Bạn đang xem bài viết Những Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một cô bé quàng chiếc khăn đỏ có bản tính ham chơi. Một hôm nọ, bà ngoại của cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và dặn dò kỹ lưỡng nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ có chó sói ăn thịt.
Cô bé quàng khăn đỏ tung tăng lên đường nhưng vì quá ham chơi nên mới đi được nửa đường liền quên mất lời mẹ dặn, thấy đường rừng nhiều hoa đẹp liền chọn đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến thẳng nhà bà ngoại cô bé và nuốt chửng bà cô bé.
Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói cải trang, mặc đồ của bà và nằm lên giường, kéo chăn che mặt chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt tiếp. Khi cô bé đến, sói dụ dỗ cô bé đến gần rồi nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi đã được ăn một bữa no nê, sói lăn ra ngủ.
May thay, đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng là hàng xóm của bà cô bé đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường liền biết sói đã ăn thịt bà lão, bèn giết sói, cứu sống được bà cháu cô bé quàng khăn đỏ trong bụng con sói. Từ đó, hai bà cháu được đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau.
Qua truyện cô bé quàng khăn đỏ đã rút ra bài học lớn nhất cho các em nhỏ là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi về đến chốn không được la cà dọc đường. Không được tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để có thể đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình. Hình ảnh cô bé trong câu chuyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt cả cô và bà ngoại là một ví dụ điển hình cho những đứa trẻ không biết vâng lời. Nếu trong trường hợp không may các em gặp phải người xấu phải kêu cứu hoặc tìm ngay người lớn xung quanh để được giúp đỡ.
Đồng thời đây cũng là một lời nhắc nhở cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách phân biệt giữa người tốt, kẻ xấu. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho trẻ nếu gặp phải người xấu thì con trẻ nên biết làm sao để tự bảo vệ bản thân mình.
Những câu chuyện cổ tích được kể luôn đem lại những bài học có ý nghĩa nhân văn và giá trị đạo đức cao trong cuộc sống. Truyện cô bé quàng khăn đỏ cũng không phải là ngoại lệ Câu chuyện đưa ra hình tượng con chó sói gian trá để đại diện cho cái xấu, cái ác. Qua nhân vật đó tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa, xảo trá lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người lợi mình.
Còn hình ảnh bác thợ săn đại diện cho những người tốt trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp đỡ người gặp nạn mặc dù biết rằng có thể rất nguy hiểm. Người hiền lành, tốt bụng thì chắc chắn sẽ gặp may mắn và người xấu xa gian trá nhất định phải gánh chịu hậu quả.
Link MP3: Truyện cô bé quàng khăn đỏ
Để câu chuyện trở nên trực quan và sinh động hơn. Mời bạn thưởng thức tác phẩm cô bé quàng khăn đỏ qua sự thể hiện xuất sắc của dàn diễn viên nhí đáng yêu của Việt Nam qua phim ngắn sau:
Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé xem bộ phim hoạt hình truyện cổ tích cô bé quàng khăn đỏ. Với những hình ảnh hoạt hình sinh động cùng chất giọng truyền cảm, chắc chắn các bé sẽ mê mệt với câu chuyện này:
Chọn mua snack bán tại chúng tôi và thưởng thức khi đọc truyện:
Văn Mẫu Lớp 8: Cảm Nhận Về Cái Kết Của Truyện Cô Bé Bán Diêm Dàn Ý &Amp; 8 Bài Văn Mẫu Lớp 8 Hay Nhất
Dàn ý Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.
2. Thân bài
a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm
Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút
Phải đi bán diêm kiếm tiền
Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.
b. Về kết thúc truyện
Em đã đón nhận một cái chết thương tâm – chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.
c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.
Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.
Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả
Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm
Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.
Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.
e. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.
Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.
Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 1Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp.
Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.
Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 2Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen khiến chúng ta sẽ không thể nào quên đi hình ảnh cô bé bán diêm với những ánh lửa diêm bé nhỏ le lói. Đó là một đêm giao thừa giá rét gắn với những mộng tưởng ngọt ngào và hạnh phúc nhất của cô bé nghèo khổ bất hạnh. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh về những mộng ước và giấc mơ của cô bé vẫn đầy ắp, đặc biệt là cái chết của cô bé vẫn là sự hoài niệm trong tâm trí người đọc.
