Bạn đang xem bài viết “Ngất Ngây” Món Chả Mực Hạ Long – Đặc Sản Thơm Ngon Nức Tiếng Vùng Đất Mỏ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không giống với chả mực ở nhiều địa phương ven biển, chả mực Hạ Long thường được giã tay cho nên có hương vị vô cùng khác biệt.
Dù không phải là địa phương duy nhất ở Việt Nam có món chả mực, vậy nhưng chả mực Hạ Long lại có mùi thơm cũng như hương vị đặc trưng mà không phải nơi đâu cũng có được. Xét về lịch sử, nguồn gốc ra đời thì món chả mực Hạ Long xuất hiện vào khoảng năm 1946 do vị đầu bếp tên là Tài Lễ, người Hòn Gai (hiện nay là Hạ Long) nghĩ ra.
Và chuyện nghĩ rằ món chả mực chỉ đơn giản là bởi vì ông Tài Lễ cùng với vợ muốn tìm ra món ăn mới từ mực trở nên độc đáo hơn, hấp dẫn hơn món mực xào đang ngày càng phổ biến. Sau nhiều thử nghiệm thì ông bà đã sáng tạo ra món chả mực được làm từ mực nang tươi giã nhuyễn trộn với bột nếp, hạt tiêu, mắm, hành rồi nặn thành miếng rồi chiên lên. Dù vậy, để cho ra được miếng chả mực như bây giờ thì cặp vợ chồng cũng đã phải trải qua nhiều lần thử và thay đổi công thức.
Không giống với chả mực ở nhiều địa phương ven biển, chả mực Hạ Long thường được giã tay cho nên có hương vị vô cùng khác biệt
Mặc dù ngon và lạ miệng nhưng chả mực Hạ Long cũng đã trải qua những biến động nhất định thì mới có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay. Cụ thể, ban đầu chả mực của ông bà bán ở cổng chùa Long Tiên, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long hiện nay.
Về sau thì ông bà Tài Lễ đã truyền nghề chả mực cho hai người con trai tên là Ngọ và Tài để có thể tiếp tục bán ở chợ Hòn Gai. Tuy nhiên, ông Tài đã qua đời vào năm 1970, nghề chả mực của gia đình cũng đã bị bỏ dở. Cho đến năm 1982, một người con khác của ông bà Tài Lễ quyết định phục hưng lại nghề gia truyền.
Thậm chí là người con còn đưa kỹ thuật cấp đông vào món ăn từ đó giúp cho chả mực dai giòn, bảo quản được tốt hơn nhiều. Cho đến thời điểm hiện tại, từ món của gia đình ông Tài Lễ, chả mực đã trở thành món ăn mang biểu tượng của Hạ Long và có rất nhiều nhà hàng làm bán. Đến thời điểm hiện tại, chả mực Hoài Phương ở Hạ Long chính là một trong những cơ sở được truyền lại nghề chả mực của tiệm Tài Lễ xưa. Đồng thương hiệu này cũng chính là nơi lưu giữ Cối kỷ vật của cụ Tài Lễ – là người sáng chế ra món chả mực.
Mặc dù ngon và lạ miệng nhưng chả mực Hạ Long cũng đã trải qua những biến động nhất định thì mới có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay
Điều đặc biệt làm nên vị ngon khó cưỡng của món chả mực Hạ LongĐể có thể làm chả mực, người ta sẽ sử dụng 100% mực nang được đánh bắt ở trên Vịnh Hạ Long chứ không hề pha tạp thêm các loại mực khác như là mực ống, mực mai. Vịnh Hạ Long là một vùng biển kín gió, có nhiều rong rêu cho nên mực ở đây có mai dày và đậm vị. Những con mực này thường sẽ nặng khoảng 1 – 4kg, dày mình và tươi. Sau khi được đánh bắt lên thì người ta sẽ mang đi sơ chế ngay bằng cách rửa sạch rồi bỏ nội tạng, bầu mực, ruột,… rồi để cho ráo nước.
Kế tiếp, mực được cắt thành những miếng lớn rồi cho vào giã tay ở trong cối. Đây chính là công đoạn khác biệt, quan trọng nhất để giúp cho món chả mực Hạ Long trở nên đặc biệt hơn so với những vùng biển khách của Việt Nam. Nghe qua thì có vẻ rất đơn giản nhưng người giã phả giã sao cho những miếng mực nhuyễn ra không hề bị nát, kết dính lại với nhau một cách hài hòa nhất.
Mực được cắt thành những miếng lớn rồi cho vào giã tay ở trong cối
Cũng chính vì thế mà khi làm chả mực, bên cạnh sức khỏe thì chỉ những người thợ quen và khéo tay mới có thể làm ra được những miếng chả mực trông đẹp mắt, ngon miệng.
Bên cạnh nguyên liệu chính là mực nang thì người ta còn thêm vào nguyên liệu khác như bột nếp cái hoa vàng, hạt tiêu xay, gia vị,… để cho miếng chả mực được kết dính và đậm đà hơn. Mà hạt tiêu để làm món chả mực Hạ Long không dùng tiêu đen mà phải dùng tiêu trắng thì mới đúng điệu.
Để có thể làm chả mực Hạ Long, người ta sẽ sử dụng 100% mực nang được đánh bắt ở trên Vịnh Hạ Long chứ không hề pha tạp thêm các loại mực khác như là mực ống, mực mai
Sau khi thấy chả mực đã đạt đến độ dính vừa phải và có lẫn những miếng mực thái rối hơi sần sật thì người đầu bếp sẽ cẩn thận nặn ra những miếng tròn dẹt to gần lòng bàn tay. Và tiếp đó thì họ sẽ thả chả mực vào một chiếc chảo dầu đang sôi rán để rán sơ qua.
Khi rán chả mực thì người ta phải canh lửa sao cho miếng chả có được màu vàng nhạt, không hề bị xẹp khi đã nguội nhưng cũng không được cháy xém khi đang rán. Đáng chú ý, miếng chả mực chỉ được chiên sơ qua chứ không được rán chín bởi vì sau đó người ta sẽ đóng vào các túi nhỏ hay bày trên khay để chờ khách hàng mua.
