Bạn đang xem bài viết Lô Lô Chải Hà Giang – Khám Phá Bản Làng Dân Tộc Nơi Địa Đầu Tổ Quốc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
lô lô chải là một trong những bản làng dân tộc nổi tiếng ở Đồng Văn
Vậy ngôi làng này có gì đẹp mà hấp dẫn du khách đến thế
Thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt con người nơi đây thế nào
Có gì đặc sắc để du khách không muốn bỏ lỡ một lần khám phá khi đến bản Lô Lô
mùa xuân về tươi thắm trên bản làng lô lô chải
lô lô chải – Vùng đất của miền viễn biên
Vị trí, đường đi và phương tiện di chuyển
làng lô lô chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Đây là nơi sinh sống của 90% người dân tộc Lô Lô nên ngôi làng mang tên của dân tộc này.
Nằm ở vùng cao, điểm cực Bắc của Tổ quốc nên Lô Lô Chải gần như tách biệt khỏi thế giới xung quanh.
Vị trí nằm cách thủ đô Hà Nội tầm 445km trong khoảng 10 giờ di chuyển bằng ô tô.
Để đi tới bản Lô Lô Chải, du khách từ Hà Nội có thể đi bằng xe khách, xe riêng hoặc xe du lịch.
Với các bạn trẻ hiện nay, hình thức phượt xe máy được ưa chuộng nhất khi đến Hà Giang.
Muốn đến bản Lô Lô thì bạn đi từ trung tâm TP.Hà Giang đến Đồng Văn, từ Đồng Văn di chuyển đến làng Lô Lô.
Tuy nhiên cung đường này không hề đơn giản, đây cũng là một thử thách với du khách
Vì xung quanh đều là núi đá dựng đứng và một bên là vực sâu thăm thẳm.
Tham khảo
phượt xe máy là hình thức ưa chuộng của giới trẻ khi đến bản lô lô chải
Nếu đi theo đoàn hoặc không muốn phải lái xe một chặng đường dài căng thẳng.
Bạn có thể chọn phương án thuê xe du lịch trọn gói tại Lead Travel
Với các dòng xe đời mới chuyên phục vụ cung đường miền núi từ 7 chỗ, 16 chỗ và 29 chỗ.
Lái xe dày dặn kinh nghiệm, vui vẻ nhiệt tình, giá xe hợp lý.
Du khách có thể thăm quan làng Lô Lô và các địa điểm khác ở Hà Giang.
Liên hệ đặt xe giá rẻ theo số Hotline 0989 60 80 22 Mr Trung.
Lúc này, Tây Bắc có khí hậu rất lạnh,
Có thể xuống đến âm độ vào ban đêm và sương giá trắng muốt núi rừng.
Đông đến với những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt
Nhưng lại càng tăng thêm sự ấm áp khi quay quần bên nồi thắng cố, cà kê vài chén rượu ngô.
Điều đó càng tạo nên bức tranh đẹp nên thơ cho nơi này.
đông về, bản lô lô chải vẫn đẹp xao xuyến lòng người
Thật ra, Lô Lô Chải mùa nào cũng có nét đẹp riêng của nó.
Mùa hè miền bắc oi ả là thế, nhưng ở Lô Lô Chải, cái nắng cũng chẳng gắt gao.
Nếu đến đây vào dịp Tiếp Nguyên Đán, bạn còn được may mắn trải nghiệm một đêm giao thừa đặc biệt của người dân tộc.
Họ sẽ cùng nhau ra ngoài, và cùng nhau nguyện ước để lấy may.
Không khí đông vui, đầm ấm tràn ngập tình người lúc nào cũng hiện diện trong ngôi làng nhỏ ấy.
Khám phá vẻ đẹp cuốn hút của bản lô lô hà giang
Đến với Lô Lô Chải có thể bạn sẽ mất một ngày
Để chinh phục hết những cung đường uốn lượn, cuối ngày nghỉ chân tại Lô Lô Chải.
Sau đó, bạn có thể đón ánh bình minh đầu tiên tại Cột cờ Lũng Cú,
Bắt đầu một ngày khám phá những điểm đến nổi tiếng và sống cùng với người Lô Lô.
điệu múa nhảy sạp của người dân ban lo lo
1.1. Trải nghiệm cuộc sống và văn hóa người Lô Lôbản lô lô chải Hà Giang đơn thuần, luôn trong lành và thanh bình như một thanh âm trong trẻo giữa đất trời.
Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống theo lối tự cung tự cấp, nương tựa vào nhau với những nếp sinh hoạt bình dị.
Ngôi làng Lô Lô Chải có khoảng gần 100 hộ dân sinh sống, đa số là người dân tộc Lô Lô.
Những ngôi nhà tường trình ở đây được đắp bằng đất với mái ngói âm dương.
Bạn cũng có thể thử khoác lên mình những bộ trang phục cầu kì, sặc sỡ của người Lô Lô.
Những người phụ nữ tài hoa đã tự tay khéo léo và sáng tạo ra vải thổ cẩm.