Câu chuyện kết thúc khi cảnh đời đang vui vẻ nhưng cô bé bán diêm lại có cái chết bi thảm. Trong đêm giao thừa hôm ấy, em chịu đựng đói rét cả một ngày mà không dám về nhà vì sợ cha đánh. Vì vậy mà em đã chết đi nhưng “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Buổi sáng đầu năm mới, tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời bắt đầu xanh, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong sự háo hức và vui vẻ của mọi người thì em đã chết ở một xó tường nơi vỉa hè, nằm giữa những bao diêm và que diêm đã quẹt, hình ảnh đó xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đó cũng là kết thúc khác hoàn toàn so với những kết thúc của truyện cổ tích. Cô bé bán diêm chẳng có cái kết có hậu, cũng chẳng tìm được hạnh phúc ngay trong cuộc sống thực tại, ngược lại em đã phải chết một cách bi kịch, đầy xót thương.
Tuy nhiên, cái tài của nhà văn chính là viết bi kịch nhưng không gợi ra bi thảm và nỗi buồn cuộc đời của nhân vật. Bởi cô bé bán diêm đã ra đi trong niềm hạnh phúc vô bờ, sự mãn nguyện khi em được đến bên bà, được bà yêu thương và hết mực che chở. Hình ảnh em đã chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi vẫn đang mỉm cười là minh chứng cho việc em không chết, em chỉ bước từ thế giới đầy đắng cay, đen tối sang một thế giới tươi đẹp hơn.
Cũng chỉ có cái chết mới giải thoát được cuộc đời em khỏi những nỗi khổ, niềm vui sướng và hạnh phúc của em khi được ở bên bà, được bay lên về với Thượng đế chí nhân. Nhà văn An-đéc-xen đã thấu hiểu và trân trọng một các sâu sắc, bởi ông có tấm lòng thuộc về những con người khốn khổ, bất hạnh trong xã hội. Kết thúc của truyện tuy bi kịch nhưng lại tỏa sáng giá trị nhân văn.
Đối lập với sự bất hạnh trong cái chết của cô bé bán diêm chính là sự thờ ơ của người đời. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở kia, con người ta trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương, chỉ thốt ra được một câu lạnh lùng: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Chính trong xã hội vô cảm, thiếu tình thương giữa con người với con người này, nhà văn An-đéc-xen đã sáng tác truyện này để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Một phần để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với cô bé bán diêm nói riêng và số phận của những con người khốn khổ trong xã hội nói chung, cũng như an ủi và xoa dịu nỗi đau của họ. Một phần cũng là để lên án và tố cáo sự vô tâm của những con người thiếu tình cảm trong xã hội.
Hình ảnh về cái chết của cô bé bán diêm luôn là hình ảnh xúc động nhất, dù cho nhà văn đã miêu tả đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Dù có khép lại trang sách thì hình ảnh của cô bé bán diêm vẫn còn đọng lại trong tâm hồn tất cả những ai đọc truyện.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 3Truyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-đéc-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết.
Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé. Có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc. Em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em. Em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạn của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc. Đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-đéc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 4Khi đọc câu chuyện “Cô bé bán diêm”, người đọc chắc hẳn sẽ cảm thân ấn tượng sâu sắc với đoạn kết. Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung che chở và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.
Gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh nhiều độc giả yêu mến câu chuyện. Cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người… Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát ly mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỷ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 5Có những câu chuyện, đọc xong chúng ta dường như không còn ấn tượng gì về nó. Thế nhưng, có những câu chuyện, gấp sách lại, nhưng nó vẫn luôn làm cho chúng ta suy nghĩ, day dứt và cảm thấy muốn làm một điều gì đó. Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là một trong những câu chuyện như vậy. Chính vì cái kết mở của truyện, làm cho người đọc luôn cảm thấy thương cảm cho số phận của em bé bán diêm.
An-đéc-xen là nhà văn của “Mọi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em. Các truyện của ông nhẹ nhàng tươi mát toát lên lòng thương yêu con người nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian. Người ta gọi ông là người viết chuyện cổ tích hiện đại cho trẻ em.
Truyện “Cô bé bán diêm” được viết 1845 khi ông đã có trên hai mươi năm cầm bút, tên tuổi lừng danh. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích, thần kỳ đậm đà chất trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá.