Sau khi mua về thì sẽ mang chả đi rán lại cho nóng rồi sẽ bày ra thưởng thức. Chỉ cần cho miếng chả vào chảo một lúc là có thể ngửi thấy được mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Bởi vì có vị ngon chẳng thể chối từ mà món chả mực Hạ Long đã nhanh chóng vượt qua ranh giới Hạ Long, Quảng Ninh để chinh phục những cái miệng sành ăn của nhiều thực khách tại các tỉnh thành trên cả nước. Đến năm 2012, căn cứ theo tiêu chí đánh giá đặc sản Việt Nam của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam thì món chả mực Hạ Long đã được bình chọn là một trong 50 món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Khi rán chả mực Hạ Long thì người ta phải canh lửa sao cho miếng chả có được màu vàng nhạt, không hề bị xẹp khi đã nguội nhưng cũng không được cháy xém khi đang rán
Chả mực giã tay Hiền Nhung. Địa chỉ: Ki ốt 228, 230 cạnh chợ Hạ Long 1, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Chả mực Dũng Giang. Địa chỉ: 413 Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Chả mực giã tay Bà Mầu. Địa chỉ: Chợ Loong Toòng, Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Chả mực Hoài Phương. Địa chỉ: 580 Vũ Văn Hiếu, Hà Tu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Chả mực giã tay Hương Nguyên. Địa chỉ: Ki-ốt 131, chợ Hạ Long 1, Hạ Long, Quảng Ninh
Chính vì thế, nếu như có dịp đến với Hạ Long thì bạn không nên bỏ qua món đặc sản nổi tiếng này. Bạn cũng có thể thưởng thức và mua về làm quà biếu gia đình, bạn bè.
🆙 Khám phá: Sá sùng Quảng Ninh có gì đặc biệt mà giá đến 4 triệu đồng/kg?
Đăng bởi: Hoàng Thị Thu Giang
Từ khoá: “Ngất ngây” món chả mực Hạ Long – đặc sản thơm ngon nức tiếng vùng đất mỏ
Top Những Món Bánh Đặc Sản Vùng Miền Nức Tiếng Gần Xa
Nếu bạn là một tín đồ ẩm thực Việt Nam và cực hảo ngọt thì ắt hẳn không thể bỏ quan top những món bánh đặc sản vùng miền nức tiếng này!
Bánh pía Sóc TrăngBánh pía Sóc Trăng là một trong những món bánh đặc sản vùng miền mà bạn nhất định không được bỏ qua. Đặc sản Sóc Trăng này thực chất có nguồn gốc từ người Triều Châu, họ đã mang món bánh này đến Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 17.
Bánh pía Sóc Trăng là một trong những món bánh đặc sản vùng miền mà bạn nhất định không được bỏ qua. Ảnh: @TheFoodCouple
Nhưng sau đó, món bánh này được thay đổi ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương và cũng từ đó trở thành món bánh đặc trưng mà bất cứ du khách nào khi có dịp du lịch Sóc Trăng cũng muốn tìm mua để thưởng thức, rồi mua về làm quà cho người thân và bạn bè của mình.
Bánh pía Sóc Trăng ngày nay có khá nhiều vị để thực khách lựa chọn. Ảnh: anh_ngoc_huynh
Bánh pía Sóc Trăng ngày nay có khá nhiều vị để thực khách lựa chọn nhưng dẫu thế thì bánh pía đúng chuẩn phải có vị ngọt nhẹ của đậu xanh, thơm của sầu riêng. vị béo ngậy của nước cốt dừa và đương nhiên chẳng thế thiếu chút bùi bùi đặc trưng của trứng muối. cùng chút bùi bùi của nhân trứng muối. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên món bánh đậm đà mà ai ai thử qua cũng đều nhớ mãi.
Bánh gio Bắc GiangTuy có cái một cái tên khá kỳ lạ nhưng bánh tro hay có tên khác là bánh gio, là một trong những món đặc sản dân dã nhưng nổi tiếng của ẩm thực Bắc Giang. Có thể nói, món bánh này hương vị cũng ngon chẳng hề kém cạnh bất cứ loại bánh đặc sản vùng miền nào khác.
Bánh gio là một trong những món đặc sản dân dã nhưng nổi tiếng của ẩm thực Bắc Giang. Ảnh: tapchinhabep
Sở dĩ món bánh này được xem là món đặc sản Bắc Giang là bởi nếu như những nơi khác chỉ làm bánh vào dịp tết Đoan Ngọ thì ở đây người dân làng Đa Mai lại làm bánh hàng ngày và đem bán ở khắp các khu chợ truyền thống hay quán ăn địa phương.
Nguyên liệu chế biến món ăn này cũng đơn giản. Ảnh: anhsausaigons
Nguyên liệu chế biến món ăn này cũng đơn giản, chỉ cần có gạo nếp, nước tro được đốt từ các loại lá tầm gửi, vỏ bưởi, quả xoan,… nước vôi trong, thêm một ít lá dong hoặc chuối để gói bánh là đủ. Thế nhưng quy trình làm bánh lại đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người đầu bếp trong từng công đoạn, có như thế thì mới cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị nhất.
Bánh tro khi thành phẩm thì lúc lột vỏ ra bạn sẽ trông thấy một khối có màu hổ phách trong vắt cực bắt mắt. Ảnh: @littlequanzz
Bánh tro khi thành phẩm thì lúc lột vỏ ra bạn sẽ trông thấy một khối có màu hổ phách trong vắt cực bắt mắt. Lấy dao hay kéo cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chấm vào bát mật mía óng ảo, thơm dịu rồi nhâm nhi thưởng thức thì mới cảm nhận được hương vị ngọt mát của chiếc bánh.
Bánh đậu xanh Hải DươngNói đến ẩm thực Hải Dương là người ta lại nghĩ ngay đến món bánh đậu xanh gắn liền với tuổi thơ của biết bao người dân đất Việt. Món bánh đặc sản vùng miền này từng được dâng lên vua Bảo Đại và thậm chí còn được nhà vua ban sắc lệnh khen ngợi, trên đó có in hình “Rồng Vàng” và đây cũng chính là lý do vì sao bánh còn có tên gọi khác là Bánh Đậu xanh Rồng vàng.