Với những họa tiết bắt mắt như tam giác mạch hay chân chim, mắt chim..
Đây đều là những biểu tượng có ý nghĩa với vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Muốn trải nghiệm văn hóa của người lô lô chải hà giang
Bạn hãy thử một lần lắng nghe tiếng trống đồng và nhảy điệu nhảy Lô Lô.
Mỗi dịp lễ hội đến, tiếng trống đồng bắt điệu nhảy cho người Lô Lô, khuấy động bầu không khí trở nên rộn ràng.
Thông tin hữu ích
bản lô lô chải hà giang nằm ngay dưới chân cột cờ lũng cú
1.2. Chinh phục Cột Cờ Lũng CúLàng Lô Lô Chải ở dưới chân cột cờ Quốc gia Lũng Cú,
Vì thế bạn không nên bỏ lỡ việc đến chinh phục Cột cờ Lũng Cú khi đến nơi này.
Cột cờ Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển.
Để có thể ngắm toàn cảnh làng Lô Lô từ trên cột cờ,
Bạn sẽ phải leo khoảng 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc bên trong cột cờ.
Trên đỉnh cột cờ là lá cờ Việt Nam có diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc.
Đứng từ trên cột cờ, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng Hà Giang hùng vĩ.
Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa khám phá được bản Lô Lô Chải
Vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh của ngôi làng xinh đẹp từ trên cao.
1.3. Check in tại quán Cafe Cực BắcÍt ai nghĩ rằng, bản lô lô ở một vùng núi xa xôi như thế vẫn có một quán cà phê nhộn nhịp.
Được rất nhiều du khách ghé đến mỗi ngày đó chính là Cà phê Cực Bắc.
Quán cà phê nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, cách biên giới Việt – Trung khoảng 1km.
Những người mê du lịch, cho rằng uống cà phê ở Cực Bắc, check-in được cùng lúc 2 quốc gia
Quán xây dựng lên bởi ông Ogura Yasushy – một người Nhật sống nhiều năm tại Việt Nam.
Hiện ông Ogura Yasushy giao quyền kinh doanh cho một người dân tộc Lô Lô
Để tiện giao tiếp cũng như pha chế cho du khách khi ghé đến.
Quán cà phê được thiết kế theo kiến trúc nhà đá trình tường mang đậm bản sắc người Lô Lô.
Điều đặc biệt là quán không chỉ có cà phê pha phin truyền thống của người Việt Nam
Mà còn có trà xanh matcha Nhật Bản, bạn có thể thưởng thức ngô nướng
Hay thịt trâu gác bếp của người dân tộc bên cạnh những chén rượu ngô thơm nồng
Hương vị cafe ở đây được du khách đánh giá là không nơi nào sánh bằng.
Có lẽ bởi hạt cà phê được hòa quyện hương vị của núi rừng ở Lô Lô Chải.
lô lô chải sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi khám phá du lịch Hà Giang.
Đăng bởi: Hồng Hậu Nguyễn
Từ khoá: Lô Lô Chải Hà Giang – Khám phá bản làng dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc
Bản Làng Cổ Tích Nơi Địa Đầu Tổ Quốc Hà Giang
Lạc bước vào ngôi làng cổ tích này, du khách được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp màu xanh thăm thẳm lọt thỏm giữa những triền đá tai mèo sắc nhọn.
Hà Giang nơi đặc trưng với hàng rào đá bốn bề bao quanh.
Trong 54 dân tộc anh em, với số lượng không quá đông nhưng người Lô Lô vẫn tự hào là có nền văn hóa rất nổi bật và mang dấu ấn riêng. Thôn Lô Lô Chải chính là nơi duy nhất còn lưu giữ được đầy đủ, sống động đời sống vật chất, tinh thần của người Lô Lô ở Cao nguyên đá; từ kiến trúc nhà trình tường mái lợp ngói máng; các nghề thuyền thống như thêu, làm mộc… tới các lễ hội truyền thống như: lễ cúng thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và đặc biệt là các điệu múa dân gian.
Kiến trúc nhà trình tường được lưu giữ đầy đủ tại thôn Lô Lô Chải.
Đường vào Lô Lô Chải hai bên đường mọc rất nhiều hoa cúc cam tuyệt đẹp, bạn cứ nhẩn nha trên con đường này rồi nhìn về phía làng cổ tích, nhận ra ngay những mái nhà trình tường vách đất nâu nằm thấp thoáng sau hàng rào đá, ngoài hiên phơi những bắp ngô trên xà nhà, cùng những cây đào hay vạt cải xanh trước cửa vô cùng quen thuộc. Bước tới đây, du khách được dân bản mời nước chè, điếu thuốc lào hay cùng nâng những chén rượu ngô men lá nhấm nháp với nhiều món ngon Hà Giang độc đáo. Hóa ra, không chỉ có yên bình từ cảnh vật mà người dân nơi đây cũng thật thà chân chất, hồn hậu khiến bất cứ tâm hồn nào cũng hóa thơ ngây.
Cảnh vật thôn quê yên bình.