Có người cho rằng, truyện chỉ nên kết thúc ở đoạn em bé và bà bay về chầu thượng đế, không còn đói rét hoặc đau buồn đe dọa em bé nữa. Thế nhưng nhà văn người Đan Mạch đã không để truyện kết thúc ở đó. Truyện kết thúc với hình ảnh em bé bán diêm chết trong giá rét với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Với tấm lòng nhân ái của nhà văn, thì đoạn kết truyện được coi là rất cần thiết. Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giảm đi. Em bé bán diêm mặc dù chết trong giá rét, nhưng nhà văn đã miêu tả em rất đẹp, hơn thế nữa em còn cười với nụ cười mãn nguyện. Cái chết của em là bi, nhưng hình ảnh em trong cái chết đã làm giảm đi cái bi của truyện. Với hình ảnh này đã tạo cho người đọc nhiều liên tưởng sâu xa. Có lẽ, khi chết đi, khi lên thiên đường, em bé đã được gặp bà, đã được sống trong tình yêu thương và sự đùm bọc của bà. Em đã không còn phải chịu cảnh đói rét, cảnh bị bố đánh đập như ở trên trần gian nữa. Như vậy, Đoạn kết truyện còn cho thấy cái nhìn đầy cảm thông cùng tấm lòng nhân hậu và lãng mạn của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi cảm giác bi thương để đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe sáng sau những lần đánh diêm.
Nếu như kết thúc ở đoạn văn hai bà cháu bay lên trời, người đọc không thấy được sự đối lập giữa một bên là hình ảnh cô bé bán diêm ngây thơ, hồn nhiên đẹp đẽ như tiên đồng ngọc nữ với một bên gió lạnh của ngày đầu năm. Và người đọc cũng không thấy được sự đối lập giữa một bên là thái độ lạnh lùng thờ ơ của mọi người khi chứng kiến cảnh thương tâm này. Cô bé rất cô đơn, mồ côi, bố nghiệt ngã, vô tình còn người dân thì thờ ơ, lạnh lẽo với số phận cô bé: “Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm; trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”…”. Trong buổi sáng ngày đầu năm đấy, người ta tấp nập đi qua em bé bán diêm mà không ai cảm thấy thương cảm cho số phận của cô bé. Họ lạnh lùng, thờ ơ. Đó là một xã hội thiếu tình thương, ngay cả đối với một em bé bất hạnh như cô bé bán diêm, họ cũng không dành cho em một chút thương cảm nào. Chi tiết này đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của An-đéc-xen. Nhà văn lên tiếng phê phán hiện thực xã hội vô cùng nghiệt ngã, giả dối, lạnh lùng lúc bấy giờ.
Cái hay của đoạn kết không chỉ là người đọc được chứng kiến cả xã hội Đan Mạch đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương từ đó lên án, mà còn cho thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn: “… nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. Nhà văn đã cho em bé được nhìn thấy những cảnh huy hoàng, những niềm vui đầu năm mà lúc còn sống em bé không được hưởng. Có thể nói rằng, đoạn kết truyện chứa chan tấm lòng nhân đạo và tình yêu thương của An-đéc-xen dành cho số phận của những cô bé nghèo khổ như em bé bán diêm.
Kết thúc truyện “Cô bé bán diêm” thật đẹp, thật hay và ý nghĩa. Cũng là kết thúc, nhưng nếu như ở “Lão Hạc” của Nam Cao, truyện kết thúc với cái chết đau đớn và bi thương của lão Hạc thì ở truyện này, nhà văn đã mở ra cho người đọc nhiều liên tưởng, nhiều suy nghĩ mới. Có thể nói rằng, truyện có kết thúc mở, vừa có hậu vừa không có hậu và đầy ý nghĩa nhân văn.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 6“Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn An-đéc-xen. Có lẽ khi đọc câu chuyện này, người đọc sẽ không thể quên được kết thúc của truyện chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Truyện kể rằng trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội – người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại.
Kết thúc truyện là cái chết đầy thương tâm của cô bé bán diêm. Sáng hôm sau, ở một xó tường lạnh lẽo, người ta thấy một cô bé có đôi má hồng, đôi môi mỉm cười dường như rất hạnh phúc. Nhưng em đã chết cóng. Cái chết của em bé bán diêm xuất phát từ nguyên nhân nào? Đầu tiên có lẽ phải kể đến sự thờ ơ, vô tâm của những người thân trong gia đình, chính người cha đã bắt cô bé phải ra đường bán diêm trong đêm giáng sinh lạnh giá. Cô bé không thể trở về nhà khi thấy lạnh vì sợ hãi những trận đòn roi của người cha khi không bán được diêm. Đồng thời, cái chết của em bé bán diêm cũng do sự vô tâm của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Giả sử như vào đêm hôm ấy có một ai chịu mua diêm cho cô bé. Thì chắc có lẽ cô bé đã có thể trở về nhà mà không phải ở ngoài đường chịu giá rét. Sự lạnh lùng, thờ ơ của con người đã gián tiếp giết chết cô bé.