Nói đến ẩm thực Hải Dương là người ta lại nghĩ ngay đến món bánh đậu xanh. Ảnh: cooky
Nguyên liệu để chế biến món bánh đặc sản Hải Dương này khá đơn giản, gồm có đậu xanh, đường, mỡ lợn và tinh dầu hoa bưởi. Nhưng tất cả các nguyên liệu này phải được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo chất lượng nhằm đem đến những chiếc bánh thơm ngon nhất. Bên cạnh đó, giấy bạc dùng để gói bánh cũng phải lựa chọn kỹ để giúp bánh trông đẹp mắt và bảo quan được lâu hơn.
Khi ăn bánh đậu xanh, bạn sẽ thấy từng miếng bánh như tan ngay trong miệng. Ảnh: vietnamtravelblog
Khi ăn bánh đậu xanh, bạn sẽ thấy từng miếng bánh như tan ngay trong miệng nhưng vẫn kịp để cảm nhận được vị beo béo, ngọt thanh chứ không quá gắt cùng với hương thơm dịu nhẹ của hoa bưởi khiến ai thưởng thức cũng muốn ăn thêm vài ba hộp bánh nhỏ khác mới thỏa lòng. Đặc biệt, nếu có thêm ly trà nóng nữa thì hương vị bánh càng trọn vẹn.
Bánh cáy Thái BìnhMuốn bánh đặc sản vùng miền này ngon thì cần phải trải qua một quy trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉnh chu. Ảnh: dienmayxanh
Muốn bánh đặc sản vùng miền này ngon thì cần phải trải qua một quy trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉnh chu của người làm bánh từ khi chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi sơ chế và đem đi chế biến. Tuy đòi hỏi cao nhưng khi cầm được một miếng bánh trên tay, hương thơm của bánh, rồi độ dẻo cùng vị ngọt của mật mía, béo bùi của lạc, vừng và tóp mỡ sẽ khiến bạn ấn tượng ngay lần đầu thưởng thức.
Bánh cốm Hà NộiDu lịch Hà Nội mà không thưởng thức bánh cốm thì quả thật là thiếu sót vô cùng lớn. Bánh cốm không chỉ là món bánh luôn hiện hữu trong mỗi dịp cưới hỏi hay lễ tết ở thủ đô mà nó còn là thức quà đặc sản Hà Nội được du khách gần xa ưa chuộng mua về làm quà.
Du lịch Hà Nội mà không thưởng thức bánh cốm thì quả thật là thiếu sót vô cùng lớn. Ảnh: halotravel
Bánh cốm Hà Nội trước đây chỉ đơn giản là dùng những hạt cốm già xào với đường rồi đem gói bằng lá chuối giúp bảo quản bánh được lâu hơn. Nhưng về sau, người ta sáng tạo thêm nhân bánh đậu xanh bên trong nhằm tăng thêm hương vị cho bánh.
Bánh cốm Hà Nội trước đây chỉ đơn giản là dùng những hạt cốm già xào với đường rồi đem gói bằng lá chuối. Ảnh: 9foods
Đặc sản Hà Nội này khi thành phẩm sẽ có vị ngọt dịu từ lớp vỏ bánh và đậm dần ở phần nhân, vị dẻo thơm của cốm kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh. Nhâm nhi từng miếng bánh cốm xanh mướt kèm theo tách trà nóng bên cạnh thì thật chẳng còn gì bằng.
Bạn có thể tìm thấy món bánh đặc sản vùng miền này ở khắp các con phố tại thủ đô. Ảnh: redsvn
Bạn có thể tìm thấy món bánh đặc sản vùng miền này ở khắp các con phố tại thủ đô, nhưng thông thường người ta vẫn thường mách nhau tìm đến phố Hàng Than để chọn mua vì ở đây tập trung hầu hết các thương hiệu bánh cốm nổi tiếng với mức giá khá rẻ, trung bình chỉ khoảng 4.000đ đến 7.000đ mà thôi.
Bánh ngải Lạng SơnẨm thực Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với vô vàn những món đặc sản thơm ngon, trong đó có một loại bánh dân dã nhưng đầy hấp dẫn chính là món bánh ngải. Nếu có dịp du lịch Lạng Sơn vào dịp lễ tết thì bạn sẽ thấy chúng được làm và bán ở rất nhiều nơi, còn nếu đến vào ngày thường thì bạn có thể tìm thấy bánh ở các khu chợ truyền thống với giá khá rẻ, chỉ từ 2.000đ/cái.
Ẩm thực Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với vô vàn những món đặc sản thơm ngon, trong đó có bánh ngải. Ảnh: anhsausaigon
Món bánh này tuy nguyên liệu dễ làm và không kén gạo, nhưng nếu muốn bánh có độ dẻo thơm và có độ xanh mướt mắt thì phải chọn gạo nếp nương, ngải cứu tươi non, còn nguyên liệu nhân thì phải chọn vừng đen và đường phèn. Cũng nhờ thế mà dù cho bánh được làm từ gạo nếp nhưng mát và rất dễ ăn, lại không bị ngấy như nhiều món bánh khác.
Bánh xoài Nha TrangMón bánh này tuy nguyên liệu dễ làm và không kén gạo, nhưng nếu muốn bánh ngon thì phải lựa nguyên liệu kỹ càng. Ảnh: tungboo0107
Món bánh đặc sản vùng miền cuối cùng mà bạn không nên bỏ qua chính là bánh xoài Nha Trang. Có lẽ ít ai có thể nghĩ rằng từ những quả xoài chín mà người ta có thể chế biến nên một loại bánh tráng dẻo thơm, chua chua ngọt ngọt hấp dẫn như thế.
Món bánh đặc sản vùng miền cuối cùng mà bạn không nên bỏ qua chính là bánh xoài Nha Trang. Ảnh: chúng tôi bánh này nghe tưởng chừng đơn giản thế nhưng nó cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể làm ra được những mẻ bánh thơm ngon. Bánh xoài đúng chuẩn phải màu vàng cánh gián đẹp mắt, bánh mềm và dai. Đến khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt hài hòa, khiến bạn cứ muốn ăn mãi chẳng ngừng.