Một sáng ngủ dậy, chỉ uống tách trà, đứng nghiêng đầu tựa cửa ngắm nhìn những cụ già tư lự, vài đứa trẻ ríu rít, cùng các cô các bà nhuộm vải hay thử làm bánh cũng đủ để cảm thấy có chút gì hạnh phúc.
Tới làng Lô Lô Chải Hà Giang du khách nên ngủ lại một tối để cảm nhận được nhiều hơn không khí cuộc sống thường nhật ở bản vùng cao biên giới này.
Du khách tới làng văn hóa Lô Lô Chải có thể khoác thử những bộ váy áo cầu kỳ, sặc sỡ – sản phẩm của sự cần cù, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô. Trên đó thêu những họa tiết mắt chim, chân chim, ruộng bậc thang, tam giác mạch… Vậy là bạn đã mặc trên người một trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo bậc nhất trên cao nguyên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Những hàng rào với hoa cúc cam nở rộ trên nền đá xám.
Người ta đồn rằng, tới làng cổ tích Lô Lô Chải nhất định phải chọn mùa đông. Khi này, màu trời xanh lam nhẹ, mùa đông dù khắc nghiệt nhưng vẫn đủ khiến con người ta vui thú khi được ngồi quây quần xì xụp ăn lẩu thắng cố, nhấm nháp chút rượu ngô.
Còn may mắn hơn tới đây vào dịp Tết cổ truyền, bạn sẽ được trải nghiệm một đêm giao thừa đặc biệt. Vào đêm 30, người dân cùng nhau ra ngoài lấy may, nếu có gặp nhau cũng không cần hỏi thăm, cứ lặng lẽ bình yên như vậy.
Ảnh: Vũ
BiГЄn tбєp: Thanh HГ
Đăng bởi: Cường Bùi
Từ khoá: Chuyện kể ở Lô Lô Chải – bản làng cổ tích nơi địa đầu tổ quốc Hà Giang
Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc Cùng Làng Hương Thuỷ Xuân – Huế
Làng hương Thủy Xuân 700 năm giữa lồng cố đô
Nghề làm hương tại làng Thủy Xuân đã xuất hiện từ 700 năm về trước. Lúc ấy, ngôi làng là nơi cung cấp chủ yếu hương đốt cho quan lại, triều đình thời nhà Nguyễn và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân.
Trải qua các thế hệ cha truyền con nối, ngôi làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ truyền thống và tiếp tục phát triển nghề làm hương. Cho đến nay, không chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, mà làng hương còn trở thành điểm du lịch “sắc màu” tại cố đô Huế.
Làng hương Thủy Xuân cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam và nằm dọc trên con đường Huyền Trân Công Chúa. Cung đường này gần các điểm đến khác như Lăng Tự Đức và Đồi Vọng Cảnh khá thuận lợi để bạn ghé tham quan.
Làng hương Thủy Xuân có gì đặc biệt?Nhờ vào bàn tay khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn, làng hương Thủy Xuân dần trở thành một trong những điểm đắt khách ở Huế.
Đầu tiên, người ta tiến hành chọn nguyên liệu trầm nụ rồi trộn thêm hương quế chi, hoa hồi, đinh hương, thảo quả, nụ tùng, vỏ bưởi,… sau đó mang đi phơi khô, xay nhỏ và nghiền thành bột hương theo tỷ lệ nhất định. Tùy theo sở thích của khách hàng mà tỷ lệ giữa trầm hoặc quế sẽ được trộn ít hay nhiều. Càng nhiều hương trầm thì giá thành sản phẩm càng cao. Hỗn hợp sau đó được trộn với keo để tạo độ kết dính giúp bột hương se quanh lõi đều và đẹp hơn.
Dân làng Thủy Xuân thường dùng ruột tre khô chẻ nhỏ, phơi nắng nhiều ngày để làm lõi hương. Vì thế, nén hương khi cháy đều đến chân hương sẽ không bị gãy ngang.
Sau khi se bột hương quanh lõi bằng tay hoặc máy, các nghệ nhân sẽ mang những mẻ hương trải đều ra sân để phơi nắng khoảng 1 ngày. Nếu trời ít nắng thì sẽ phơi từ 2 đến 3 ngày. Khác với những làng hương truyền thống, các nghệ nhân làng Thủy Xuân rất chú trọng ở bước nhuộm chân hương. Không chỉ đặc trưng 2 màu cơ bản đỏ và nâu, dân làng còn sáng tạo thành nhiều màu sắc giúp sản phẩm thêm bắt mắt.
Ngoài ra, hương trầm của làng Thủy Xuân được làm từ cây dó bầu hoặc cây dó trầm. Vì thế, những cây hương có mùi thơm thanh tao, nhẹ nhàng, không lẫn mùi hóa chất nhân tạo.
Đến với làng hương Thủy Xuân, bạn sẽ được các Mệ hoặc các cô, chú, anh, chị giới thiệu chi tiết về công đoạn làm hương và tạo điều kiện để bạn trải nghiệm ngành nghề này. Bạn sẽ khâm phục Mệ Tuyết – một nghệ nhân lớn tuổi nhưng vẫn tần tảo gìn giữ bản sắc truyền thống từ bao đời nay.