Cái chết của cô bé bán diêm chính là lời tố cáo một xã hội đương thời với những con người dường như đã vô cảm với sự bất hạnh của người khác. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, câu chuyện nhân văn ở chỗ An-đéc-xen đã xây dựng một cái kết mở. Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cô bé chết đi nhưng sẽ được đến với những người yêu thương là mẹ, là bà. Ở trên thiên đường, cô bé bán diêm sẽ nhận được tình yêu thương của họ. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.
Tóm lại, cái kết của truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện được những giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 7“Cô bé bán diêm” là một câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn. Trước hết chuyện thể hiện lòng thương xót đối với những số phận bất hạnh như cô bé. Sau đó, truyện lên tiếng phê phán một xã hội vô cảm, dần mất đi tình thương yêu đồng loại. Điều đó được thể hiện qua đoạn kết của truyện.
Kết thúc của “Cô bé bán diêm” như sau: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. Cái chết của cô bé đã đẻ lại bao nhiêu niềm tiếc thương cho bạn đọc.
Đằng sau cái kết của câu chuyện, nhà văn muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Một cô bé trong sáng, thánh thiện đã chết đi trong một đêm mùa đông lạnh giá. Khi một năm mới đến cũng là lúc cô bé kết thúc cuộc đời đầy bất hạnh của mình. Thực tế rằng chẳng có hạnh phúc nào trong tương lai khi con người kết thúc cuộc sống của mình bằng cái chết. Cô bé không chỉ chết vì đói, vì giá rét. Mà cô bé chết vì sự lạnh lùng, vô cảm của những con người trong xã hội lúc bấy giờ. Từ những người thân yêu đến những người xa lạ. Em không dám về nhà vì không bán được diêm sẽ bị bố mắng nhiếc hay đánh đập. Em một mình bơ vơ nơi góc tương lạnh giá nhưng không một ai quan tâm đến. Trong những căn nhà đèn điện vẫn sáng chưng, đồ ăn bày biện hấp dẫn với mùi thơm ngào ngạt. Người đi lại trên đường đông đúc nhưng không ai chịu dừng chân mua giúp cô bé lấy một bao diêm.
Advertisement
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tuy cô bé bán diêm đã ra đi nhưng trên đôi môi vẫn mỉm cười. Chi tiết này gợi cho người đọc niềm tin về một phép màu. Nụ cười trên gương mặt em tựa như sự thanh thản và mãn nguyện. Chắc hẳn bà ngoại đã đến, đưa cô bé bán diêm lên thiên đường. Ở thế giới đó, cô bé sẽ không còn phải sợ hãi những trận đòn roi của người cha độc ác. Cũng không phải một mình chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông. Cô sẽ được sống trong sự che chở, tình yêu thương của mẹ, của bà. Hình ảnh của cô bé bán diêm ở đây hiện ra giống như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Đó là tính nhân văn của câu chuyện mà An-đéc-xen muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Qua phân tích trên, có thể thấy “Cô bé bán diêm” là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó đã thể hiện được khát vọng được yêu thương, hạnh phúc của con người.
Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 8Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết. Hình ảnh hiện ra “với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng độc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện “Cô bé bán diêm” lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi “môi mỉm cười”. Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đéc-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.
Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang tỏa sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở những con người kia trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.
Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.
Em bé thật bán diêm quả thật đáng thương. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại những hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.
Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Sanh Cảnh
Cây sanh cảnh, tên khoa học là Ficus Indica L. là một loài cây thân gỗ, thường được trồng làm cảnh. Cây được trồng nhiều ở các nước châu Á, Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Trung Quốc,…
Cây sanh cảnh có chiều cao thông thường khoảng 15 – 20m, thân cây phân thành nhiều cành. Lá cây sanh rất dày và nhiều, tạo thành những tán lá rậm rạp, xum xuê và cho bóng mát. Rễ cây sanh nằm dưới đất và được hình thành từ các cành lớn hoặc thân.
Nhiều thường dùng cây sanh cảnh bonsai để tạo một không gian xanh gần gũi cho không gian nhà của mình, vừa trang trí mà lại mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Cây sanh có nhiều loại khác nhau như sanh Hải hậu, sanh Nam Điền, sanh lá mỏng,… Mỗi loại sanh cảnh sẽ có sự khác biệt đôi chút về đặc điểm mà bạn cần quan sát để có thể nhận biết được.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây sanh và cây si, bởi cả hai loại cây này đều thuộc họ Moraceae. Để phân biệt giữa cây sanh và cây si, bạn cần dựa vào lá, quả hoặc rễ của chúng. Lá cây si dày, có màu xanh sẫm và kích thước lớn hơn so với lá sanh.