Bạn có thể ghé đến chợ Đầm ở Nha Trang hoặc các cơ sở uy tín trong thành phố để tìm mua món bánh xoài này. Đặc biệt, món đặc sản Nha Trang này có thể bảo quản đến tận 6 tháng nên đây là một gợi ý lý tưởng nếu bạn muốn mua quà về tặng cho người thân của mình đấy.
Dù cho giờ đây trên thị trường có muôn vàn món bánh nhập khẩu độc đáo và đầy màu sắc khác nhau, thế nhưng có lẽ với các tín đồ ẩm thực Việt thì chẳng gì có thể thay thế được những món bánh truyền thống dân dã này.
Minh Nguyên
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Đăng bởi: Huyền Vũ
Từ khoá: Top những món bánh đặc sản vùng miền nức tiếng gần xa
Ngon Ngất Ngây 4 Món Đặc Sản Kuala Lumpur, Đã Đến Nhất Định Phải Thử!
Ẩm thực Malaysia nói chung và Kuala Lumpur nói riêng là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau: Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ,… Nhưng cũng chính điều đó tạo nên sự đặc biệt và đa dạng của những món ăn nơi đây. Nếu như bạn đang có ý định đến thăm thành phố sôi động nhất nhì Châu Á này, đừng ngần ngại gì mà không thử 4 đặc sản Kuala Lumpur sau đây 1. Cơm lá chuối
Rau, dưa chua, tương ớt và tất cả các loại đồ ăn khác được phục vụ cùng với cơm trên lá chuối. Trên hết, cà ri cá, thịt hoặc rau được rưới lên cơm. Tất cả những gì bạn phải làm là đắm chìm trong nhiều hương vị của sự lan tỏa ấn tượng này. Kết thúc bữa ăn của bạn bằng cách uống một chén nhỏ rasam, một món súp Nam Ấn có hỗn hợp các hương vị cay, ngọt và ngọt nhẹ.
Cơm lá chuối, món ăn độc đáo ở Kuala Lumpur có dấu ấn của ẩm thực Ấn Độ
Đối với bữa ăn này, chúng mình khuyên bạn nên ăn bằng tay phải. Và một mẹo nhỏ nữa là, sau khi món ăn được mang tới, hãy gấp chiếc lá dọc theo cột sống của nó, đảm bảo cột sống quay mặt về phía ngược với bạn. Nghi thức ăn uống nhỏ này biểu thị sự trân trọng của bạn đối với món ăn này.
2. Yong Tau FooNếu nói rằng yong tau foo là biểu tượng Kuala Lumpur thì cũng không có gì là phóng đại. Chỉ riêng trong Ampang đã có khá nhiều quán ăn có uy tín được dành riêng cho món ăn này. Đối với những ai chưa biết thì yong tau foo là một món ăn với đậu và các loại rau củ như ớt, mướp đắng và cà tím được nhồi bên trong là patê cá.
Những miếng yong tau foo hảo hạng được ăn kèm với nước sốt ngọt và cay. Yong tau foo kết hợp với cơm hoặc bánh phở cuốn sẽ vô cùng hấp dẫn.
Yong tau foo, đặc sản “biểu tượng” của Kuala Lumpur
3. Roti CanaiĐây là món đặc sản Kuala Lumpur cho mọi tầng lớp. Món ăn “quốc dân này” thường xuất hiện trong bữa sáng, bữa trưa, bữa tối của người dân địa phương bởi nó đáp ứng cả 2 tiêu chí ngon và rẻ. Bạn có thể lựa bánh giòn, mềm hay dày, mỏng miễn sao hợp với khẩu vị của mình.
Roti canai có nhiều loại như roti kosong, hay còn gọi là bánh mì chiên giòn, hay roti telur, được chiên giòn với trứng. Mỗi người có cách ăn roti canai tùy theo sở thích. Cho dù bạn nhúng nó vào dhal (súp Ấn Độ), cà ri, sambal hoặc kết hợp cả ba với nhau, thì một đĩa roti canai nóng luôn là cách hoàn hảo để bắt đầu hoặc kết thúc một ngày tốt lành.
4. Cà ri đầu cáMột món ăn phong phú và ngon miệng, giá của một bát cà ri đầu cá thay đổi tùy thuộc vào loại cá được sử dụng trong cà ri. Không cần phải nói, đầu cá càng ngon, hương vị của cà ri càng ngon. Trong món ngon này bao gồm đầu cá to, mọng nước, đầy thịt và thịt mềm, nước sốt kem ngon và cay cũng như một lượng rau phong phú. Rất dễ gây nghiện, ăn cà ri kèm với một ít cơm và một vài món ăn phụ, bạn chắc chắn sẽ được thưởng thức một bữa ăn khó quên.
Kuala Lumpur, điểm hẹn của những người “sành ăn”
Khánh Vân
Đăng bởi: Xuân Dương
Từ khoá: Ngon ngất ngây 4 món đặc sản Kuala Lumpur, đã đến nhất định phải thử!
10 Món Đặc Sản Bà Rịa Vũng Tàu Ngon Nức Tiếng
Đặc sản Bà Rịa Vũng Tàu – Bánh hỏi
Bánh hỏi ở Vũng Tàu nổi tiếng gần xa với đặc sản của xã An Nhất, huyện Long Điền. Bánh hỏi là loại bánh được làm từ gạo thơm của địa phương và những bí quyết pha chế bột truyền thống chỉ riêng xã An Nhất có giúp cho những chiếc bánh trắng tinh, thơm mùi gạo mà lại ngọt ngào, dẻo mà lại rất dai.
Khi ăn, cuốn bánh hỏi cùng rau sống, thịt xào và chấm với nước mắm chua ngọt kèm ngó sen thì tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng của người Vũng Tàu.
Ốc Vú NàngỐc Vú Nàng là đặc sản quý hiếm của biển Vũng Tàu mà chỉ có ở huyện đảo Côn Đảo mới có. Đây là loại ốc có hình chóp lệch, vỏ ngoài màu đen xám bên trong có lấp lánh xà cừ. Ốc nàng thường được nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều tạo nên những hương vị rất riêng và nhớ mãi nếu du khách được thưởng thức. Loại ốc này còn tạo nên một câu hò rất nổi tiếng: “Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng; Hỏi thăm Ông Đụng, Vú nàng lớn chưa?” được người dân trong vùng reo để thấy được nó là loại khó kiếm, khó nuôi ra sao.
