ quốc, từ thành thị tới nông thôn và vào tận các buôn làng xa ngái, ta mới có thể hiểu hết được những phong tục truyền thống của các dân tộc, các vùng miền. Ấy thế nhưng, giờ đây một nơi mà người ta gọi là “Ngôi nhà Chung”, nơi ta có thể khám phá tất cả mọi thứ về cộng đồng các anh em trên đất Việt.

Chẳng cần phải đi khắp miền tổ quốc, có một nơi mà ta có thể khám phá mọi thứ về 54 dân tộc anh em – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

“Ngôi nhà chung” ấy chính là Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, tọa lạc tại Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía tây. Ngôi làng nằm ẩn mình dưới chân núi Ba Vì, lạc trong một khoảng không gian bình yên, thơ mộng nhưng cũng đầy hoài cổ, khiến kẻ khách cứ ngỡ như mình đang dạo bước trong khu vườn cổ tích, ngược dòng thời gian khám phá những nét đẹp trường tồn từ tận xa xưa.

Đó chính là làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam – Ảnh: chi.kien.rus

Nơi đưa ta đi lạc trong khu vườn cổ tích chứa đựng những nét đẹp trường tồn từ tận xa xưa – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

Để đi đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ trung tâm Hà Nội, bạn cứ đi thẳng Đại lộ Thăng Long theo hướng đi Hòa Lạc tầm 36km, tới khi gặp bảng chỉ dẫn lối đi tới Làng văn hóa, bạn đi theo chỉ dẫn khoảng 500m nữa là tới nơi.

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội tầm 40km – Ảnh: FB Trang Thị Lã

Đúng như tên gọi của nó, đây là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc. Đặt chân tới Làng văn hóa, ta như bước vào một bức tranh toàn cảnh tái hiện lại đời sống văn hóa cùng như các phong tục tập quán của các dân tộc anh em đang sinh sống trên khắp Việt Nam.

Làng văn hóa như một bức tranh toàn cảnh tái hiện lại đời sống văn hóa và phong tục của các dân tộc anh em – Ảnh: goi.la.ri

Làng văn hóa có khuôn viên rộng lớn với diện tích lên tới 1544ha, tọa lạc trên một địa hình bán sơn địa, có đồi núi, có thung lũng, bao bọc xung quanh là hồ Đồng Mô thơ mộng, một khung cảnh non nước hữu tình và hòa lẫn trong đó là nét đẹp văn hóa trường tồn tự muôn đời, khiến kẻ khách đường xa vừa say bởi cảnh sắc đẹp tươi vừa mải mê khám phá những điều độc đáo ẩn dấu đang ẩn dấu.

Ở đó ta bắt gặp một khung cảnh hữu tình – Ảnh: _maihann

Hòa lẫn trong những nét đẹp văn hóa tự ngàn đời – Ảnh: hoaiulis

Đặt chân đến Làng văn hóa, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các khu làng dân tộc, nơi tái hiện lại đầy đủ các kiến trúc, văn hóa và đời sống của các dân tộc trên mọi miền như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Thái, Khơ mú, Mường, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khơme, Raglai…

Đến Làng văn hóa là có cơ hội chiêm ngưỡng những khu làng tái hiện đủ đầy nét kiến trúc của các làng bản dân tộc – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

Ở đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà sàn đơn sơ, nhà tường trình giản dị, nhà rông Tây Nguyên độc đáo, những ngôi chùa cổ kính của người Chăm và còn nhiều nữa những nét kiến trúc mang những đặc trưng không thể lẫn mà các dân tộc gìn giữ xưa nay.

Những ngôi nhà sàn đơn sơ – Ảnh: thanhnga.tran

Nhà rông Tây Nguyên độc đáo – Ảnh: hanhquyen96

Những ngôi chùa cổ kính của người Chăm – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

Vậy nên một lần bước tới Làng văn hóa là một lần lạc trong bức tranh toàn cảnh về truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Kìa những nếp nhà sàn nhỏ xinh ẩn mình dưới lùm cây xanh tốt trong những bản làng người Thái, kìa bản làng người Khơ Mú tọa lạc nơi vùng núi thấp gần nguồn nước với những con sông, con suối nhỏ uốn lượn bao quanh, rồi xa xa trên đỉnh núi cao cao là ngôi nhà người Mông đơn sơ, mộc mạc.

Tất cả góp phần tái hiện nên bức tranh đủ đầy nhất về văn hóa mà các dân tộc gìn giữ bấy lâu nay – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

Ở đó, ta còn có cơ hội khám phá các lễ hội truyền thống từ Bắc chí Nam, nào chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa ở Quảng Nam, nào lễ hội trẩy lúa Tây Nguyên, lễ hội đua bò An Giang, cho tớichợ nổi Cái Răng… Những không gian hội hè sôi động nhưng cũng mang đậm phong tục truyền thống của các dân tộc anh em.

Đến Làng văn hóa còn được hòa mình vào không khí lễ hội – Ảnh: Sưu tầm

Những lễ hội mang đậm nét truyền thống ngàn đời – Ảnh: Sưu tầm

Mỗi một khu làng là một nét độc đáo rất riêng, và hòa trong nhịp sống muôn đời ấy, ta nhìn thấy nụ cười hồn hậu của các bà các mẹ, tiếng giòn tan vang lên của những bé thơ. Thấp thoáng đâu đó là những cánh đồng hoa lá tốt tươi, là sắc thổ cẩm rực màu trong nắng, là không gian bình yên, trong trẻo mang âm hưởng đại ngàn… Những nét chấm phá đầy say mê để bức tranh về Làng được tái hiện đủ đầy nhất.

Ta còn bắt gặp ở đó nụ cười hồn hậu của các bà các mẹ – Ảnh: alaanoureldin

Là ngẩn ngơ bởi sắc hoa lá rực màu – Ảnh: FB Phạm Lan Hương

Là hòa mình trong chốn không gian trong trẻo, yên bình – Ảnh: Fb Phạm Lan Hương

Một nơi chốn bảo tồn những nét văn hóa xưa nay, một điểm dừng chân đầy bình lặng xua tan đi những nhịp hối hả thường ngày. Về Làng văn hóa – du lịch các dân tộc các dân tộc Việt Nam thôi, để cảm nhận đủ đầy nhất bầu không khí chung của toàn dân tộc và khám phá những nét riêng chứa đựng nhiều giá trị mà cộng đồng 54 dân tộc gìn giữ tới tận hôm nay.

Nơi ấy như một chốn dừng chân bình lặng – Ảnh: FB Trang Thị Lã

Và là nơi để ta khám phá những nét riêng chứa đựng nhiều giá trị mà 54 dân tộc gìn giữ đến hôm nay – Ảnh: FB Trang Thị Lã

Sau một ngày thăm thú Làng văn hóa, nếu bạn muốn kiếm tìm một nơi chốn dừng chân để nghỉ ngơi, bạn có thể chọn một số khách sạn gần đó như: Khách sạn Melia Bavi Mountain Retreat, Moon Garden Homestay hay Tản Đà Spa Resort.

Những khoảng bình yên ở Khách sạn Melia Bavi Mountain Retreat – Ảnh: Sưu tầm

Một nơi chốn đậm chất hoài cổ ở Moon Garden Homestay – Ảnh: Sưu tầm

Độc đáo đầy lạ lẫm ở Tản Đà Spa Resort – Ảnh: Sưu tầm

Dandelion – chúng tôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá 04 Ngôi Làng Cổ Tích Xinh Đẹp Ở Nhật Bản trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!