Ngoài ra, quả cây sanh khi chín sẽ có màu vàng, bên trong có hạt, trong khi quả cây si khi chín sẽ có màu vàng sọc đỏ. Rễ của cây sanh gần như nằm trọn phía dưới lòng đất, trong khi rễ cây si thường dày đặc và thường nổi lên phía trên mặt đất.
Cây sanh có nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp. Chính vì thế, trong phong thủy, cây sanh được cho rằng sẽ mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây sanh còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.
Bạn nên trồng 2 – 3 cây sanh to trước nhà thay vì chỉ trồng một cây sanh. Điều này sẽ giúp thu hút nguồn dương khí cho ngôi nhà, nhờ đó giúp bạn thuận lợi, may mắn hơn trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, khi trồng cây, bạn cũng nên chăm sóc, cắt tỉa cây thường xuyên để tránh những nguồn năng lượng tiêu cực.
Kỹ thuật uốn tạo thế cây sanhTạo tán cổ
Bạn dùng một nhánh cây chính đã được co kéo, sau đó ép thành một tầng nằm ngang, mặt bông tán hình tròn. Phía dưới bằng phẳng, phía trên hình nhánh dăm, lá phát triển để có được hình mâm xôi.
Bạn cần lưu ý rằng các tán bông phía trên phải nằm ngang và song song với mặt đất. Bên cạnh đó, đường kính các tán cũng cần phù hợp với kích thước của cây, cách đều nhau và không nghiêng ngả. Tán lá trên cùng cần phải tròn đều, không được nhọn chọc lên trời.
Tạo tán cách tân hình tròn
Với kỹ thuật này, bạn cần tạo hình sao cho các cành và nhánh cây uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng. Bạn uốn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã. Một thời gian sau, khi cây đã được tạo thành thế tán cây hình tròn, bạn tháo dây thép ra và thực hiện tỉa cành như bình thường.
Cách trồng cây sanhTrồng cây theo phương thức gieo hạt
Bạn chuẩn bị đất trồng và quả giống. Cần lựa chọn những quả mềm, chín mọng để lấy hạt gieo ngay.
Bạn làm luống với kích thước mỗi luống rộng 60cm và cao 12cm. Sau đó, bạn thực hiện gieo hạt theo khoảng cách 5x5cm và làm ẩm đất bằng bình phun nước chuyên dụng. Điều này sẽ giúp cây nhanh nảy mầm và phát triển.
Khi cây mọc khoảng 4 – 5 lá thật, bạn có thể trồng vào bầu hoặc cho vào luống cây chính. Khoảng 1 năm sau, khi cây có chiều cao từ 40 – 60cm, bạn có thể trồng cây vào chậu và uốn dáng cây sanh theo ý muốn của mình.
Trồng cây theo phương thức giâm cành
Bạn lựa chọn những cành của cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên, cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cành có độ dài khoảng 50 – 65cm.
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt một đoạn ngọn dài khoảng 15 – 20cm từ đầu ngọn vào, mỗi đoạn nhánh là một hom.
Bạn cho đất mùn và phân chuồng đã ủ mục vào trong túi nilon đen có kích thước 12x10cm. Sau đó cắm đoạn hom vào sâu khoảng 3 – 4cm.
Khoảng 2 – 3 tháng sau, khi cành giâm đã mọc rễ và phát triển, bạn có thể đem cây trồng trong chậu hoặc trong vườn.
Kỹ thuật chăm sóc cây sanhCắt tỉa cây: Bạn sử dụng loại kéo cắt bỏ đi những phần cành thừa và những lá hư hỏng, tạo hình thành dáng bonsai mà bạn mong muốn.
Tạo rễ cho cây: Bạn có thể tạo rễ cho cây sanh theo một trong hai cách:
Bạn sử dụng dao cắt vào phần thân cây, sâu đến phần sắp ra rễ của cây rồi xịt thuốc kích thích ra rễ lên chỗ vừa cắt. Tiếp theo, bạn phủ một lớp lưới lên để tránh bị khô. Khoảng 1 – 2 tuần, rễ cây sẽ mọc thẳng đẹp.
Bạn thực hiện ghép rễ vào cây. Để thực hiện, bạn tách hẳn một mảng rễ của cây khách có dính phần da của thân, sau đó rạch một đoạn tương ứng trên thân cây mẹ. Tiếp theo, bạn cho phần rễ vào và quấn thật chặt. Lúc này, phần rễ ghép sẽ tự liền và phát triển bình thường.