Dâng hương là hành động thể hiện sự thành kính với tổ tiên và thần linh của người Việt. Chính vì vậy, “cái tâm” là một trong những giá trị cốt lõi được các nghệ nhân trau chuốt trong từng sản phẩm.
Khi du lịch đến xứ Huế thơ mộng, ngoài địa điểm như làng hương Thủy Xuân, bạn còn có thể kết hợp tham quan địa danh gần đó. Một số địa điểm sau đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Lăng Tự ĐứcLăng Tự Đức còn được gọi là Khiêm Lăng. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức – vị hoàng đế thứ 4 trị vì lâu nhất thời nhà Nguyễn. Với phong cảnh hữu tình và lối kiến trúc cầu kỳ, nơi đây đã trở thành lăng tẩm đẹp nhất thế kỷ 19. Bạn sẽ được khám phá những công trình nổi bật khác như:
Minh Khiêm Đường: Nhà hát cổ nhất thời nhà Nguyễn được xây dựng vào năm 1865 với mô típ hoa văn được chạm trổ tinh xảo. Nơi đây tái hiện lại một không gian xưa với tiếng đàn, tiếng hát mang những giá trị tuyệt vời của âm nhạc truyền thống Huế
Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ: Được xây dựng vào năm 1864 với phong cảnh trữ tình ở hồ Lưu Khiêm. Đây là nơi vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ và thưởng thức nghệ thuật.
Bia Khiêm Cung Ký: là tấm bia khắc bài văn do chính hoàng đế Tự Đức soạn thảo năm 1871. Tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả 2 mặt. Không chỉ thể hiện nỗi lòng của vua trong tình trạng “lực bất tòng tâm”, mà còn mô tả cảnh quan phong thủy xung quanh lăng mộ của ông.
Đồi Vọng CảnhĐồi Vọng Cảnh là địa danh hiếm hoi giúp bạn ngắm nhìn trọn vẹn hoàng hôn trên đất Huế. Ngọn đồi được bao phủ nhiều cây xanh tạo nên không gian trong lành và mát mẻ. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, bạn có thể “phóng tầm mắt” để nhìn rõ một góc dòng sông Hương đang e ấp dưới chân đồi.
Chùa Thiên MụChùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ) nằm tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khê thuộc địa phận làng An Ninh Thương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Điểm nhấn của ngôi chùa là Tháp Phước Duyên với chiều cao 21m gồm 7 tầng. Mỗi tầng đều có thờ tượng Phật. Tầng trên có tượng Phật bằng vàng. Không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà chùa Thiên Mụ còn là thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam.
Vườn Quốc gia Bạch MãVườn Quốc gia Bạch Mã được ví như lá phổi xanh giữa lồng cố đô Huế. Với tổng diện tích gần 37.500 ha, khu rừng nguyên sinh tập trung khoảng 2.373 loài thực vật và 1.715 loài động vật. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Dọc theo lối nhỏ vào rừng, bạn sẽ dễ bắt gặp những loài thú lạ như sao la, gà lôi, trĩ sao,…
Ngoài ra, trong chuyến du ngoạn tại Huế, bạn có thể khám phá thêm những địa danh tiêu biểu và nổi tiếng khác như:
Chợ Đông Ba
Phố đi bộ Huế
Đường đi bộ dọc sông Hương
Đại Nội Huế
Bún bò HuếBún bò Huế là đặc sản trứ danh của vùng cố đô. Tại đây, món ăn thường được gọi đơn giản là “bún bò” hoặc “bún bò thịt bò”. Một bát bún bò gốc Huế hội tụ đủ 3 vị mặn, ngọt, cay với những lát thịt bò thái mỏng, chả cua và rau sống. Đặc biệt, sợi bún phải là loại to, dày, dai được pha trộn giữa bột gạo và bột lọc theo tỷ lệ chuẩn.
Các quán bán bún bò ngon tại Huế:
Bún bò O Phụng – Chú Vọng: Quán xưa, tổ 12, 14 Nguyễn Du, Phú Cát, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Bún bò bà Tuyết: 47 Nguyễn Công Trứ, tổ 15, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Bún bò Huế O Phượng: 24 Nguyễn Khuyến, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Cơm âm phủTuy tên gọi nghe có vẻ “ma mị”, nhưng cơm âm phủ lại là điểm chấm phá thú vị cho bức tranh ẩm thực xứ Huế. Phần cơm trắng chính giữa thường là loại cơm tơi, hơi khô và để nguội. Xung quanh cơm được bày trí những nguyên liệu cơ bản gồm nem chua, thịt nướng, trứng chiên, tôm rang, dưa leo bóp chua, rau củ,… Đặc biệt, nước mắm pha tỏi, chanh và đường là một phần không thể thiếu để rưới ăn kèm cùng cơm.