Mứt hạt bàngĐến Côn Đảo, du khách không chỉ ăn hải sản mà nên có những trải nghiệm thưởng thức mứt hạt bàng trên hòn đảo này. Bởi bàng của Côn Đảo rất đặc trưng và đã nổi khắp gần xa.
Những hạt bàng nguyên bản đã rất thơm, ngon, bùi và béo ngậy. Vì thế mứt làm ra từ bảng Côn Đảo cũng là hương vị không thể bỏ lỡ khi đến hòn đảo này. Một đặc sản mà chắc chắn bạn không thể kiếm được ở đâu khác trên đất nước Việt Nam.
Gỏi cá maiNhư nhiều người dân địa phương chia sẻ, gỏi cá Mai Vũng Tàu là món nên được thưởng thức nhất khi đến đây. Vì món ăn này là đặc trưng của biển Vũng Tàu, nếu đến mà chưa thử ăn món này thì coi như là chưa đến. Loài cá đặc trưng của biển Vũng Tàu giống với cá Cơm, dài khoảng 6cm, màu trắng trong và làm gỏi ăn kèm nước chấm có công thức riêng và rau sống thì ngon không thể cưỡng lại.
Bánh xèo Long HảiBánh xèo có thể là rất quen thuộc với người dân Việt Nam ở khắp mọi miền tổ quốc. Thế nhưng với bánh xèo Long Hải đó là những hương vị đặc trưng rất riêng mà không ở đâu có được.
Nguyên liệu chính vẫn là tôm, thịt heo, hành tây, giá, mộc nhĩ, đậu xanh, trứng gà và bột gạo. Nhưng bánh xèo Long Hải có được đặc trưng bởi thực phẩm họ làm ra đều tươi, kỹ thuật đổ bánh điêu luyện, nước chấm được pha chế công phu,… Khiến người ăn có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng mà họ chưa từng được ăn ở một nơi nào khác.
Lẩu súngLẩu súng là món lẩu chua tương me đặc sản lâu đời của vùng biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Lẩu súng được người dân nấu theo cách đặc trưng, không như các món lẩu khác mà người ta vẫn thường biết. Vì thế nó mang lại hương vị đặc trưng từ nguyên liệu, từ bông súng và gia vị như mẻ, tương, đường, mật, ngò gai,… Tạo nên món ăn đặc trưng của vùng biển Vũng Tàu ngon không thể cưỡng lại.
Tiết canh tôm hùmNếu bạn có ý định đi du lịch Vũng Tàu thì đừng quên ghé biển Long Hải để ăn tiết canh tôm hùm. Món ăn chắc chắc bạn cũng chưa từng được thưởng thức ở vùng biển nào của Việt Nam.
Món ăn này phải được lấy từ loại tôm rồng, vì tiết canh ít nhưng vị nó đặc trưng. Tiết canh tôm được ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá cùng khế chua sẽ tạo được hương vị đặc trưng khó tả của loại ẩm thực này.
Bánh khọtBánh khọt cũng là món đặc sản Bà Rịa Vũng Tàu mà không ở đâu có được hương vị này. So với nhiều món bánh khác thì hương vị bánh khọt Vũng Tàu có được hương vị riêng của người dân địa phương. Bánh khọt ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và đu đủ thái sợi để thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn này.
Hàu Long SơnHàu là loại thực phẩm ở đâu cũng có của biển Việt Nam, thế nhưng những con Hàu sữa Long Sơn sẽ mang đến cho du khách hương vị rất khó. Những món làm từ hàu của xã đảo này ngon nức tiếng, đặc biệt là món cháo hàu của nơi đây thì không thể chối từ với bất kỳ du khách nào. Nếu bạn đã từng một lần được thưởng thức món cháo hàu Long Sơn thì hương vị đó vẫn còn ở đầu lưỡi và sẽ không thể nào quên.
Lẩu cá đuốiMón cuối cùng trong danh sách này và cũng là món đặc sản được nhiều khách du lịch Vũng Tàu ưa thích cũng như đánh giá cao nhất là lẩu cá đuối. Món ăn này sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng và không thể bỏ lỡ khi đến thành phố biển này.
Đăng bởi: Huệ Trần Thị
Từ khoá: 10 món đặc sản Bà Rịa Vũng Tàu ngon nức tiếng
Top 18 Món Ngon Đặc Sản Hạ Long Ai Cũng Nên Thử 1 Lần
Bánh Trôi Tàu Nóng
Địa chỉ gợi ý: Quán ăn vặt Cô Béo – Cao Thắng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
Giá: 10.000 đồng/chén – 20.000 đồng/chén
Bánh trôi Tàu Nóng với những viên bánh trôi vàng ươm tròn trịa đẹp mắt nằm ngập trong nước gừng cay nồng chắc chắn sẽ nâng khoảng tầm khẩu vị cho bạn.
Bánh trôi thường sẽ có nhân mè hoặc đậu xanh cực kỳ dẻo mịn màng đến cảm giác ngon khó phai sau khi thưởng thức.
Mực khô – Món nhậu đặc sản Hạ Long
Chợ Hạ Long 1: Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Mực khô thì nơi nào cũng có, nhưng mực khô tại Hạ Long nổi bật hơn ở chỗ thịt mực rất chắc, dai ngon lại ngọt thanh tự nhiên. Nướng lên thơm nức mũi, thịt cũng thành sợi.
Mực khô có thể chế biến rất nhiều món ngon như gỏi, nấu canh,… tuy nhiên ngon nhất vẫn là nên nướng chấm kèm với tương ớt và một chút beer lạnh thì thật không hề gì tuyệt vời hơn.
Đặc sản sam biển
Địa chỉ gợi ý: Nhà hàng Hùng Mít – Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh/
Giá: 50.000 – 75.000 VNĐ/con
Một đặc sản Hạ Long cũng nức tiếng không kém chính là sam biển. Đặc biệt sam biển có thể tuỳ biến ra rất nhiều loại món ăn phong phú từ gỏi sam, sam xào miến, sụn sam mướn, sam xào chua ngọt,… Thịt sam thì vừa ngọt lại vừa dai, rất dễ ăn nên sẽ phù hợp cho mọi khẩu vị.