Ánh sáng và nhiệt độ: Bạn nên trồng cây ở vị trí dưới bóng râm, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Tưới nước: Bạn tưới nước trung bình 2 lần/tuần cho cây để cây được bổ sung đủ lượng nước và không bị tình trạng khô, héo.
Dinh dưỡng: Nếu muốn cây sanh sinh trưởng tốt, bạn có thể bón phân cho cây khoảng 6 tháng một lần, nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Phòng ngừa sâu bệnh: Các bệnh thường gặp ở loài cây này là sâu cuốn lá, bọ trĩ, bệnh đốm đen, sâu đục thân,… Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hoặc hỗn hợp lưu huỳnh – vôi để phun lên cây, tránh lây lan mầm bệnh.
Advertisement
Cây sanh cảnh hiện đang được bán tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử. Cây có mức giá dao động khoảng 150.000 – 4.000.000 đồng/cây tùy theo kiểu dáng, kích thước.
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Gồm Những Gì? Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả
Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa của người Việt, thể hiện lòng thành kính và mong ước của gia chủ trong năm mới.
Ước vọng năm mới gửi gắm trong mâm ngũ quảMâm ngũ quả được xuất phát từ đạo Phật và được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh 5 loại quả có 5 màu khác nhau. Nó tượng trưng cho “ngũ thiện căn”: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Bên cạnh đó, người ta còn tin rằng số 5 đại diện cho ngũ phúc lâm môn: phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên). Sự kết hợp của 5 loại phúc này tạo nên một cuộc đời mỹ mãn.
Mâm ngũ quả là mâm có 5 loại trái khác nhau tượng trưng cho mong ước của gia chủ
Trái cây thường dùng trong mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa may mắn. Bưởi, dưa hấu ngụ ý sự đủ đầy, trọn vẹn; Lựu tượng trưng cho con cháu đầy đàn, sum vầy; Sung là sự cầu mong một năm sung túc; Chuối đại diện cho sự che chở…
Mâm ngũ quả được đặt trang trọng trên bàn thờ để dâng lên ông bà, tổ tiên. Các loại quả trong mâm thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc và cách sắp xếp.
Cách bày mâm ngũ quảTùy vào đặc trưng mà mỗi vùng miền và sở thích của mỗi gia đình sẽ có cách bày mâm ngũ quả phù hợp.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường phải đầy đủ màu sắc theo thuyết ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ với các màu tương ứng theo thứ tự: Trắng – Xanh lá – Đen – Đỏ – Vàng.
Miền Bắc bày mâm ngũ quả phải đầy đủ màu sắc theo thuyết ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ
Đặc biệt, trong mâm gần như không thể thiếu nải chuối xanh và quả bưởi.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất nước ta, thường xuyên phải chịu các tác động của thiên nhiên nên việc trồng trọt rất khó khăn. Vì vậy, người dân nơi đây không quá chú trọng vào hình thức, quả gì cũng được miễn là tươi ngon để thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên.
Ở miền Trung, mâm ngũ quả rất đơn giản chủ yếu là tấm lòng thành.
Thường thì người miền Trung sẽ sử dụng các loại quả: thanh long, chuối, dứa, mãng cầu, dừa, dưa hấu, cam… cho mâm ngũ quả của gia đình.
Mâm ngũ quả miền Nam
Nếu như ở miền Bắc, chuối tượng trưng cho sự bảo bọc của đất trời thì người miền Nam lại cho rằng vỏ chuối trơn trượt sẽ khiến việc làm ăn đi xuống. Một số nhà miền Nam cũng không bày quả cam vì nó sẽ khiến cả nhà chịu sự gò bó, “cam chịu”.
Mâm ngũ quả ở miền Nam thường có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung ngụ ý “Cầu vừa đủ xài sung”.
Mâm ngũ quả của người miền Nam với ý nghĩa “Cầu sung dừa đủ xoài”
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người cũng ngày càng cải thiện. Mâm ngũ quả cũng được biến hóa để phù hợp với cuộc sống hiện đại và sở thích của giới trẻ. Tuy nhiên, điều đáng trân trọng nhất là dù có thế nào người ta vẫn thấy mâm ngũ quả trên bàn thờ gia đình Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Hoàng Tâm
Đăng bởi: Hùng Nguyễn
Từ khoá: Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Cây Vảy Rồng Là Cây Gì? Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Lưu Ý Khi Trồng
Cây vảy rồng là cây gì?