Các quán bán cơm âm phủ ngon tại Huế:
Quán cơm Âm Phủ: 51 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Bánh canh Nam PhổBánh canh Nam Phổ là món ăn truyền thống của làng Nam Phổ, Phú Vang. Điểm đặc biệt của món ăn chính là phần nước dùng keo sệt màu đỏ cam từ tôm và thịt cua tươi. Chắc chắn, bạn sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà này khi du lịch đến Huế.
Các quán bán bánh canh Nam Phổ ngon tại Huế:
Quán Thúy: 16 Phạm Hồng Thái, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Quán Hương: 30 Phạm Hồng Thái, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Bún hếnỞ Huế không chỉ nổi tiếng với bún bò, mà bún hến cũng là đặc sản độc đáo mà bạn nhất định phải thử. Một bát bún hến “chuẩn” vị Huế được nêm nếm gia vị đậm đà kết hợp với thịt hến dai ngọt tự nhiên. Thêm một chút ớt xanh cay cay và rau sống là bạn đã có ngay món bún hến thơm ngon rồi đấy.
Các quán bán bún hến ngon tại Huế:
Quán Nhỏ: 9 Ngô Quyền, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Quán Hoa Đông: 64 kiệt 7 Ưng Bình, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Các loại bánh góiBạn sẽ dễ dàng thưởng thức các loại bánh gói tại Huế như bánh nậm, bánh bột lọc, bánh tro, bánh ram ít,… Chỉ từ các loại bột như bột năng hay bột gạo nếp và trộn một ít tôm nhuyễn, sau đó gói tỉ mỉ bằng lá dong, món bánh đã trở thành đặc sản hấp dẫn
Advertisement
mà bạn không thể bỏ qua khi đến Huế.
Các quán bán bánh gói ngon tại Huế:
Quán Bà Đỏ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Hiệp, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Quán O Giàu: 109 Lê Huân, Thuận Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Cách di chuyển đến HuếHuế cách thủ đô Hà Nội gần 700 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1000km về phía Nam. Tùy vào khu vực nơi bạn ở, bạn có thể chọn các loại phương tiện thích hợp để di chuyển đến Huế.
Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn máy bay để di chuyển đến Huế nhanh chóng và an toàn.
Nếu bạn là người thích ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên, tàu lửa và xe khách sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể đi phượt bằng xe máy để lưu lại những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến hành trình của mình.
Lựa chọn thời điểm đi du lịch HuếTừ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết ở Huế sẽ đỡ lạnh và bắt đầu có nắng ấm. Đây là thời điểm có nhiều hoạt động nghệ thuật và giải trí đặc sắc từ các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài.
Giữa năm từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nơi đây sẽ khô ráo và thuận tiện cho du khách đi tham quan. Đặc biệt, sự kiện Festival Huế là hoạt động nổi tiếng nhất diễn ra 2 năm 1 lần mang lại bầu không khí nhộn nhịp giữa lồng cố đô.
Lưu ý khi đi du lịch HuếTrước khi đi du lịch đến Huế, bạn nên lựa chọn thời điểm tốt để khởi hành. Bên cạnh đó, thời tiết buổi sáng và đêm ở Huế thường thay đổi, vì thế bạn chuẩn bị những tư trang cá nhân cần thiết cho chuyến đi như kem chống nắng, mũ, giày dép, thuốc men, áo khoác mỏng,…
Về Chơi Bản Hon Lai Châu, Khám Phá Cuộc Sống Của Đồng Bào Dân Tộc Lự
Bản Hon Lai Châu là một bản làng du lịch cộng đồng nổi tiếng với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, những nếp nhà sàn mộc mạc và nét văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
Bản Hon ở đâu?Bản Hon thuộc huyện Tam Đường, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lai Châu
Để đến được Bản Hon, du khách đi từ trung tâm thành phố theo hướng Đông Nam kết hợp Google Maps sẽ đến được bản làng xinh đẹp này. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với chưa đầy 200 hộ dân sinh sống. Nơi này là địa bàn cư trú của người dân tộc Lự và người Mông.
Xã Bản Hon sở hữu cảnh quan thiên nhiên trong lành, xanh mát. Ảnh: Ta Hanh
Du lịch Lai Châu và khám phá Bản Hon là cơ hội để khách du lịch hòa mình vào cảnh đẹp làng quê Tây Bắc. Đặc biệt, bạn còn được tìm hiểu về bản sắc văn hóa của người dân bản địa thông qua các món ăn ngon, những bộ trang phục đẹp, kiến trúc nhà ở và cả những nghề thủ công truyền thống lâu đời.
Bản Hon Lai Châu có gì hấp dẫn?Bản Hon Lai Châu sở hữu địa hình nhiều đồi núi cao và thung lũng, vẽ nên một bức tranh hùng vĩ, tráng lệ với gam màu xanh chủ đạo. Ngay lần đầu tiên đặt chân đến bản, du khách đã “phải lòng” nét trong trẻo, hiền lành mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ những con đường, những nếp nhà cho đến vườn cây, ruộng lúa,… đều thật mộc mạc, bình yên.