Gà Lôi Âm nướng
Địa chỉ:
bến chùa lôi âm thượng, khu 4 phường đại yên, hạ long, Quảng Ninh
Mức giá trung bình: 300.000 vnđ – 350.000 vnđ/con
Sở dĩ gọi là gà Lôi Âm là bởi vì món đặc sản Hạ Long này chỉ có ở dưới chân núi chùa Lôi Âm, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 15km.
Gà ở đây là gà đồi nên thịt săn chắc, ăn nướng nên mùi thơm đậm đà, chỉ nhìn màu vàng ươm là đã thấy kích thích vị giác.
Đặc sản nem chua
Địa chỉ gợi ý: Nem chạo gia truyền Cồ Hựu Quảng Yên – Số 3 Lê Quý Đôn
Giá: 135.000 – 250.000 VNĐ/kg
Nem chua chính là đặc sản Hạ Long mà du khách thể mua về làm quà. Nem có vị ngon đậm đà với nguyên liệu từ bì lợn được bào ra và trộn với thính bằng gạo rang cùng lạc giã dập. Nem chua mang lại hương vị lạ miệng, hấp dẫn tuy nhiên cũng siêu ngon khi ăn.
Tiết hầm lá ngải cứu
Chợ Hạ Long 1: Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Tiết hầm lá ngải cứu là một đặc sản Hạ Long mà bạn nên thử. Bạn sẽ trải nghiệm một chút nồng của ngải cứu được thấm lên miếng tiết tạo nên một món ăn không thể nào quên được. Bên cạnh tiết, một số quán thay bằng trứng vịt lộn, chấm cùng với tương ớt được pha theo cách rất riêng.
Sá Sùng (Hay Địa Sâm)
Địa chỉ:
Nhà hàng Hương Duyên Hòn Gai – 66 Trần Hưng Đạo, chúng tôi Thắng
Chi phí khoảng: 120.000 đồng/người – 350.000 đồng/người
Ni đến đặc sản Hạ Long thì bạn không thề nào bỏ qua sá sùng hay còn gọi là địa sâm. Đây chính là một loại giun cát chỉ có ở vùng biển Hạ Long. Sá sùng xào tỏi làm dậy mùi thơm đậm đà, ăn rất “bắt” cơm.
Bạn cần phải thử món này khi đi du lịch Hạ Long đấy. Ngoài ra, sá sùng nướng nhâm nhi cùng beer lạnh cũng là món khoái khẩu của người dân địa phương.
Đặc sản Hạ Long – Bún bề bề
Địa chỉ quán:
Tổ 2 khu 6C, đường Thục Thoại, Hồng Hải, Hạ Long, Quảng Ninh
Mức giá trung bình: 30.000 vnđ – 35.000 vnđ/bát
Mọ trong những kinh nghiệm du lịch Hạ Long dành cho bạn đó là nếu đi vào mùa thu hoặc mùa đông, trong không khí se lạnh mà ngồi húp xì xụp bát bún bề bề nóng hổi, thưởng thức vị chua ngọt đậm đà với vị thơm bề bề mới được đánh bắt thì sẽ rât tuyệt vời.
Rượu nếp ngâm Hoành Bồ
Mức giá trung bình: 75.000vnđ – 90.000vnđ/lít
Địa chỉ:
433 Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Thấm đượm vị thơm rất khác lạ của lá rừng Hoành Bộ, được làm từ loại nếp ngon nhất địa phương, rượu nếp ngâm Hoành Bồ là món đặc sản Hạ Long dành cho những du khách yêu rượu, nhất là cánh mày râu. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ vừa có thể nhâm nhi trên bàn nhậu, vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Bánh cuốn chả mực
Địa chỉ:
34 Đoàn Thị Điểm, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
Mức giá trung bình: 30.000 vnđ – 35.000 vnđ/suất
Bánh cuốn chả mực là món đặc sản Hạ Long rất phù hợp – vừa nhanh gọn nhẹ vừa tiết kiệm cho bữa sáng của bạn. Sự kết hợp giữa đặc sản chả mực cùng với bánh cuốn mang đến sự bất ngờ cho thực khách: cảm giác giòn sần sật của chả mực với bánh cuốn nóng hổi và nước chấm vừa miệng mang đến hương vị đặc biệt khó quên.
Đặc sản Hạ Long ngon khó cưỡng – Cháo Hà
Địa chỉ quán:
42 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
Mức giá trung bình: 30.000 vnđ – 40.0000 vnđ/bát
Nếu như bạn là thực khách thích khám phá ẩm thực địa phương, cháo hà là món đặc sản Hạ Long nhất định phải thử. Con Hà chỉ bé bằng móng tay, có giá bình dân khi được chế biến thành món cháo sẽ có giá trị dinh dưỡng cao.
Rượu mơ Yên Tử
Địa chỉ:
Nhà máy sản xuất rượu mơ – Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
Rượu mơ Yên Tử được làm từ gạo truyền thống ngâm với mơ rừng tươi ngon. Rượu có màu vàng óng ánh, bóng bẩy rất đặc trưng, mùi nặng và có vị chua chua, ngọt ngọt hòa trộn lại rất hút vị giác.
Bánh gật gù Hạ Long
Địa chỉ gợi ý: Chợ đêm Hạ Long – Đại lộ Hạ Long Marine, Bãi Cháy, TP. Hạ Long
Giá: 15.000 – 25.000 VNĐ/phần.
Bánh gật gù sẽ là món ăn đặc sản Hạ Long mà ai cũng rất muốn nếm thử khi đến đây. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn vào có vị dai mà lại thơm, thân bánh mềm tuyệt đỉnh. Dùng bánh chấm chung với nước mỡ gà nữa thì càng thêm ngon.
Ruốc tôm – Đặc sản ở Hạ Long cực ngon
Địa chỉ quán:
Ki ốt 228 – 229 – 230 Chợ Hạ Long 1, Vạn Xuân, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
Mức giá trung bình: 320.000 vnđ – 370.000 vnđ/kg
Món đặc sản Hạ Long phù hợp mua làm quà đó là ruốc thịt tôm, nổi tiếng bởi sợi ruốc mềm thơm chứ không dai như ruốc thịt lợn. Đặc biệt là món này có giá trị dinh dưỡng cao hơn ruốc bình thường nên rất phù hợp cho trẻ em.