Cây vảy rồng có tên tiếng anh Dichondra ‘Silver Fall’, đây là một loại cây thân thảo có xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ, phía Tây Texas đến Arizona và nhờ vào khả năng thích ứng tốt với nhiều môi trường khác nhau nên được trồng nhiều tại Việt Nam với tên gọi khác là cây mắt rồng, cây đồng tiền lông.
Loại cây này có khả năng leo bám tốt hoặc rũ xuống thành hình vòng cung rất đẹp nên rất thích hợp để trang trí nhiều không gian khác nhau, đặc biệt là khu vực ban công của gia đình bạn.
Cây vảy rồng là một trong những loại cây thân mềm có thể dài từ 40-60cm, khi mọc chúng có xu hướng mọc thành từng khóm với nhau tạo được độ che phủ tốt. Lá của cây thường mọc dày ở thân và thưa dần khi tiến về ngọn. Được gọi là cây vảy rồng vì lá của chúng giống như chiếc vảy rồng.
Ý nghĩa của cây vảy rồngNhờ vào khả năng leo trèo tốt và sinh trưởng mạnh mẽ nên cây rất thích hợp để trang trí mang đến cảm giác tươi mát và tạo điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, nhờ độ che phủ tốt khi treo cây ở ban công sẽ giúp làm dịu không khí cũng như che chắn nắng cho ngôi nhà của bạn.
Trong y học, cây vảy rồng còn có công dụng chữa trị hiệu quả, đảm bảo an toàn với các chứng bệnh như huyết áp cao, sỏi mật, sỏi tiết niệu…Bên cạnh đó, loài cây này còn có chức năng kháng khuẩn và chống oxy hoá vô cùng hữu hiệu.
Ngoài ra, cây vảy rồng còn mang đến nhiều tài lộc trong công việc kinh doanh, học tập luôn được thuận lợi và phát triển. Nhờ đó mà gia đình luôn hạnh phúc, ấm no và viên mãn.
Một số lưu ý khi trồng cây vảy rồng Phương pháp trồngHạt giống sau khi mua về, bạn đem đi ngâm với nước ấm trong một vài tiếng rồi ủ hạt giống trong khăn ẩm để qua đêm đến khi hạt đã tách khỏi vỏ. Kế đến, bạn đem số hạt giống đó đi trồng vào chậu đất đã chuẩn bị trước là xong.
Loại đất trồngVới loại cây vảy rồng này bạn có thể trồng với đa dạng các loại đất. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng đất trồng luôn giữ được độ xốp, có khả năng thoát nước ổn định và giàu dinh dưỡng là cây có thể sinh trưởng một cách mạnh mẽ.
Nước tướiĐây là loại cây chịu được sự hạn hán nên bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên cho cây. Với những ngày nắng gắt, bạn nên tưới 2 lần/ một ngày. Còn đối với những ngày bình thường bạn chỉ cần duy trì tưới từ 3-4 lần/ một tuần.
Ánh sáng, nhiệt độMột trong những yếu tố cần thiết cho loại cây thân leo này là ánh sáng và nhiệt độ. Bạn nên đặt những chậu cây ở vị trí có ánh sáng tốt, thoáng mát và tránh đặt chúng vào phòng kín vì cây sẽ bị héo khô nếu không được hấp thụ ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài.
Bón phânĐể cây có thể sinh trưởng một cách mạnh mẽ và sum suê quanh năm, bạn nên bón phân định kỳ 1 tháng/ lần bằng phân hữu cơ hoặc NPK. Khi bón phân nên pha loãng với nước để tưới để cây hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn.
Advertisement
Cắt tỉa
Nếu bạn muốn cây vảy rồng giảm nguy cơ bị bệnh và có được hình dáng đẹp mắt cũng như tăng độ che phủ cho cây thì bạn nên cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ đi những cành khô héo và giúp cho các cành lá khác có cơ hội để phát triển.
Bài Thơ “Cô Dạy Con” Về Phương Tiện Giao Thông Hay &Amp; Ý Nghĩa
Nội dung bài thơ “Cô dạy con” Bùi Thị Tình
Tác giả: Bùi Thị Tình
Con nhớ lời cô rồi
Không thò đầu cửa sổ
Không bao giờ quên được
Tranh “Mẹ mẹ ơi cô dạy bài phương tiện giao thông”
Bài thơ “Cô dạy con” về phương tiện giao thông ý nghĩa Bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình Bài thơ “Cô dạy con” sâu lắng Bài thơ “Cô dạy con” đặc sắc
Hình ảnh bài thơ “Cô dạy con” cho trẻ mầm non
Hình ảnh cô dạy con về phương tiện giao thông Cô dạy con về phương tiện giao thông bằng những hình ảnh đặc sắc Cô giáo dạy học sinh về phương tiện giao thông Bé học theo lời dạy của cô giáo chấp hành luật giao thông
1. Mục đích yêu cầu
Kiến thức:
Trẻ sẽ nhớ được tên bài thơ “Cô dạy con” và tác giả của bài thơ là Bùi Thị Tình.
Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nói về các phương tiện giao thông và nơi mà chúng hoạt động. Trẻ luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông.
Trẻ sẽ thuộc lòng bài thơ.
Kỹ năng:
Trẻ sẽ nói chính xác tên bài thơ, tác giả và đọc thơ một cách diễn cảm.
Trẻ sẽ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc và đủ thông tin.
Trẻ biết cách hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Thái độ:
Trẻ sẽ chú ý lắng nghe khi cô đọc bài thơ.
Trẻ sẽ tham gia hoạt động với hứng thú, mạnh dạn phát biểu và trả lời câu hỏi của cô.
Trẻ sẽ tự ý thức chấp hành luật giao thông.
2. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô:
Video bài thơ.
Nhạc bài hát “Bạn ơi có biết”.
Lô tô các loại phương tiện giao thông và mô hình môi trường hoạt động các loại PTGT
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú
Tổ chức trò chơi “Tạo dáng” cho trẻ.
Hoạt động 2: Vào bài
a. Cô đọc thơ một cách diễn cảm:
Cô đọc lần 1 kết hợp với cử chỉ và điệu bộ.
Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả.
Cô đọc lại thơ lần 2 thông qua video.
Bài thơ này nói về các phương tiện giao thông và nơi mà chúng hoạt động. Bé sẽ luôn nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông.
b. Giảng giải – trích dẫn – đàm thoại
Giảng giải – trích dẫn: Sau giờ học ở trường, bạn nhỏ đã kể cho mẹ nghe về những gì cô giáo dạy về phương tiện giao thông trong bài thơ:
“Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay – bay đường không
Ô tô – chạy đường bộ
Tàu thuyền, ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ ơi”
Bạn nhỏ đã hiểu rằng: Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không bay trên trời, ô tô chạy trên đường bộ, tàu thuyền và ca nô là phương tiện giao thông đường thuỷ chạy trên mặt nước. Bạn nhỏ đã rất ghi nhớ những điều cô giáo dạy.
Bạn nhỏ đã rất ghi nhớ lời cô giáo dạy:
“Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ
Đến ngã tư đường phố
Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con mới đi”
Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn giao thông. Khi ngồi trên xe ô tô, không được thò đầu qua cửa sổ. Khi đến ngã tư đường phố, phải quan sát đèn tín hiệu, đèn đỏ thì dừng lại, đèn vàng thì chuẩn bị, chỉ được đi khi đèn tín hiệu màu xanh bật lên.
Những điều cô giáo dạy, bạn nhỏ luôn ghi nhớ mãi không quên:
“Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được”
Đàm thoại:
Các con vừa đọc bài thơ gì và ai là tác giả?
Trong bài thơ có nhắc đến những phương tiện giao thông nào?
Những phương tiện đó chạy ở đâu?
Cô giáo đã dạy những gì cho các bạn nhỏ?
Khi đến ngã tư đường phố, chúng ta phải chú ý điều gì?
Khi tham gia giao thông, chúng ta cần chú ý đến điều gì?
Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông, chúng ta phải chấp hành đúng luật giao thông như không chơi đùa, chen lấn hoặc xô đẩy nhau khi ngồi trên xe ô tô. Không được thò đầu hoặc thò tay ra ngoài cửa sổ. Khi đi bộ, các con nhớ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải.
c. Dạy trẻ đọc thơ:
Cả lớp đọc theo cô hai lần.
Cô mời các tổ, nhóm, và cá nhân đọc thơ.
Sử dụng hình thức đọc to – nhỏ và đọc nối cho cả lớp.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi cần thiết.
d. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi cũng như luật chơi.
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội. Cô sẽ có hai mô hình môi trường hoạt động của các loại phương tiện giao thông. Nhiệm vụ của các con là chọn và gắn các phương tiện giao thông đúng vào nơi hoạt động tương ứng. Thời gian chơi là một bản nhạc. Khi kết thúc một bản nhạc, đội nào đã gắn đúng và nhiều phương tiện giao thông nhất sẽ chiến thắng.
Cô cho trẻ chơi và quan sát, nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc
Nhận xét chung về hoạt động.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ trên website Ysdh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!