Về Bản Hon, du khách sẽ được tìm hiểu về dân tộc Lự, dân tộc Mông. Ảnh: Báo quân đội nhân dân
Là một xã thuộc vùng cao Tây Bắc nên thời tiết ở Bản Hon khá mát mẻ, nhiệt độ dao động khoảng 22 độ C. Mùa nóng nhất ở đây là 35 độ C và khi trời lạnh nhất chỉ còn 6 độ C. Tùy vào lịch trình du lịch mà bạn chọn thời điểm thích hợp để khám phá Bản Hon. Thông thường, mùa khô từ tháng 10 – 3 năm sau là lý tưởng nhất để bạn đến bản làng xinh đẹp này.
Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 22 độ C, mát mẻ dễ chịu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Tam Đường
Bản Hon có thể chưa nổi tiếng bằng nhiều bản làng đẹp ở Tây Bắc khác. Tuy nhiên nếu đã đến đây rồi, du khách sẽ không thể quên vẻ đẹp và nét đặc sắc của bản làng này. Nơi đây có đến 100 ngôi nhà sàn truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn, mang một dấu ấn xưa cũ, bình dị.
Những nếp nhà sàn bình yên của người dân ở Bản Hon. Ảnh: Báo Lai Châu
Trên con đường khám phá bản, bạn sẽ bắt gặp những nếp nhà sàn màu xám mái lợp ngói, khung nhà bằng gỗ. Đa phần những ngôi nhà ở đây được xây cất rộng rãi, nhà nào cũng có cầu thang phía trước để đi lên đi xuống. Ở Bản Hon, người dân xây nhà theo địa thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra đồng nên view lúc nào cũng đẹp và bình yên.
Đây là bản du lịch cộng đồng mà nhiều du khách yêu thích khi đến Lai Châu. Ảnh: Vietnam Plus
Năm 2013, Bản Hon được phát triển thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Từ đó, đường đến bản cũng được bê tông hóa để người dân đi lại dễ dàng và giúp hành trình khám phá bản làng này của du khách bốn phương được thuận tiện hơn.
Người Lự với trang phục truyền thống độc đáo, ấn tượng. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Chơi gì ở Bản Hon? Có lẽ trải nghiệm tuyệt vời nhất là được dạo quanh bản bằng xe máy hoặc xe đạp. Bạn sẽ được đi qua những nương lúa xanh rì, ngang qua những mái nhà sàn mộc mạc đơn sơn và nhìn ngắm cuộc sống, sinh hoạt của bà con nơi đây. Đặc biệt, du khách còn được nhìn ngắm bà con dân tộc Lự với những bộ trang phục truyền thống rất độc đáo.
Người Lự với điệu múa truyền thống độc đáo. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lai Châu
Ngoài ra khi đến thăm Bản Hon Lai Châu, du khách còn được nghe các bà, các chị hát những làn điệu dân ca Lự, thưởng thức những buổi biểu diễn nhạc cụ như chiêng, sáo, trống,… và nhất là ăn những món ngon đặc sản địa phương của người Lự. Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm, ở bản đã có sẵn váy, áo, mũ, khăn,… thổ cẩm được dệt rất kỳ công.
Tips khám phá Bản Hon Lai ChâuSau 10 năm phát triển du lịch cộng đồng, Bản Hon ngày càng trở thành điểm đến nhiều du khách biết đến. Người dân trong bản cũng đầu tư các dịch vụ homestay để du khách có thể nghỉ lại, ăn uống và sinh hoạt như một người dân bản địa thực sự. Đây là trải nghiệm mà du khách nào cũng nên thử.
Bạn có thể kết hợp khám phá nhiều điểm đến đẹp gần Bản Hon. Ảnh: Du lịch địa phương
Nếu có nhiều thời gian, bạn nên dành 1 – 2 ngày ở bản. Tốt nhất bạn nên đến đây vào mùa khô cuối và đầu năm để tiết trời đẹp hơn, không khí dễ chịu hơn. Ngoài ra, vị trí bản làng này thuộc huyện Tam Đường, do đó bạn có thể kết hợp khám phá thêm Cọn nước Nà Khương, Khu du lịch Bản Thẳm, Bản Nà Luồng, … đều là những tọa độ xinh đẹp và nổi tiếng.
Du lịch Lai Châu, bạn nên một lần đến Bản Hon. Ảnh: Tạp chí du lịch
Ngày nay, Bản Hon Lai Châu đã dần trở mình để thành địa điểm du lịch cộng đồng có sức hút của tỉnh. Nếu có dịp, du khách hãy một lần về thăm bản để cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của miền đất Lai Châu, để thêm yêu và tự hào về một quê hương Việt Nam có vô vàn điểm đến chất lượng.
Ảnh:Internet
Đăng bởi: Hương Lê
Từ khoá: Về chơi Bản Hon Lai Châu, khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc Lự
Dân Tộc Là Gì? Phân Tích Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Dân Tộc?
1. Dân tộc là gì?
Khái niệm “dân tộc” thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, tộc người, dân tộc). Ta cần phân biệt “dân tộc” theo nghĩa rộng này với “dân tộc” theo nghĩa khoa học: Dân tộc là hình thức cộng đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả bộ tộc.