Ruốc tôm Hạ Long có hương vị thơm ngậy đặc trưng của hải sản và thịt heo. Phần nguyên liệu hải sản là tôm nõn tươi, tép kết hợp với nước cốt thịt được chưng cất kỹ với một tỷ lệ nguyên liệu căn chỉnh chặt chẽ, gia vị ướp vừa miệng.
Xôi Trắng Chả Mực
Địa chỉ:
Hải Sản Ông Ba – Phố đi bộ Sunworld Hạ Long Park, lô C122, đường Hạ Long, P.Bãi Cháy
Giá: 350.000 đồng/kg – 400.000 đồng/kg
Chả mực là món ăn không quá xa lạ với người yêu ẩm thực; tuy nhiên, mực Hạ Long sừng sực và ngọt thịt hơn hẳn những vùng khác. Chả mực ở nơi đây ngon xuất sắc là do vậy. Xôi nấu từ gạo nếp dẻo ngậy cùng mực nướng vàng ươm, ăn cùng với nước mắm và tương ớt rất ngon.
Gà đồi Tiên Yên
Nhà hàng Cỏ Xanh 3: Giếng Đáy, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Giá tham khảo: Khoảng 100.000 – 300.000 đồng/phần
Nghe thương hiệu thì đã đoán được điểm đặc biệt rồi đúng không. Gà đồi được thả “đi bộ” hằng ngày nên thịt săn chắc, thơm và béo. hơn nữa, thịt gà được chọn từ đàn với những con thịt săn vừa ăn, không quá già.
Chỉ đơn thuần là gà luộc lên, ăn kèm với cơm và nước chấm truyền thống của quán là đã có ngay một bữa ăn cực kì khó quên.
Đặc sản Hạ Long – Bún Cá Cay
Địa chỉ: Bún cá cay Ngự Uyển – Đường 25 tháng 4, Bạch Đằng
Nếu cũng yêu thích đồ ăn siêu cay thì Bún Cá Cay chắc chắn sẽ được kết nạp vào danh sách món khoái khẩu của bạn.
Ngán – đặc sản Hạ Long ai cũng nên thử
Địa chỉ: Nhà hàng hải sản Thiên Anh – Khu Đô Thị Cái Dăm (Bãi Cháy)
Đối với một số bạn có lẽ đây là lần đầu nghe đến tên con ngán. Ngán có hình dáng giống như ngao nhưng to hơn, là loại đặc sản ngon hiếm của vùng đất Quảng Ninh.
Cách chế biến con ngán cũng tương tự như nhiều loại hải sản tươi sống khác, có thể nướng, hấp, nấu súp, xào với mì hoặc rau ăn cùng nước chấm rất ngon miệng. Ngán còn được dùng để ngâm rượu.
Bài viết vừa điểm qua 18 món ngon đặc sản Hạ Long mà bạn nên thử. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này~
Đăng bởi: Hiếu Đỗ
Từ khoá: Top 18 món ngon đặc sản Hạ Long ai cũng nên thử 1 lần
Gợi Ý 7 Món Đặc Sản Điện Biên Thơm Ngon Nức Tiếng Lý Tưởng Để Mua Về Làm Quà
Những món đặc sản Điện Biên mua làm quà thơm ngon nức tiếng bạn không nên bỏ lỡ 1 – Thịt trâu gác bếp
Nói đến những món đặc sản Điện Biên nói riêng và đặc sản Tây Bắc nói chung, chắc chắn cái tên đầu tiên phải nhắc tới đó chính là thịt trâu gác bếp. Hương vị dai dai, ngọt ngọt của từng thớ thịt đã khiến biết bao vị khách phải say mê.
Thịt trâu gác bếp là món đặc sản trứ danh của vùng đất Tây Bắc. Ảnh: Shopee
Thịt trâu gác bếp mặc dù là một món ăn dân dã của đồng bào dân tộc nơi đây nhưng để làm ra được hương vị ngon đúng điệu thì lại không hề đơn giản. Đầu tiên người ta sẽ phải lựa chọn những miếng thịt nạc tươi ngon nhất, lọc kỹ càng để loại bỏ phần gân và mỡ bạo nhạo. Tiếp đến thái thịt thành từng miếng dài khoảng từ 10 đến 15 cm sau đó tẩm ướp những loại gia vị hết sức cầu kỳ.
Hương vị thơm ngọt của thịt trâu gác bếp đã khiến biết bao vị khách phải say lòng. Ảnh: Foody
Sau khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ tẩm ướp, thịt đã ngấm đều gia vị sẽ được xiên vào que và treo lên trên bếp cho chín từ từ. Thưởng thức thịt trâu gác bếp, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt trâu, hòa quyện khéo léo cùng nhiều loại gia vị tạo nên một món ăn thơm ngon tuyệt vời. Đây luôn xứng đáng là món đặc sản Điện Biên mua làm quà bạn không thể bỏ qua.
2 – Gạo tám Điện BiênMón đặc sản Điện Biên mua làm quà vô cùng nổi tiếng tiếp theo mà bạn không nên bỏ lỡ đó chính là gạo tám. Đây là một loại gạo thơm ngon nức tiếng gần xa, được khắp mọi miền Tổ quốc biết đến và được trồng ở cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.
Gạo tám Điện Biên có hương vị thơm ngon nức tiếng gần xa. Ảnh: dienbienfood
Gạo Điện Biên có hạt màu đục, dài đều và căng bóng khác hẳn với những loại gạo thông thường. Khi nấu thành cơm sẽ có một độ dẻo đặc biệt, gần giống như gạo nếp. Ngay từ khi nhai miếng cơm đầu tiên, bạn đã có thể cảm nhận được hương thơm ngào ngạt cùng vị ngọt nơi đầu lưỡi, vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể dễ dàng mua được gạo tám về làm quà tại bất cứ khu chợ hoặc cửa hàng đặc sản nào tại Điện Biên.