Dân tộc có những đặc điểm giống bộ tộc, song có những đặc trưng mới phân biệt với bộ tộc. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, sự phân biệt giữa dân tộc và bộ tộc không phải dễ dàng đối với khoa học lịch sử.
Điều cần chú ý trước tiên là, nếu như ở bộ tộc, các mối liên hệ cộng đồng còn tương đối yếu ớt, lỏng lẻo thì dân tộc là cộng đồng người thống nhất hơn, ổn định và bền vững hơn nhiều.
Sự thống nhất kinh tế của cộng đồng được củng cố bằng thiết chế chính trị mới là các nhà nước tập quyền. Dân tộc hiện đại là quốc gia dân tộc.
– Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
– Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng chính trị – xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung, như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa.
2. Dân tộc trong tiếng Anh là gì?
3. Phân tích những đặc trưng cơ bản của dân tộc:
Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa. Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát triển của xã hội loài người từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dân tộc có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, dân tộc là một cộng đồng về ngôn ngữ.
Thứ hai, dân tộc là một cộng đồng về lãnh thổ.
Cộng đồng lãnh thổ là đặc trưng quan trọng không thể thiếu được của dân tộc. Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, không có lãnh thổ thì không có khái niệm tổ quốc, quốc gia.
Thứ ba, dân tộc là một cộng đồng về kinh tế.
Thứ tư, dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…
Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người song nó vẫn là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt. Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử, hơn bất cứ yếu tố’ nào khác, tạo ra sắc thái riêng đa dạng, phong phú của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa của mỗi dân tộc không thể phát triển, nếu không giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng. Để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc ấy, đặc biệt thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa.
Nghiên cứu vấn đề dân tộc hiện nay có vai trò to lớn đối với sự phát triển của con người, của mỗi quốc gia dân tộc. Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà còn là động lực của sự phát triển của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác và hội nhập là xu thế khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới, song không vì thế mà làm mất đi bản sắc với những đặc trưng phong phú của dân tộc mình. Với ý nghĩa đó, việc quán triệt quan điểm của Đảng ta về xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và giữ gìn bản sắc của các dân tộc hiện nay là vấn đề đặt ra hết sức cần thiết đối với mỗi dân tộc.
4. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam:
Từ đó khẳng định: Theo các tài liệu chính thức, nước ta có 54 dân tộc được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số, chiếm hơn 85,7% dân số. Trong các dân tộc thiểu số, quy mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể. Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc luôn luôn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc và gắn bó với nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết
– Các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, biên giới, có vị trí quan trọng
– Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau
– Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác
Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức dân tộc khác. Trong một quốc gia nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ ngang nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc lịch sử để lại. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Lô Gia Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Lô Gia Và Ban Công!
Có nhiều người lầm tưởng lô gia chính là ban công. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác bởi logia và ban công được định nghĩa hoàn toàn khác nhau và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà, căn hộ.
Logia là một thuật ngữ dùng để chỉ phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Vậy Lô gia là gì? Ban công là gì? Lo gia và ban công khác nhau ở điểm nào?
Hiểu đúng về khái niệm ban công và logia Ban công là gì?Mẫu ban công thường thấy ở các ngôi nhà.
Ban công được biết đến là phần sàn nhô ra bên ngoài của ngôi nhà hoặc căn hộ. Chính xác hơn, khái niệm ban công là phần không gian có lan can bảo vệ, nhô ra khỏi mặt tường bao của nhà chung cư (theo Thông tư Số: 03/2023/TT-BXD).
Ban công có thể là ban công nhỏ (tại cửa sổ) và ban công lớn tại cửa ra vào (trên tầng lầu). Ban công có chức năng để đón ánh sáng bên ngoài, cho không khí lưu thông vào nhà và thường tận dụng để trồng cây. Ở nhiều chung cư không cho phép xây dựng ban công (ở những tầng cao) mà chỉ có thể xây dựng lô gia (logia). Do đó, có thêm khái niệm về logia.
Logia là gì?Dãy nhà chung cư được xây dựng với logia – “ban công” thụt vào trong.
Lô gia tiếng Anh là logia. Logia là phần không gian có lan can bảo vệ, lùi vào so với mặt tường bao của nhà chung cư (theo Thông tư Số: 03/2023/TT-BXD). Lô gia còn được gọi là phần “ban công âm, ban công thụt vào trong”.
Về cấu trúc, lô gia vẫn có cấu trúc giống ban công, gồm một phần sàn trống, có chắn song sắt, tay vịn phía trước. Về chức năng, lô gia vẫn giống ban công, để gia chủ có thể hít khí trời, hóng nắng, trồng cây, ngồi thư giãn,… Lô gia chỉ khác ban công về vị trí. Như vậy, lô gia sẽ chiếm một phần diện tích tầng của nhà, của căn hộ (chứ không như ban công là lồi ra ngoài).
Trong hợp đồng mua bán/thuê căn hộ, phần lô gia, ban công thường được ghi trong phần định nghĩa các loại từ ngữ.