Gạo tám khi nấu thành cơm có độ dẻo thơm đặc biệt. Ảnh: dienbienfood
3 – Đặc sản Điện Biên mua làm quà – Lạp xưởng gác bếpNếu vẫn đang phân vân chưa biết nên mua gì làm quà khi du lịch Điện Biên thì lạp xưởng gác bếp cũng sẽ là một sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Đây là một món ăn truyền thống đã có từ lâu đời của đồng bào người dân tộc sinh sống tại Điện Biên, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, ướp cùng một số loại gia vị sau đó nhồi vào bên trong lòng non của con lợn.
Lạp xưởng gác bếp Điện Biên thơm ngon khó cưỡng. Ảnh: Facebook
Lạp xưởng Điện Biên có hương vị thơm ngon tuyệt vời, khác với lạp xưởng của nhiều vùng miền. Phần nhân phải được làm từ loại thịt thăn tươi, nạc mông hoặc nạc vai. Sau khi nhồi thịt xong, lạp xưởng sẽ được đem đi phơi nắng khoảng 3 ngày rồi mới sấy khô trên gác bếp. Chính cách chế biến đặc biệt này đã mang đến cho lạp xưởng gác bếp Điện Biên một hương vị thơm ngon khó cưỡng, hiếm nơi nào có được.
Lạp xưởng Điện Biên có cách chế biến khá đặc biệt. Ảnh: amthucvungcao
4 – Rượu Mông Pê Tủa ChùaRượu Mông Tê Tủa Chùa được xem là món đặc sản Điện Biên mua làm quà lý tưởng dành cho các đấng mày râu. Trong tiếng của người Hmong, “Mông Pê” còn có nghĩa là “Mông ta”, tức là rượu của người Mông.
Rượu Mông Pê Tủa Chùa được nấu từ ngô theo phương pháp truyền thống. Ảnh: dienbienfood
Rượu Mông Pê được đồng bào dân tộc nơi đây nấu bằng ngô theo phương pháp truyền thống với bí quyết riêng biệt không nơi đâu có được. Ngô dùng để nấu rượu phải là ngô nếp đầu mùa, hạt to đều, trắng ngà và hương vị ngọt đượm. Trước khi nấu, ngô sẽ được rửa sạch và hấp cách thủy liên tục trong 6 tiếng đồng hồ. Trong quá trình ủ rượu, người ta sẽ sử dụng một loại men lá gia truyền được làm từ nhiều loại thảo dược trên núi. Nước dùng nấu rượu cũng phải được lấy về từ khe núi đá cao.
Rượu Mông Pê luôn là món quà được nhiều người yêu thích. Ảnh: chúng mình
Để nấu thành công một mẻ rượu Mông Pê Tủa Chùa cần phải mất thời gian ít nhất 3 tháng. Loại rượu này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, rất nhiều du khách sau chuyến khám phá Điện Biên đều muốn tìm mua vài chai rượu Mông Pê Tủa Chùa về làm quà.
5 – Đặc sản Điện Biên mua làm quà – Bánh dày Điện BiênĐối với người dân Việt Nam, bánh dày đã là một món ăn vô cùng quen thuộc và có thể mua được ở bất cứ nơi nào trên khắp dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, nếu có dịp đến Điện Biên, bạn nhất định phải thưởng thức và mua vài chiếc bánh dày về làm quà.
Bánh dày Điện Biên được làm từ loại gạo nếp nương chính hiệu. Ảnh: vietnammoi
Bánh dày Điện Biên được làm từ loại gạo nếp nương chính hiệu. Gạo trước khi làm bánh sẽ được ngâm nước rồi dã thật nhuyễn bằng tay. Bánh sẽ được nặn hình tròn, to bằng lòng bàn tay sau đó gói trong lá dong rừng. Bánh dày Điện Biên không có nhân vì vậy người ta thường ăn kèm với giò, chả hoặc chấm mật ong, đem đến một cảm giác vô cùng đặc biệt.
Bánh dày thường được ăn kèm với giò, chả hoặc chấm mật ong. Ảnh: Foody
6 – Chè tuyết Tủa ChùaNói đến những món đặc sản Điện Biên mua làm quà mà thiếu đi chè tuyết Tủa Chùa thì quả là vô cùng đáng tiếc. Loại chè này còn được gọi với cái tên chè Tuyết San, sở hữu hương vị thơm ngon hảo hạng, khiến bất cứ ai khi thưởng thức cũng phải mê mẩn.
Chè tuyết pha ra có màu vàng óng bắt mắt. Ảnh: Tiki
Những cây chè tuyết hàng trăm năm tuổi thường mọc trên đỉnh núi cao 1400 mét so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá vì vậy chè khi pha ra sẽ có màu vàng óng. Khi mới thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị hơi đắng nhưng sau đó, vị ngọt thơm lại đọng lại trong miệng, khiến bạn khó lòng quên được.
Những cây chè hàng trăm năm tuổi mọc trên núi cao. Ảnh: dienbietv
7 – Đặc sản Điện Biên mua làm quà – Chẻm ChéoChẻm chéo từ lâu đã được xem là một thứ gia vị huyền thoại của vùng núi Tây Bắc. Nguyên liệu chính để làm chẻm chéo là hạt mắc khén, cùng một số hạt cây dại trên rừng.
Chẻm chéo được xem như thứ gia vị huyền thoại của vùng Tây Bắc. Ảnh: Vietnammoi
Chẻm chéo có cách chế biến khá đơn giản, chỉ cần giã nhỏ các loại hạt sau đó trộn cùng với muối, ớt,… nhưng khi đem chấm cùng với các món ăn khác như : xôi nếp nương, bắp cải cuốn nhót, thịt rừng, cá nướng,… nó lại đem đến cho người ta một cảm giác vô cùng tuyệt vời.
Chẻm chéo được đóng thành hộp để du khách có thể mua về làm quà. Ảnh: Foody
Quỳnh Nguyễn
Đăng bởi: Lộc Nguyễn
Từ khoá: Gợi ý 7 món đặc sản Điện Biên thơm ngon nức tiếng lý tưởng để mua về làm quà
Cập nhật thông tin chi tiết về “Ngất Ngây” Món Chả Mực Hạ Long – Đặc Sản Thơm Ngon Nức Tiếng Vùng Đất Mỏ trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!