So sánh sự khác nhau của logia và ban côngTiêu chí Ban công Lô gia
Thiết kế Một khoảng không, có lót sàn, có lan can hoặc một mảng tường bảo vệ phía trước.
Chức năng Thường là nơi để đón nắng, hóng gió, trồng cây, đặt ghế ngồi thư giãn,…
Vị trí Lồi ra ngoài tường của tầng nhà, căn hộ. Thường không có tường hai bên và mái che. Thụt vào trong, chiếm một phần diện tích của tầng nhà, căn hộ đó. Có mái che, tường bảo vệ hai bên chắc chắn.
Vị trí tầng có thể xây dựng Chỉ được xây dựng ở những tầng thấp (6 tầng dưới cùng). Thường được xây dựng ở những tầng cao để đảm bảo an toàn.
Tuổi thọ Ban công lồi ra ngoài nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, vì thế tuổi thọ có thể thấp hơn lô gia.
Tầm nhìn, khả năng đón nắng Lô gia khuất vào trong nên đón nắng ít hơn ban công. Tầm nhìn chỉ nhìn được một hướng, ít hơn so với ban công (nhìn được 3 hướng).
Diện tích Lô gia tuy an toàn hơn nhưng bù lại sẽ chiếm một phần diện tích của tầng nhà, căn hộ.
Quy định pháp luật về ban công và lô gia trong chung cưTương quan giữa lô gia và ban công
Theo QCVN 04:2023/BXD được ban hành bởi Thông tư Số: 03/2023/TT-BXD của Bộ Xây Dựng có quy định như sau:
Ban công, lô gia là một phần của căn hộ. Thì căn hộ là ”không gian ở khép kín, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho một gia đình, cá nhân hay tập thể. Căn hộ có thể có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: phòng khách – sinh hoạt chung; chỗ làm việc, học tập; chỗ thờ cúng tổ tiên; các phòng ngủ; phòng ăn; bếp; khu vệ sinh; chỗ giặt, phơi quần áo; ban công hoặc lô gia; kho chứa đồ.”
Do đó, diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy trong đó có bao gồm cả ban công và lô gia.
Chi tiết tại Điều 1.4.13 có ghi Diện tích sử dụng căn hộ là:
”Diện tích sàn được tính theo kích thước thông thủy của căn hộ: bao gồm diện tích sàn có kể đến tường/vách ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia; không bao gồm diện tích phần sàn có cột/vách chịu lực, có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ và diện tích tường/vách bao tòa nhà/căn hộ, tường/vách phân chia giữa các căn hộ.
CHÚ THÍCH: Kích thước thông thủy là kích thước được đo đến mép trong của lớp hoàn thiện tường/vách/đố kính/lan can sát mặt sàn (không bao gồm các chi tiết trang trí nội thất như ốp chân tường/gờ/phào…). Đối với ban công, lô gia thì tính toán toàn bộ diện tích sàn, trường hợp có mép tường chung thì tính theo mép trong của tường chung.”
Căn hộ không có ban công, lô gia thì phải có cửa sổ ở mặt ngoài có kích thước tối thiểu (600mm x 600mm) để phục vụ cứu nạn, cứu hộ trường hợp hỏa hoạn, khẩn cấp,…
Ngoài ra theo điều 2.2.12 thì ban công, lô gia phải đảm bảo có thiết kế thoát nước, không để đọng nước, ngăn không cho nước mưa thấm nhỏ xuống các tầng bên dưới.
Và một số quy định khác.
Cách tính diện tích lô gia của chung cưHiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể về cách tính diện tích lô gia bởi hình dạng lô gia thường khác nhau tùy vào thiết kế của mỗi căn hộ, ngôi nhà. Do đó, có thể tính diện tích lô gia bằng cách tính diện tích sàn dành để xây dựng lô gia đó, tính từ phần ban công bên ngoài đến mép ngoài của cửa ra vào.
10 mẫu lô gia chung cư đẹpLô gia đơn giản, bàn ghế dành cho gia đình có đông thành viên
Lô gia trang trí thêm cây cối, trải thảm chống, lợp tường bằng cỏ đan để chống nóng lạnh.
Mẫu lô gia với nội thất sang trọng, đắt tiền
Lô gia đơn giản dành cho người muốn thư giãn, có thời gian riêng tư
Mẫu lô gia đơn giản, với vài chậu cảnh, bục gỗ và ghế ngồi
Mẫu lô gia với một mảng tường phủ cây cối
Nguồn ảnh: sưu tầm internet
Tùy vào mỗi chung cư sẽ có thiết kế lô gia hoặc ban công cho phù hợp. Lô gia hay ban công đều có những điểm ưu nhược điểm riêng. Vì thế, tùy vào sở thích, mục đích mà bạn có thể lựa chọn mua căn hộ chung cư phù hợp cho mình.
Đăng bởi: Thảo Vân
Từ khoá: Lô gia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa lô gia và ban công!
Cập nhật thông tin chi tiết về Lô Lô Chải Hà Giang – Khám Phá Bản Làng Dân Tộc Nơi Địa Đầu Tổ Quốc trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!